meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

"Hiệu ứng son môi", xu hướng tiêu dùng mới trong thời lạm phát

Thứ bảy, 11/06/2022-18:06
Được biết, trong thời buổi kinh tế lạm phát hiện nay khi giá cả tại nhiều quốc gia như Mỹ đã lên cao nhất trong 40 năm thì chuyện người tiêu dùng thắt chặt hầu bao là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy, những số liệu của một số mặt hàng như nước hoa, son môi, mỹ phẩm hiện vẫn đang tăng cao.

Theo Nhịp sống kinh tế, một câu hỏi hiện đang được đặt ra đó là tại sao mặt hàng mỹ phẩm lại lên ngôi trong thời kỳ lạm phát? Chuyện gì đang thực sự diễn ra?

"Hiệu ứng son môi", xu hướng tiêu dùng mới của phái đẹp

"Hiệu ứng son môi" hay "Lipstick Effect" được biết là tình trạng của người tiêu dùng khi không có đủ số tiền lớn để mua những sản phẩm có giá trị lớn như xe hơi hạng sang, biệt thự, du lịch nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái. Họ sẽ dồn tiền sang mua những sản phẩm cao cấp với giá trị vừa phải hơn như son môi và mỹ phẩm.

Ngoài ra, tầng lớp có thu nhập thấp sẽ muốn tự thưởng cho mình một thứ gì đó giúp họ phần nào quên đi được hiện thực và những vấn đề tài chính của mình.

Trong thời buổi kinh tế lạm phát hiện nay khi giá cả tại nhiều quốc gia như Mỹ đã lên cao nhất trong 40 năm thì chuyện người tiêu dùng thắt chặt hầu bao là điều không thể tránh khỏi.
Trong thời buổi kinh tế lạm phát hiện nay khi giá cả tại nhiều quốc gia như Mỹ đã lên cao nhất trong 40 năm thì chuyện người tiêu dùng thắt chặt hầu bao là điều không thể tránh khỏi.

Với nguyên nhân này, nhiều công ty sản xuất hàng mỹ phẩm cao cấp có thể hưởng được nhiều lợi khi nền kinh tế giảm tốc. Khái niệm "Hiệu ứng son môi" đã đươc Chủ tịch Leonard Lauder của hãng mỹ phẩm xa xỉ Estee Lauder đã phát hiện ra ngay sau khi ông nhận thấy công ty mình đã bán được nhiều son môi hơn bình thường sau vụ khủng bố 11/9/2001. Cụ thế hơn khi doanh số bán son môi của hãng đã tăng lên khoảng 11% trong nửa cuối năm so với nửa đầu năm.

Từ đó, Chủ tịch Lauder lập luận rằng doanh số bán ra son môi có thể sẽ được dùng làm một chỉ báo của nền kinh tế, theo đó doanh số bán son môi tăng lên khi tình hình kinh tế vĩ mô đi xuống và ngược lại.

Được biết, doanh số bán son cũng đã được cho là tăng lên trong những thời điểm khó khăn khác như trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tờ Korea Herald cho biết rằng doanh số son môi đã tăng lên từ 20 - 30% trong nửa cuối năm 2008 tại Hàn Quốc.

Mặc dù lý thuyết này hiện đang gây ra nhiều cuộc tranh cãi nhưng một số chuyên gia đã nhận định rằng mô hình này cũng chính xác khi nhìn lại cuộc Đại khủng hoảng tầm 90 năm trước khi những mặt hàng xa xỉ có giá vừa phải tăng cao doanh số.


Mặc dù vậy, những số liệu của một số mặt hàng như nước hoa, son môi, mỹ phẩm hiện vẫn đang tăng cao.
Mặc dù vậy, những số liệu của một số mặt hàng như nước hoa, son môi, mỹ phẩm hiện vẫn đang tăng cao.

Hãng Bath & Body Works chuyên về đồ dưỡng da, xà phòng thơm, thơm phòng, nến thơm cho biết rằng doanh số của họ trong quý I/2022 còn cao nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được biết là do mặc dù không phải mặt hàng thiết yếu nhưng những sản phẩm mà họ bán ra là thứ đồ "xa xỉ chấp nhận được" trong thời buổi lạm phát hiện nay.

Theo hãng tin CNN, "Hiệu ứng son môi" có vẻ đang không mấy hiệu quả đối với nghành nhà hàng hoặc rạp phim vốn là những mảng sẽ kinh doanh tốt vào thời đầu suy thoái. Trên lý thuyết, việc không dủ tiền cho những chuyến du lịch xa xỉ đã khiến mọi người phải chi tiêu quá nhiều tiền cho ăn uống ngoài hàng hoặc xem phim để bù đắp lại.

Nhưng vì bị bị cách ly tới 2 năm đại dịch nên nhiều hộ gia đình Mỹ đã dùng khoản tiền trợ cấp dồi dào từ chính phủ để du lịch. Bên cạnh đó, nạn lạm phát tăng cao khiến họ cắt giảm những khoản chi như ăn uống nhà hàng hoặc xem phim để có thể tiết kiệm.

Doanh nhân son môi lên ngôi


"Hiệu ứng son môi" hay "Lipstick Effect" được biết là tình trạng của người tiêu dùng khi không có đủ số tiền lớn để mua những sản phẩm có giá trị lớn như xe hơi hạng sang, biệt thự, du lịch nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái.
"Hiệu ứng son môi" hay "Lipstick Effect" được biết là tình trạng của người tiêu dùng khi không có đủ số tiền lớn để mua những sản phẩm có giá trị lớn như xe hơi hạng sang, biệt thự, du lịch nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái.

Ngoài ra, "Hiệu ứng son môi" cũng đã xuất hiện khi nền kinh tế thực hiện những chính sách siết chặt (Economic Contraction) kéo dài hoặc những biện pháp thắt lưng buộc bụng (Austerity Measures).

Như tại thời điểm người Anh bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit, một số nhà kinh tế đã phát hiện ra "Hiệu ứng son môi" tại những khu vực như Liverpool. Được biết, doanh số son môi cùng những mặt hàng khác như rượu vang, cà phê đã tăng mạnh mặc dù nền kinh tế lúc đó đã đầy rẫy sự bất ổn vì nỗi lo sợ khủng hoảng.

Sự ra đời của "Hiệu ứng son môi" cũng đã khiến một số bộ phận nữ doanh nhân đứng lên bán đồ trang điểm hoặc mỹ phẩm và giành được nhiều tiếng vang sau đó được mệnh danh là "Doanh nhân son môi" (Lipstick Entrepreneur).

Mặc dù vậy, trong thời kỳ đại dịch khi mọi người thường đeo khẩu trang và bị cách ly trong nhà, "Hiệu ứng son môi" đã phần nào mất đi tác dụng. Bên cạnh đó, nhiều người đã sử dụng tới "Hiệu ứng kẻ mắt" khi người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm này nhiều hơn khi đeo khẩu trang hoặc ngồi họp trực tuyến từ xa.


Họ sẽ dồn tiền sang mua những sản phẩm cao cấp với giá trị vừa phải hơn như son môi và mỹ phẩm.
Họ sẽ dồn tiền sang mua những sản phẩm cao cấp với giá trị vừa phải hơn như son môi và mỹ phẩm.

Một người dân sinh sống tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc - chị Kim Min Jeong cho biết rằng: "Tôi thường xuyên đánh son ngay sau khi ăn hoặc bất cứ khi nào mà tôi cảm thấy màu son của tôi bị nhạt mất. Nhưng giờ đây, tôi không còn làm điều đó nữa bởi vì tôi luôn phải đeo khẩu trang, thay vào đó tôi quan tâm nhiều hơn tới việc trang điểm mắt bởi đây là những gì mà người khác có thể nhìn vào".

Sự mở cửa trở lại của nền kinh tế thế giới là một điều may mắn, cuộc sống đang dần trở lại bình thường đã kích cầu doanh số bán son môi một lần nữa. Hiện nay, mặc dù nạn lạm phát tăng cao, những người có thu nhập thấp vẫn cố gắng dành một khoản nhất định cho mỹ phẩm, nước hoa hoặc son môi để có thể tạm quên đi áp lực về tài chính.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước