meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá đất nền chững lại, chủ đất “mỏi mắt” tìm khách mua

Thứ tư, 19/10/2022-16:10
Trong bối cảnh thanh khoản thị trường bất động sản giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận cắt lỗ, giảm giá, thậm chí đăng tin rao bán lên nhiều hội nhóm nhưng cho đến nay, vẫn chưa thoát được hàng.

Thời gian qua, trải qua nhiều biến động như lạm phát, kiểm soát tín dụng... dẫn đến thanh khoản thị trường bất động sản giảm mạnh. Trong đó, phân khúc đất nền làm mưa làm gió thời điểm sốt đất cũng chính là phân khúc chịu nhiều ảnh hưởng nhất. 

Theo một khảo sát của Batdongsan.com.vn đối với các nhà môi giới, hiện nay, giao dịch bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, có 36% số người được hỏi cho rằng rào cản lớn nhất là khách hàng lo lắng thị trường tiêu cực nên không dám đầu tư, có 23% cho biết không thể chốt giao dịch thành công do khách hàng bị hạn chế trong việc vay vốn để mua bất động sản, và có 19% chia sẻ rằng trở ngại lớn nhất chính là giá bất động sản cao vượt mức tài chính mà người mua có thể chi trả. 

Thị trường ảm đảm, nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ thoát hàng


Phân khúc đất nền làm mưa làm gió thời điểm sốt đất, hiện nay cũng chính là phân khúc chịu nhiều ảnh hưởng nhất khi thanh khoản thị trường sụt giảm. Ảnh minh họa.
Phân khúc đất nền làm mưa làm gió thời điểm sốt đất, hiện nay cũng chính là phân khúc chịu nhiều ảnh hưởng nhất khi thanh khoản thị trường sụt giảm. Ảnh minh họa.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Trần Văn Hiệp, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, vào đầu tháng 4 năm 2022 anh đã rao bán một mảnh đất tại khu vực Thường Tín (Hà Nội) có diện tích 120m2, mặt đường rộng 4m, giá 4 tỷ đồng.

“Vào cuối năm 2021 tôi có mua một mảnh đất tại Thường Tín, tuy nhiên sang năm nay tôi cần tiền để mở thêm một cửa hàng bởi vậy muốn bán đi để lấy vốn. Mặc dù mới mua từ cuối năm 2021, nhưng kể từ khi tôi rao bán vào đầu tháng 4 đúng lúc thị trường ảm đảm, tôi đã điều chỉnh giá đến 3 lần. Tính đến nay, tôi chỉ rao bán mảnh đất với giá 3,6 tỷ đồng, nghĩa là tôi đã chịu lỗ tới 400 triệu đồng nhưng  vẫn chưa có khách mua.

Còn nhớ, thời điểm tôi mua mảnh đất này thị trường vẫn sốt nóng nhưng không ngờ giá đất lại chững nhanh chóng như vậy, bây giờ muốn bán nhanh cũng khó. Thậm chí, tôi còn cam kết rằng nếu như khách mua mà chưa đủ tiền, tôi sẽ chờ trong vòng 3 tháng để khách xuống tiền hết mảnh đất, đồng thời hỗ trợ luôn cả thủ tục sang tên đất...”, anh Trần Văn Hiệp nói.

Một trường hợp tương tự, anh Nguyễn Văn Huyên, nhà đầu tư tại Hà Nội cho hay, anh đã rao bán một mảnh đất tại Bắc Ninh rộng 100m2 giá 2,9 tỷ đồng, nhưng suốt 3 tháng nay vẫn chưa tìm được người mua.

“Năm ngoái, tôi mua một mảnh đất tại Bắc Ninh với 2 mặt tiền khá đẹp. Năm nay rao bán từ tháng 5 nhưng đến giờ vẫn chưa chốt được đơn. Tôi đã liên hệ với nhiều môi giới bất động sản nhờ bán giúp và cũng sẽ trả hoa hồng cao hơn, đồng thời cũng đăng lên nhiều hội nhóm mua bán bất động sản nhưng gần 5 tháng nay vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc.

