Tính khốc liệt ngày càng tăng trong môi trường lao động, Gen Z Trung Quốc là thế hệ “chật vật” nhất
Theo Trí thức trẻ, khi mới bước chân vào môi trường việc làm, có thể ảnh hưởng đến cuộc về sau này. Hãy thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tốt nghiệp trong bối cảnh suy thoái lâu dài? Thế hệ Millennials ở Mỹ vẫn lo lắng rằng họ không thể mua nhà và làm sổ tiết kiệm hưu trí dù cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã qua được hơn 10 năm.
Nỗi lo tương tự cũng đang diễn ra tại Trung Quốc khi mà Gen Z, những người sinh năm 1997 đến 2002, đang lo ngại họ sẽ tuột mất cơ hội ngàn vàng.
Trong mùa hè này, con số kỷ lục là 10,8 triệu sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Trung Quốc sẽ gia nhập nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong nhiều thập kỷ. Tháng 3 đã ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp là 16% đối với thế hệ trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24. Dự kiến, nó còn trầm trọng hơn nữa. Trên thực tế, để phòng chống Covid-19, các trung tâm thương mại như Thượng Hải phải đóng cửa. Do đó, đã gây nên tình trạng gián đoạn mùa phỏng vấn và tuyển dụng nhân viên.
Nỗi lo ngại dâng cao
Trong bối cảnh số ca nhiễm Covid -19 tăng lên gấp 2 lần, giới trẻ Trung Quốc đang vật lộn để tìm việc. Bên cạnh đó, tình hình càng khó khăn hơn khi có những đợt thay đổi quy định trong lĩnh vực công nghệ nội địa.
Thậm chí, khi nền kinh tế mở cửa trở lại, những sinh viên mới tốt nghiệp cũng gặp khó với tình trạng cơ cấu trên thị trường lao động đang mất cân đối.
Nhiều người trẻ tuổi không sẵn sàng hoặc không được đào tạo dù Trung Quốc đã tạo thêm nhiều việc làm khiến lượng xuất khẩu đạt mức cao trong kỳ đại dịch. Ngoài kỹ thuật, quản lý, nghệ thuật và văn học là các chuyên ngành phổ biến nhất. Những ngành này đều ít bị tác động nhất trong nền kinh tế hướng đến chính sách công nghiệp và mở cửa lại nhà máy.
Nếu tính đến các thế hệ trước như Gen-X, dường như thế hệ Millennials sinh ra sau Cách mạng Văn hóa sẽ leo lên nấc thang danh vọng dễ dàng hơn, có thể hưởng lợi từ việc kinh tế Trung Quốc mở rộng mạnh mẽ. Cách đây hai thập kỷ, thường có rất ít sinh viên tốt nghiệp đại học và họ thường không được trả lương nhờ bằng cấp. Về sau, khi Trung Quốc thắt chặt thị trường lao động và bắt đầu cải cách nhà ở năm 1998, người dân có động lực sở hữu nhà riêng, điều này thúc đẩy sự bùng nổ trong ngành bất động sản kéo dài đến hiện tại.
Một từ có thể chỉ rõ thái độ của giới trẻ Trung Quốc khi không tham gia vào thị trường lao động là “nằm thẳng cẳng”. Cụm từ này trở nên phổ biến đến mức mà chủ tịch Tập phải đau đầu vào năm 2021. Tuy nhiên, cũng không thể đổ mọi lỗi lầm cho họ. Vì tình hình suy thoái kinh tế và chính sách phong tỏa Zero Covid đã đẩy thế hệ Gen Z trở nên ảm đạm nhất Trung Quốc hiện giờ.