GDP quý I tăng trưởng thấp thứ hai trong vòng 13 năm
BÀI LIÊN QUAN
Vì sao GDP tăng trưởng cao nhất một thập kỷ nhưng VN-Index vẫn “quanh quẩn” mốc 1.000 điểm?Lo ngại suy thoái toàn cầu, WB vẫn dự đoán tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,3% năm 2023Chuyên gia: Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP thuộc thứ hạng cao nhất thế giớiTheo Thanh niên, tốc độ tăng trưởng này chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Cụ thể, Tổng cục Thống kê cho biết, trong sức tăng GDP quý I năm nay, lĩnh vực nông, lâm và thủy sản tăng 2,52%. Khu vực này đã đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Khu vực xây dựng và công nghiệp có mức tăng trưởng âm 0,4%. Từ đó, khu vực này làm giảm 4,76% mức tăng trưởng chung. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung lớn nhất là khu vực dịch vụ với mức tăng 6,79%, tương ứng góp 95,91% vào mức tăng trưởng GDP quý I/2023. Mức đóng góp ấn tượng của khu vực dịch vụ đến từ việc các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa đã đạt được hiệu quả mạnh mẽ. Các hoạt động du lịch, xúc tiến thương mại được mở rộng kể từ ngày 15/3/2022 đã góp phần nâng mức tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ.
Trong đó, lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống có tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm khá ấn tượng, lên tới 25,98% so với cùng kỳ của năm 2022. Ngành bán buôn, bán lẻ có mức tăng 8,09%; hoạt động tài chính, bảo hiểm và ngân hàng tăng 7,65% và ngành vận tải, kho bãi có mức tăng 6,85%.
Về tỷ trọng trong nền kinh tế, Tổng cục Thống kê cho biết, khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với mức 43,65%. Tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47% và khu vực nông, lâm thủy sản chỉ chiếm 11,66%. Khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 9,22%. Cùng kỳ năm 2022, con số tương ứng là 42,06%; 37,08%; 11,57% và 9,29%. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái thì khu vực dịch vụ đã có mức tăng trưởng hơn 1% còn các khu vực khác đều có xu hướng giảm hoặc tăng không đáng kể.
Tiêu dùng cuối cùng trong quý I tăng 3,015 so với cùng kỳ và đóng góp 46,11% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 0,02%, đóng góp 0,14%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,52%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 53,75%.
58 địa phương có tổng sản phẩm trên địa bản (GRDP) tăng và 5 địa phương giảm.
Quý I năm 2023, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh các mức lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và duy trì tăng trưởng. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định; thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng nhất định trước những biến động của kinh tế toàn cầu.
Tính đến thời điểm 20/3/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 0,57% so với cuối năm 2022 (cùng thời điểm năm 2022 tăng 2,49%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,77% (cùng thời điểm năm 2022 tăng 2,15%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1,61% (cùng thời điểm năm 2022 tăng 4,03%).
Tổng doanh thu phí bảo hiểm quý I năm 2023 ước đạt 59.458 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó doanh thu phí lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 39.588 tỷ đồng, tăng 3,1%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 19.870 tỷ đồng, tăng 15,2%.
Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 27/3/2023, chỉ số VNIndex đạt 1.050,24 điểm, tăng 2,49% so với cuối tháng trước và tăng 4,28% so với cuối năm 2022; mức vốn hóa thị trường (đến ngày 28/02/2023) đạt 5.310 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với cuối năm 2022. Tính chung quý I năm 2023, giá trị giao dịch bình quân đạt 11.437 tỷ đồng/phiên, giảm 43,3% so với bình quân năm 2022. Thị trường cổ phiếu hiện có 758 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 857 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch đạt 1.981 nghìn tỷ đồng, giảm 0,1% so với cuối năm 2022.
Trên thị trường trái phiếu, giá trị giao dịch bình quân trong tháng Ba đạt 4.870 tỷ đồng/phiên, giảm 13,3% so với tháng trước; bình quân quý I năm 2023 đạt 4.740 tỷ đồng/phiên, giảm 38,3% so với bình quân năm 2022. Thị trường trái phiếu hiện có 453 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.807 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cuối năm 2022.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính từ đầu năm đến 16/03/2023, khối lượng giao dịch bình quân của sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 304,965 hợp đồng/phiên, tăng 12% so với bình quân năm 2022; chứng quyền có bảo đảm đạt 20,87 triệu chứng quyền/phiên, giảm 36%.