Halo Effect là gì? Ứng dụng của Halo Effect để kinh doanh hiệu quả
BÀI LIÊN QUAN
Kinh doanh dịch vụ là gì? Tất tần tật thông tin về các hình thức kinh doanh dịch vụDepartment store là gì? Bí quyết để kinh doanh Department Store thành công"Hiệu ứng son môi", xu hướng tiêu dùng mới trong thời lạm phátBạn đã thực sự hiểu đúng Halo Effect là gì?
Để hiểu đúng về thuật ngữ này, chúng ta sẽ đi tìm định nghĩa về nó trên nhiều khía cạnh.
Halo Effect là gì theo Cộng động Marketing?
Cộng đồng Marketing và xây dựng thương hiệu Việt đã giải thích Halo Effect bằng một ví dụ như sau “ Nếu như bạn có cái nhìn tích cực về người nào đó ngay từ đầu thì những nhận định sau này của bạn về người đó cũng có xu hướng sẽ nhìn vào những điểm tích cực đó”.
Điều này, giống việc bạn mặc những bộ vest công sở hay phong cách cách ăn mặc gọn gàng phong độ thường toát lên rằng, người đó là có tiền, thành công.
Ở khía cạnh ngược lại thì khi một công ty “lỡ may” dính chàm vì làm ăn thua lỗ hay theo đuổi vào những thương vụ phi pháp thì khả năng trở lại để được đối tác tin tưởng hợp tác sẽ là rất khó, vì tư tưởng về những quan điểm tiêu cực của họ khó bị ăn mòn.
Điều này khá giống việc khi bạn xem quảng cáo về những sản phẩm trên TV xuất hiện celeb và kols nổi tiếng PR cho thương hiệu. Chắc chắn một điều rằng, khi ở giữa hai quyết định lựa chọn những dòng sản phẩm giống nhau, bạn thường sẽ có xu hướng nghiêng về sản phẩm được quảng cáo bởi cô diễn viên nọ hơn.
Vậy Halo effect là gì?
Qua những chia sẻ trên, bạn đã hình dung Halo Effect là gì rồi phải không nào? Halo effect hay còn được gọi là hiệu ứng lan tỏa thực chất là trạng thái quan điểm hay ý kiến cá nhân của bạn dễ bị lung lay, thậm chí là những thay đổi 100% bởi ấn tượng hay thái độ tích cực có từ trước đó bởi những người nổi tiếng bạn thần tượng hay những thương hiệu bạn có thiện cảm.
Nói cách khác, “ Ai nổi tiếng và được nhiều người ngưỡng mộ, họ luôn đúng”.
Nguồn gốc của Halo effect
Halo effect là hiện tượng tâm lý học được phát kiến bởi nhà tâm lý học Edward Lee Thorndike năm 1920. Theo cha đẻ của xu hướng nhận thức này, một số yếu tố bao gồm sắc đẹp, độ nổi tiếng và tiềm lực tài chính,... có sức mạnh lớn trong việc gây ra các thay đổi về nhận thức của con người về mọi vật và sự kiện xung quanh, tạo ra những nhận định mang tính “cảm tính” và những phán đoán sai lầm về sự vật.
Do đó, ngoài tên gốc là “hiệu ứng lan tỏa” hay “hiệu ứng hào quang” thì Halo Effect trong tiếng Anh còn có một tên khác là Halo Error. Tên gọi này, nhằm nhấn mạnh khả năng tạo ra những sai lầm có thể mắc phải trong việc nhìn nhận sự vật hiện tượng dựa trên những suy nghĩ cảm tính và ấn tượng tốt đẹp ban đầu về sự việc, tình huống xung quanh.
Lời nói của một tỷ phú thường sẽ dễ dàng thuyết phục hơn những người đang có ý định khởi nghiệp hay một quảng cáo có sự tham gia của một diễn viên nổi tiếng sẽ thu hút người xem hơn mặc dù bán ra thị trường với giá cao nhưng vẫn cháy hàng.
