Fed quyết định hạ tốc độ tăng lãi suất, chấm dứt chuỗi 4 lần liên tiếp tăng 0,75 điểm phần trăm
BÀI LIÊN QUAN
Cuộc chiến ghìm lạm phát của Fed gặp nhiều thách thức mới Kinh tế Mỹ đón tin vui từ thước đo yêu thích của FedChủ tịch Fed xác nhận đà tăng lãi suất có thể hạ nhiệt ở cuộc họp sắp tớiTheo Zingnews, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách ngày 14/12, theo giờ địa phương. Theo đó, đưa mức lãi suất lên cao nhất trong vòng 15 năm là 4,25-4,5%.
Đó là điều đã được hầu hết các nhà đầu tư đã dự đoán từ trước. Ngay sau đó, chỉ số Dow Jones giảm nhẹ 0,11%, chỉ số S&P 500 và Nasdaq mất 17,87 điểm (0,44%) và 57,61 điểm (0,51%) tương ứng.
Phố Wall đã trông ngóng động thái này của Fed. Ngân hàng trung ương Mỹ kể từ đầu năm đến này đã tăng lãi suất tổng cộng 4,25 điểm phần trăm. Trước đó, ở 4 cuộc họp tháng 6, 7, 9 và 11, Fed đều tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm.
SGI Capital: Dự phóng nền lãi suất trong nước sẽ tăng tới quý 1/2023 và ổn định sau khi FED dừng tăng lãi suất
Theo SGI Capital, thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 11 được kích hoạt bởi dòng tiền ngoại. Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng kỷ lục gần 20 nghìn tỷ đồng và giải ngân diện rộng trên các mã vốn hóa lớn.Dow Jones “bay” gần 500 điểm giữa lo ngại Fed sẽ tăng mạnh lãi suất
Thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 5/12 đã giảm điểm mạnh do những lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ cho tới khi nền kinh tế rơi vào suy thoái. Cũng bởi lý do này, giá dầu thô đã "bốc hơi" hơn 3%.Một loạt bất ngờ trong năm 2023: Fed hạ lãi suất, giá dầu tụt dốc…
Năm 2022, thị trường tài chính thế giới đầy những biến động. Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ bước sang năm 2023, Standard Chartered cân nhắc về một số bất ngờ tiềm ẩn vào năm tới mà họ cho là đang bị thị trường “đánh giá quá thấp”.Theo cảnh báo của giới quan sát, việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ quá mạnh tay sẽ khiến Mỹ rơi vào suy thoái. Cơ quan này buộc phải đánh đổi tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm để chống lạm phát.
Trước cuộc họp vừa qua của Fed, các dữ liệu đã liên tục cho thấy những tín hiệu trái chiều về lạm phát Mỹ. Theo đó, áp lực lạm phát vẫn chưa giảm.
So với tháng 10, PPI tháng 11 của Mỹ tăng 0,3%, cao hơn so với mức dự báo 0,2% của các nhà phân tích được khảo sát bởi Dow Jones. Trong khi, tổng số việc làm phi nông nghiệp vẫn tăng so với ước tính bất chấp những nỗ lực của Fed.
Thu nhập trung bình mỗi giờ của Mỹ trong tháng 11 tăng 0,6% so với tháng trước, cao gấp đôi ước tính của Dow Jones. So với cùng kỳ năm ngoái, tiền lương cũng tăng 5,1%, vượt xa so với dự báo 4,6%. Nỗ lực chống lạm phát của Fed có thể bị cản trở bởi vòng xoáy lạm phát và tiền lương nguy hiểm.
Chủ tịch Fed Jerome Powell mới đây chia sẻ rằng số lượng việc làm tăng vượt xa mức cần thiết để đuổi kịp tốc độ tăng dân số. Ông nhấn mạnh rằng sức ép tiền lương đang phần nào đóng góp cho áp lực lạm phát.
Tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ rõ ràng là một điều tốt. Tuy nhiên, ông Powell bình luận rằng nó cần phù hợp với mức lạm phát 2% để tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, một số tín hiệu khác lại cho thấy lạm phát tại Mỹ đang giảm nhiệt. Báo cáo được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố hôm 13/12 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 11 của Mỹ tăng 0,1% so với tháng 10, và 7,1% so với cùng kỳ, thấp hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế. Một phần lý do đến từ giá năng lượng giảm mạnh. So với tháng 10, chỉ số giá của nhóm năng lượng giảm 1,6% nhờ giá xăng giảm 2%.
Ông Powell ở buổi phát biểu cuối tháng 11 xác nhận rằng Fed có thể giảm tốc độ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12. Thế nhưng, ông đưa ra cảnh báo rằng chính sách tiền tệ vẫn sẽ thắt chặt cho tới khi lạm phát giảm đáng kể.
Ông khẳng định: “Đã có những bước tiến đầy hứa hẹn, tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài phía trước để giá cả bình ổn”.
Sau quyết định giảm tốc độ tăng lãi suất của Fed, câu hỏi tiếp theo được đặt ra là Fed tăng lãi suất đến bao giờ. Ông Powell nói: “Thời điểm điều chỉnh lãi suất ít quan trọng hơn so với việc xác định cần tăng bao nhiêu điểm lãi suất để chống lạm phát và khoảng thời gian cần thiết nhằm duy trì chính sách ở mức hạn chế”.
Ông nhấn mạnh rằng: “Để bình ổn giá cả, có thể sẽ cần duy trì chính sách thắt chặt trong một thời gian. Trong quá khứ, đã có những bài học lớn về việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm”.