Entrepreneur là gì? Bốn phẩm chất tối quan trọng của entrepreneur
BÀI LIÊN QUAN
5W1H là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của 5W1H trong kinh doanhHalo Effect là gì? Ứng dụng của Halo Effect để kinh doanh hiệu quảBusiness development là gì? Công việc của một nhân viên phát triển kinh doanh là gì?Entrepreneur là gì?
Bản thân cụm từ Entrepreneur là tiếng Anh nhưng có nguồn gốc từ tiếng Pháp, và nó có khá nhiều khái niệm cũng như cách hiểu khác nhau.
Trong từ điển của Oxford, tại đây Entrepreneur có nghĩa là chỉ đối tượng bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh hoặc vận hành kinh doanh để thu lợi nhuận, cụ thể là khi việc kinh doanh này cũng bao gồm cả những thiệt hại về khía cạnh tài chính.
Bởi vậy, nếu dựa theo từ điển Oxford thì thuật ngữ này dùng để chỉ những người ưa thích mạo hiểm và đã chọn việc kinh doanh để kiếm tiền.
Thật ra nghĩa của nó cũng tương đương với chức danh của một ngành nghề - Job title, nghề nghiệp - vocation tại một số công ty hiện đại vậy. Bên cạnh đó một số chuyên gia nêu khái niệm về thuật ngữ entrepreneur đơn giản hơn, là những người dám mạo hiểm kiếm tiền qua việc kinh doanh, trong khi người khác thì không vì còn dè dặt những thiệt hại tài chính.
Bên cạnh đó còn có một thuật ngữ nữa là entrepreneurship có thể hiểu là “tinh thần làm chủ" và những người entrepreneur là những người “làm chủ”.
Làm chủ ở đây, không giới hạn trong việc thành lập một doanh nghiệp riêng,xây dựng một thể chế để thay đổi thế giới; việc làm chủ còn có thể hiểu theo nghĩa chủ động làm chủ được cuộc đời mình và môi trường xung quanh.
Nhiều người nhầm lẫn giữa Entrepreneur và Startup. Hai từ này không hề chung nghĩa. Entrepreneur là một phạm trù rộng lớn hơn, và những người Startup có thể là Entrepreneur, nhưng ngược lại Entrepreneur thì không nhất thiết phải Startup.
Phẩm chất thứ nhất của Entrepreneur - Phẩm chất cá nhân
- Tinh thần lạc quan: Lạc quan có thể coi như một phẩm chất quý giá mà một Entrepreneur cần có, vì nó cho phép bạn có thể vượt qua được những giai đoạn thử thách mà chắc chắn bạn sẽ phải trải qua. Và hãy nhớ entrepreneur là người nhìn xa trông rộng, nó sẽ hỗ trợ bạn làm tốt điều này.
- Tầm nhìn: Tầm nhìn của bạn như thế nào? Ưu thế để gây dựng tốt mô hình kinh doanh chính là có thể nắm bắt cũng như nhìn ra phương hướng để xử lý được vấn đề.
- Chủ động: Chủ động tức là không thụ động, bạn nên tự rèn cho mình thế chủ động trong mọi hoàn cảnh. Có thể chỉ đơn giản là việc thức dậy đúng giờ vào mỗi buổi sáng!
- Khao khát chiếm lĩnh: Gọi cách khác là tham vọng. Đây được coi là động lực để bạn có thể vượt qua được mọi khó khăn trên con đường chinh phục Entrepreneur.
- Nỗ lực và sự kiên trì: Bạn có phải là người hoạt bát và tràn đầy năng lượng? Và liệu bạn có sẵn sàng làm việc rất cật lực, liên tục trong một thời gian dài, để đạt được mục tiêu của mình?
- Chấp nhận rủi ro: Đây là phẩm chất không thể thiếu. Nếu như bạn cứ sợ hãi thì sẽ không thể nắm bắt được cơ hội hay nếu như không dám đương đầu với rủi ro, bạn sẽ không thể phát triển và thành công
- Khả năng hồi phục: Chắc chắn khi làm kinh doanh bạn sẽ phải trải qua nhiều khó khăn phía trước. Biết cách đứng dậy sau lần vấp ngã là phẩm chất tối thiểu mà bạn cần phải làm được.
Phẩm chất thứ hai - Kỹ năng tương tác
Kỹ năng tương tác bao gồm các yếu tố sau:
- Khả năng lãnh đạo và biết cách truyền động lực: Khi là một Entrepreneur nên coi nhân viên giống như một đứa trẻ, cần được vỗ về và dạy dỗ đúng lúc, bằng không sẽ làm phản tác dụng. Bạn dẫn dắt nhân viên thật tốt đồng thời đánh giá công việc của từng người để biết được nó có phù hợp với họ không.
- Kỹ năng giao tiếp: Hiện giờ, vô số nghề nghiệp yêu cầu về khả năng giao tiếp, mà đôi khi còn yêu cầu khá cao. Tất nhiên entrepreneur cũng không ngoại lệ, bạn phải là người vừa có năng lực chuyên môn vừa phải biết cách cư xử và giao tiếp với mọi người đúng chuẩn mực. Bạn đã bao giờ xem xét lại rằng liệu cách giao tiếp từ trước đến nay của mình đã đúng và đủ thuyết phục người nghe chưa?
- Lắng nghe: Cùng với khả năng giao tiếp chính là biết lắng nghe, bạn cần phải lắng chân thành như vậy bạn mới có thể hiểu được những gì mà họ muốn truyền đạt với mình. Hãy dành thời gian nghe người khác tâm sự. Vì biết đâu khi làm điều đó bạn có thể khai thác được nhiều thông tin mà trước giờ bạn chưa biết điều đó về họ.
- Đạo đức: Các bạn còn nhớ lời Bác dạy không? Đức, và tài luôn cần đi cùng nhau vì khi bạn có tài nhưng lại “thiếu” đức thì có lẽ bạn chưa thể thành công được. Đạo đức ở đây đơn giản là bao gồm tính biết cách đối nhân xử thế, trung thực, công bằng và tôn trọng người khác.
Phẩm chất thứ ba - Tư duy logic và sáng tạo
Entrepreneur là gì? Là bạn luôn có những ý tưởng độc đáo không ngừng sáng tạo và luôn biết cách thay đổi để bắt kịp được xu hướng cũng như nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó cũng cần phải thường xuyên đưa ra những quyết định quan trọng và tác động lớn đến quá trình trở thành entrepreneur thành công.
Để phát triển được tư duy và khả năng xử lí vấn đề thì các bạn cần phải rèn luyện và hình thành cho bản thân có thói quen đưa ra những quyết định một cách khách quan và phù hợp nhất có thể. Entrepreneur là không hành động theo cảm tính mà phụ thuộc phần nhiều vào tính toán, logic, lý trí.
Thêm nữa cũng đừng quên nên tự đánh giá đúng năng lực của bản thân mình, biết bản thân là ai để có thể đưa ra được những giải pháp hợp lý để tránh phải đối mặt với những thiệt hại không đáng có. Và các bạn cũng hãy nhớ nắm bắt cơ hội mỗi khi nó xuất hiện!
Phẩm chất thứ tư - Kỹ năng thực hành
Học luôn đi đôi với hành, chính là những lời mà chúng ta đã được dạy từ rất lâu trước. Các bạn đã thực sự quyết tâm biến lý thuyết thành thực tế chưa? Hay những dự định cũng như mục tiêu mà bạn đề ra thì bạn đã thực hiện được nó như thế nào?
Đối với mỗi hành trình phát triển được khả năng hoàn thành công việc của bản thân thì các bạn cũng cần phải thường xuyên đề ra những mục tiêu để tạo thêm động lực cho bản thân phấn đấu để làm được điều đó. Đối với Entrepreneur, điều này cũng vô cùng quan trọng và nó góp phần mang lại thành công đến với bạn.
Từ việc lên kế hoạch cho đến việc triển khai một công việc với khối lượng đồ sộ thuộc lĩnh vực rộng lớn thì các bạn cũng luôn sẽ phải hợp tác với nhiều người khác để đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.
Bên cạnh đó người quyết định cuối cùng là ở bạn, liệu bạn có thực sự đủ tự tin không? Câu trả lời xác đáng vẫn là ở chính bạn! Đừng ngại rủi ro! Hãy biết cách đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, vì nó là nền tảng để bạn đến gần thành công hơn!
Lời kết
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về Entrepreneur là gì cũng như bốn phẩm chất cần có khi làm Entrepreneur. Mong rằng những thông tin này hữu ích với các bạn.