Ứng dụng thuật tâm lý halo effect để kinh doanh hiệu quả
Marketing thương hiệu chưa bao giờ là đủ đối với doanh nghiệp dù là mới hoạt động hay đã có tiếng trên thị trường. Nếu tìm hiểu kỹ về Halo effect, bạn có thể làm nên tính thu hút của sản phẩm nếu như biết tận dụng đúng công cụ này như một đòn công kích tâm lý người dùng.
Dựa vào sự thành công của các thương hiệu nổi tiếng
Đây là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống, biểu hiện bởi sự nổi lên sau thành công của một nhãn hàng nào đó sẽ kéo theo sự lên đời của hàng loạt những sản phẩm ăn theo.
Sự hiền hòa của thị trường kinh doanh bán lẻ trực tuyến trước khi Wal-mart xuất hiện dù đã có Big C, Coopmart, Metro,... vẫn rất hiền hòa. Sự lên ngôi của Starbuck Việt Nam và độ hot của nó đã kéo thị trường cafe dậy sóng.
Nó còn tạo sự nổi tiếng cho một số thương hiệu khác như Phúc Long coffee, Aha coffee, Coffee House,... biểu hiện là hàng trăm cơ sở đã xuất hiện tại mọi ngóc ngách từ thành phố đến vùng nông thôn. Sự phát triển này chính là nhờ thứ mà mọi người vẫn hay đồn thổi nhau : Halo effect.
Thương hiệu có tên tuổi tiết kiệm chi phí Marketing nhờ Halo effect
Hiệu quả quảng cáo tốt không những giúp cho những người anh em sinh sau đẻ muộn có thể nổi theo mà có vai trò quan trọng để những sản phẩm cùng hãng ra sau cũng có được độ hot.
Một ví dụ tiêu biểu chúng ta có thể kể đến như ấn tượng cực kỳ tốt của Mac - từ Apple. Sau sự thành công của Ipod chính là xuất phát điểm ảnh hưởng đến doanh thu của Mac sau này.
Thời kỳ đầu, Apple liên tục “dội bom” người dùng bằng một loạt những chương trình quảng cáo đình đám. Hình ảnh máy nghe nhạc gọn nhẹ đã xuất hiện cả trên bảng xếp hạng âm nhạc nổi tiếng Billboard và mặc định trong tâm lý người dùng rằng “ Nếu Ipod là thứ hai thì không ai là số 1”.
Không chỉ mang lại cho Apple 73.9 thị phần nhạc số mà còn là đòn bẩy để Apple “mua chuộc” các khách hàng với một sản phẩm khác - Mac. Không dùng nhiều thủ thuật PR để cạnh tranh với Dell hay HP, Mac vẫn là một trong những dòng máy tính được người dùng đánh giá cao nhất. Điều đó cho thấy, những ấn tượng ban đầu vô cùng quan trọng.
Tạo ấn tượng tốt với các trang tin tức điện tử
Bên cạnh những chiến lược tự PR thương hiệu thông qua những sản phẩm tốt và tạo ấn tượng ngay từ ban đầu thì nhiều doanh nghiệp còn có xu hướng nhờ vào độ phủ sóng của các trang báo và các trang điện tử để thông qua đó truyền tải những thông điệp bao trùm cả chiến dịch (big idea) hay đôi khi chưa chính thống sang một nguồn được tin cậy của người dùng.
Đối với các trang mà người biên tập nội dung có thể “phóng bút” như những trang tin tức điện tử. Đôi khi, tạo ấn tượng tốt với nhiều người trực tiếp nhận và đăng bài đang là một trong những “mánh khóe” nhờ hiệu ứng của Halo effect để các bài viết được đăng tải với chất lượng tốt hơn và chăm chút về hình thức nhiều hơn. Cũng giống như việc bạn tạo dựng mối quan hệ để nhờ vả, Halo effect cũng cho phép “ấn tượng cá nhân” điều chỉnh những giá trị thực tế doanh nghiệp.
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về Halo effect là gì và các ứng dụng tâm lý của nó để phát triển việc kinh doanh một cách hiệu quả.
Đây là một hiệu ứng tâm lý vô cùng quan trọng mà nếu bạn nắm bắt được nó, bạn sẽ có cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hãy biến nó trở thành công cụ sắc bén để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp mình bạn nhé!