Có những khách gọi trực tiếp với tôi thương thảo giá đến 3, 4 lần nhưng vẫn chưa quyết định mua. Cứ mỗi lần gọi là một lần chốt giá, ví dụ hẹn mai đặt cọc thì hôm nay họ lại gọi báo rằng muốn giảm giá tiếp, tôi cũng chấp nhận giảm giá nhưng hiện tại thì họ vẫn chưa gọi lại. Hơn nữa, đến nay tôi đã giảm hơn 300 triệu đồng so với giá ban đầu mua, có lẽ phải tiếp tục giảm giá sâu hơn thì mới có khách mua. Hoặc nếu không thì cứ để đất đợi đến khi thị trường sôi động trở lại”.

Thêm một trường hợp nữa là chị Thanh Hằng, nhà đầu tư bất động sản tại Hưng Yên. Chị Hằng chia sẻ: “Mảnh đất của tôi ở Hưng Yên có diện tích 90m2, giá tôi mua ban đầu là 2,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đó có gần 1 tỷ là tôi đi vay. Đầu năm 2021 khi tôi mua, thị trường rất sôi động nên tôi nghĩ giá sẽ còn tăng, tuy nhiên không như dự tính, thị trường đứng lại khiến tôi chưa bán được đất mà còn phải gánh cả tiền lãi. Cho đến nay, áp lực gánh lãi khiến tôi không trụ nổi nên bắt buộc tôi phải bán đất nếu không sẽ trắng tay, nhưng tìm mấy tháng nay vẫn chưa có khách chốt”.

Người mua nắm vai trò làm chủ giao dịch


Rất nhiều chủ đất chấp nhận cắt lỗ để thoát hàng tuy nhiên tình hình cũng không mấy khả quan. Ảnh minh họa.
Rất nhiều chủ đất chấp nhận cắt lỗ để thoát hàng tuy nhiên tình hình cũng không mấy khả quan. Ảnh minh họa.

Anh Trần Minh, đại diện một văn phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội chia sẻ, hiện nay lượng đất nền có nhu cầu bán khá nhiều, hầu hết đều đã giảm từ 10 - 15%, có chủ đất chấp nhận giảm giá đến 20% nhưng các giao dịch vẫn rất trầm lắng. Rất nhiều chủ đất đã chấp nhận cắt lỗ để tìm khách nhưng tình hình cũng không mấy khả quan.

Lý giải vấn đề trên, anh Minh cho biết, do thanh khoản phân khúc đất nền giảm mạnh cục bộ nên nhiều nhà đầu tư muốn bán được đất phải chiều lòng khách. Thường, nếu người mua có nhu cầu thực sự thì đa phần các chủ đất đều đồng ý các yêu cầu mà phía khách hàng đưa ra, nhằm tìm được tiếng nói chung trong giao dịch.

Thế nhưng, trên thị trường hiện nay do “cung nhiều - cầu ít” nên người mua có rất nhiều lựa chọn để xuống tiền, có người còn mang tâm lý cứ tham khảo giá để nắm bắt tâm lý vì không mua chỗ này sẽ mua chỗ khác. Có khách sẽ vòng vo trả giá nhằm mục đích ép giá, nếu giá giảm mạnh khả năng cao họ sẽ mua. 

Cũng theo anh Minh, khoảng hơn nửa năm nay thị trường mới chững lại, những chủ đất đang giảm giá, cắt lỗ vào thời điểm này đa phần là những nhà đầu tư có vốn mỏng và đang phải chịu áp lực tài chính lớn. Vì vậy, việc đàm phán giao dịch cũng tương đối dễ dàng vì chủ yếu nhà đầu tư muốn bán với giá có thể chấp nhận được nhằm mục đích thu hồi vốn. Khác với thời điểm sốt đất, bởi hiện nay người mua mới là người làm chủ giao dịch.

Một chuyên gia về bất động sản cũng nhận định rằng, thực ra bên cạnh các nhà đầu tư “non vốn” thì hiện vẫn có những nhà đầu tư có tiềm lực lớn đi mua đất, bởi họ cho rằng đây mới là thời điểm tìm được những mảnh đất ưng ý. Tuy nhiên, để họ quyết định xuống tiền thì mảnh đất phải có vị trí đắc địa và mức giá tương đối hấp dẫn. Còn lại, với những mảnh nằm xa khu dân cư, trong ngõ nhỏ hẹp, không thuận tiện giao thông đi lại, không gần các khu dịch vụ, tiện ích... dù có bán với giá rẻ chăng nữa khả năng cũng rất khó có thể sang tay ngay được.

Thanh Tùng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

21 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

21 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

21 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

21 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước