meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ra biển gặp sóng dữ, Gen Z đối diện với lạm phát leo thang ra sao để trưởng thành?

Chủ nhật, 29/05/2022-07:05
Giá cả leo thang, cổ phiếu lao dốc, giá thuê tăng cao hiện đang khiến Gen Z bước vào tuổi trưởng thành một cách vô cùng khó khăn. Liệu thế hệ này có đón nhận và xử lý được vấn đề tốt hơn thế hệ trước?

Theo Nhịp sống kinh tế, giá cả tăng cao nhất trong 40 năm trở lại đây đang đón chào thế hệ những người trong độ tuổi 18 - 25, hay còn gọi là Gen Z, ngay sau khi họ vừa tốt nghiệp đại học. Thế hệ Gen Z là những người vừa mới bắt đầu ra ở riêng và tìm kiếm nhưng công việc đầu đời.

Bên cạnh đó, giá bất động sản đã khiến những ước mơ sở hữu nhà của người trẻ càng trở nên xa vời hơn rất nhiều. Cổ phiếu đã đột ngột giảm giá sau 2 năm tăng là một lời chào tàn khốc của thế giới.

Nhà hoạch định tài chính đã được chứng nhận tại Create Wealth Financial Planning, Jeff McDermott đã cho biết: "Lạm phát hiện đang là thách thức đối với những thế hệ trẻ, vì họ phải chịu mọi chi phí của lạm phát".


 
 

Đối với những người chưa từng trải qua những chu kỳ thị trường trong quá khứ, sự thay đổi đột ngột lần này của thị trường chứng khoán và nền kinh tế sẽ khiến nhiều người bối rối và lạ lẫm.

Lần đầu đối diện với lạm phát tăng nóng

Về mặt lý thuyết, lạm phát đang được định nghĩa là sự sụt giảm của một loại tiền tệ. Lạm phát đang được biểu hiện qua mức giá hàng hoá và dịch vụ liên tục gia tăng.

Lạm phát không phải lúc nào cũng tồi tệ, điều này thậm chí còn thúc đẩy tăng trưởng, miễn là lạm phát được duy trì ở mức chấp nhận được. Thực tế thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đặt mục tiêu giữ lạm phát ở mức khoảng 2%.

Mặc dù vậy, thước đo lạm phát phổ biến nhất tại Mỹ là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng lên 8,3% trong tháng 4 khi so với một năm trước đó, nằm trong những chỉ số cao nhất tính từ đầu thập niên 1980.


 
 

Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng đã mất nhiều tiền hơn để có thể mua cùng một lượng hàng hoá. Khoản tiết kiệm tiền mặt của họ cũng đã giảm giá trị so với một năm trước.

Ở Đức, lạm phát đã đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Dữ liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế đã cho thấy tỷ lệ lạm phát trên toàn thế giới tháng 3/2022, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Lý do dẫn tới lạm phát khá phức tạp, đại dịch đã khiến nhiều nhà máy và xí nghiệp phải đóng cửa hoặc sản xuất ít hàng hoá hơn. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng bị gián đoạn đã khiến việc giao hàng hoá đến tay người tiêu dùng trở nên khó khăn hơn nhiều.

Ngoài ra, khoản tiết kiệm đã tăng lên nhiều sau những tháng bị phong toả vì Covid-19, đã khiến nhiều người tiêu dùng sẵn sàng mở hầu bao, đặc biệt là khi đại dịch ở nhiều nơi đã dần lui. Sự kết hợp giữa nguồn cung thấp, nhu cầu tăng khiến mọi thứ bị đẩy giá lên.


 
 

Cuộc chiến quân sự giữa Nga và Ukraine, những lệnh trừng phạt đối với Nga đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Giá dầu và những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu chủ chốt như lúa mì và ngô đã tăng cao hơn. Điều này đã khiến việc đổ xăng, sưởi ấm nhà cửa và mua bán hàng hoá trở nên đắt đỏ.

Công cuộc khắc phục được lạm phát gia tăng phụ thuộc vào Fed, một trong những công việc chính của họ là giữ bình ổn giá cả bằng cách tăng hoặc giảm lãi suất. Mới đây, Fed đã tăng lãi suất chuẩn thêm nửa điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2000.

Lạm phát mặc dù đã giảm nhẹ trong tháng 4 nhưng vẫn khá cao, Fed gần như chắc chắn sẽ tăng thêm lãi suất thêm vài lần nữa trong năm nay. Điều này đã làm dấy lên nhiều lo ngại về một nền kinh tế bị suy thoái, có khi là hậu quả không mong muốn của việc tăng lãi suất.

Đối với thế hệ Gen Z, đây được xem là lần đầu tiên trong đời họ trải qua sự thay đổi giá cả vô cùng nhanh chóng như vậy. Nhưng điều này sẽ ảnh hưởng tới họ như thế nào?

Tại sao Gen Z chịu ảnh hưởng nhiều nhất?


 
 

Giáo sư Enzo Weber, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Việc làm Đức cho biết: "Lạm phát tác động khác nhau đối với nhiều cá nhân. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lối sống, thói quen tiêu dùng và tình hình tài chính".

Một nghiên cứu của tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy được tỷ lệ lạm phát cao thất thường đã gây ra thiệt hại lớn hơn cho nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp, trong khi nó có thể mang lại lợi ích cho chủ sở hữu tài sản.

Những người trẻ tuổi thường có ít tiền tiết kiệm hơn và được trả lương thấp hơn so với những đồng nghiệp lớn tuổi và dày dặn kinh nghiệm. Điều này đã khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn khi những nhu cầu thiết yếu hàng ngày như xăng, đồ dùng cá nhân đột ngột tăng giá.

Theo Education Data Initiative, nhiều người đang phải vật lộn với những khoản nợ từ thời sinh viên, với 34% người lớn từ 18 - 29 tuổi đang vay nợ sinh viên. Bên cạnh đó, tiền lương không theo kịp lạm phát và chỉ tăng 47% trong quý đầu tiên khi so với cùng kỳ năm trước.


 
 

Thế hệ Gen Z nhận thấy số tiền mà họ tiết kiệm được hiện đang phải đổ vào chi phí nhà ở. Tính tới nay, giá thuê nhà tại Mỹ trong năm 2022 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2021. Đặc biệt ở những khu vực đô thị lớn như New York City, giá đã tăng cao lên 38% lên mức 3.420 USD cho một căn hộ một phòng ngủ vào tháng 4.

Thị trường chứng khoán lao dốc dạo gần đây đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn nhiều. Trong tương lai, các cố vấn tài chính cho rằng việc đầu tư vào cổ phiếu là một quyết định thông minh.

Nhưng sẽ vô cùng khó khăn khi chứng kiến nhiều khoản đầu tư khó kiếm bị thu hẹp lại, thậm chí là khó khăn hơn khi khoản tiền đó được chuẩn bị để có thể mua một ngôi nhà hoặc tổ chức một đám cưới.

Đối với những người đặt tiền vào Chỉ số S&P 500, trong đợt giảm sâu hồi đại dịch tháng 3/2020, họ đã thu được tới 80% tổng số lợi nhuận từ khoản đầu tư vào đầu năm nay thì đang phải đối mặt với khoản lỗ gần 20%.

Câu chuyện tương tự đang được diễn ra trên thị trường nhà ở, nhiều người sở hữu nhà trước đại dịch đang kéo theo một đợt bùng nổ giá nhà trên toàn nước Mỹ, cũng chính điều này đã khiến cho việc sở hữu nhà của nhiều người trẻ trở nên vô cùng xa vời.


 
 

Trong tháng 2 vừa qua, một thước đo giá nhà tại 20 thành phố lớn nhất của Mỹ đã tăng từ 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lãi suất thế chấp hiện đang ở mức cao nhất tính từ năm 2009, đẩy nhiều khoản thanh toán hàng tháng lên cao.

Thế hệ trẻ đang làm gì để bảo vệ hầu bao của họ?

Mặc dù có rất nhiều khó khăn, người trẻ tuổi vẫn vô cùng có lợi thế khi đối mặt với lạm phát. Nhiều vấn đề có thể xảy ra ở nhiều nhóm tuổi khác nhau. Mọi lứa tuổi đều có những cá nhân phải chịu đựng nhiều hơn khi lạm phát tăng cao.

Nhưng những người trẻ tuổi có thể sẽ linh hoạt hơn, điều này đã cho phép họ được chịu đựng tốt hơn nhiều trước những khó khăn về kinh tế.

Một ưu điểm đối với nhiều người trẻ tuổi đó chính là linh hoạt trong chỗ ở, giáo sư Weber cho biết hầu hết những người ở độ tuổi 30 - 40 tuổi không thể cắt giảm chi phí theo cách của những người trẻ tuổi. Người có gia đình sẽ khó có thể chuyển nơi ở nhanh chóng để có thể phù hợp với công việc và lương cao hơn.


 
 

Giáo sư còn chia sẻ thêm rằng những người trẻ tuổi thường sống trong những ngôi nhà nhỏ hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn so với những người trung niên.

Ở nhiều nước công nghiệp phát triển trong thời gian gần đây, tình trạng thiếu hụt lao động đang bắt đầu xảy ra khi nhiều doanh nghiệp đã mở cửa trở lại sau đại dịch. Nhiều người tham gia thị trường việc làm có thể chọn nhiều công việc trả lương hậu hĩnh nhất.

Giá lương thực thực phẩm đã tăng vọt và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi hậu Covid-19. Điều này đã khiến nhiều người trẻ tuổi ở các quốc gia này không có nhiều cơ hội để có thể kiên cường như nhiều bạn trẻ ở những nền kinh tế tiên tiến.

Giáo sư Wanber cho biết những người ở độ tuổi 20 có thể dễ dàng thay đổi và tìm kiếm công việc tốt hơn so với những người đã gắn bó hàng thập kỷ với công việc hiện tại.

Giáo sư Weber cho biết: "Chúng ta đang sống trong một thời kỳ chuyển đổi nền tảng. Công nghệ, công việc và yêu cầu công việc của chúng ta đang dần thay đổi. Điều này vừa tạo ra khó khăn, vừa mang lại cơ hội". Lời khuyên của vị giáo sư dành cho những người trẻ là hãy tìm kiếm cơ hội khác nhau và giữ cho mình một tinh thần cởi mở.

Điều cốt lõi mà các cố vấn nhấn mạnh là đừng sợ. Mặc dù cổ phiểu sụt giảm và giá cả tăng cao có thể khiến ngân sách của nhiều người gặp căng thẳng, nỗi đau có thể chỉ là tạm thời.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước