Nông dân Cà Mau hốt bạc tỷ nhờ đầu tư đất nuôi "thập cẩm" thuỷ sản
BÀI LIÊN QUAN
Mua đất trồng chè, anh nông dân bỗng trở thành đại gia nghìn tỷ khi đất tăng giá gấp 30 lầnAnh nông dân 9x quy hoạch 10.000m2 đất để trồng dưa lưới, mỗi năm dắt túi hàng trăm triệu đồngAnh nông dân Sơn La xây dựng trang trại nuôi dúi, mỗi năm lãi nửa tỷ đồngMô hình nuôi "thập cẩm" thuỷ sản trở thành phong trào phát triển mạnh mẽ
Cà Mau là tỉnh thành rất được thiên nhiên ưu ái, không chỉ có hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ mà còn có nước mặn. Trong những năm gần đây, không chỉ nuôi tôm trong vuông mà nông dân Cà Mau còn kết hợp mô hình nuôi nhiều loài thủy sản khác. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt và giúp cho bà con có thêm nguồn thu nhập đồng thời phân tán được rủi ro. Và cũng từ đó mà những mô hình nuôi thập cẩm các con đặc sản là các loài thủy sản đã trở thành phong trào phát triển mạnh mẽ tại nơi đây.
Được biết, vào thời điểm năm 2000, lão nông Nguyễn Văn Quận sinh sống tại xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cũng giống như hàng chục hộ dân tại nơi đây chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm. Theo lời ông Quận, cũng giống như nhiều người khác trong vùng thì 3ha đất vuông tôm của gia đình thời gian đầu đã đem lại hiệu quả cao do nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Tuy nhiên do việc canh tác trong thời gian dài đã khiến cho tôm thường xuyên mắc bệnh. Có những thời điểm, tôm trong vuông chết liên tục khiến cho không ít hộ dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Ông Quân cho hay: "Những năm gần đây, hầu như bà con nào trong vùng cũng đều nuôi kết hợp trong vuông tôm với nhiều loài thủy sản. Trong đó nổi bật như cua biển, tôm càng xanh, cá chẽm, sò huyết,... tùy vào điều kiện của từng vùng".
Theo ông Quân thì trước khi thu nhập chỉ trông chờ vào con tôm, nếu tôm chết là hết. Nhưng hiện nay, thu nhập đã được phân tán, nông dân có thể tránh được rủi ro bởi khi mất con này thì còn bắt được con khác mà bán. Vì thế mà người nông dân như chúng tôi cũng đỡ vất vả hơn".
Trong những năm gần đây, một số loài đặc sản của Cà Mau như cua biển, vọp, sò huyết nuôi tự nhiên trong vuông ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Cũng nhờ đó mà những người nông dân Cà Mau có được nguồn thu nhập khá hơn.
Ông Nguyễn Hoàng Nam - người thu hàng trăm triệu mỗi năm từ mô hình nuôi tôm kết hợp tâm sự: "Ở vùng này bà con nuôi tôm kết hợp với cua biển, vừa dễ làm mà thu nhập cũng ổn định. Trong quá trình chọn cua giống, tôm giống và chăn nuôi thì bà con luôn chú ý tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cau. Như vậy thì tỷ lệ thành công sẽ rất cao và rủi ro gặp phải sẽ thấp".
Không những thế, việc đa dạng đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích mặt nước cũng hướng đến việc tăng thu nhập. Gia đình ông Trần Văn Thiệu tại xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước cũng nuôi vọp trong vuông và thành công.
Với lợi thế của mô hình nuôi vọp trong vuông tôm sẽ không tốn công chăm sóc và cũng không cần phải cho ăn nhưng con vọp vẫn phát triển rất tốt. Trên diện tích 1,5ha đất nuôi tôm của gia đình, ông Thiệu ước tính mô hình này mỗi năm có thể mang lại nguồn thu nhập trung bình là 100 triệu đồng.
Nông dân giàu nên nhờ sáng tạo trong việc nuôi thủy sản cho nhiều con vào cùng một ao
Trên thực tế có thể chứng minh được rằng, mô hình nuôi đa con kết hợp trong vuông tôm đã giúp cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Cũng từ đây mà diện mạo của nhiều vùng quê tại Cà Mau đã chuyển mình mạnh mẽ. Từ đó góp phần xây dựng thành công mục tiêu của quốc gia về nông thôn mới.
Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước - Ông Nguyễn Hoàng Nam cho biết: "Hiện địa phương có khoảng 26.000ha nuôi tôm kết hợp với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao".
Thực tiễn cũng đã chứng minh được mô hình này hiện đang rất thành công. Điều này đã góp phần cải thiện và nâng cao mức thu nhập cho bà con nông dân. Đây được xem là tiền đề quan trọng nhằm góp phần đưa địa phương đi đúng hướng với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Nhằm góp phần thực hiện đạt các kế hoạch đã đề ra, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước đã chú trọng đến việc phát huy lợi thế của địa phương gắn với việc phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình nuôi kết hợp thủy sản cho người dân. Trong đó, sẽ tiếp tục phát triển nhiều mô hình nuôi đa dạng như tôm quảng canh cải tiến, diện tích lúa - tôm, cá bống tượng, mô hình nuôi cá chình, nuôi tôm càng xanh, trồng rau màu,... Đặc biệt hơn là chú trọng đến mô hình nuôi sò huyết từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Suốt thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cũng đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tiếp tục tăng cường thực hiện nhiều giải pháp nâng cao giá trị của thủy sản nhất là trong mo hình nuôi kết hợp. Trong đó phải tập trung công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho lực lượng lao động đang trong quá trình sản xuất từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề nông trong việc sản xuất nông sản hàng hóa.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cũng tiến hành nghiên cứu các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về con giống, cây giống và vật tư, hỗ trợ kỹ thuật cùng với các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất theo loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã, quản lý sản xuất theo hướng cộng đồng, liên kết và tiêu thị sản phẩm theo chuỗi giá trị từ đó phát triển ngành theo hướng bền vững.
Có thể thấy được rằng, với mô hình nuôi thủy sản kết hợp đã giúp cho những người nông dân nơi đây thay đổi được cuộc sống một cách tích cực. Bằng sự sáng tạo, kiên trì mà họ chính là những người đã làm thay đổi diện mạo của quê hương với nghề nuôi thủy sản.