meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát “cực nóng” trên toàn cầu, các nước thi nhau khẩn cấp thắt chặt tiền tệ

Thứ hai, 06/06/2022-00:06
Với hy vọng lạm phát sẽ dịu xuống để Fed giảm tốc độ tăng lãi suất, nhiều nhà đầu tư đang mong chờ vào dữ liệu về lạm phát của Mỹ. Hầu hết các nhà đầu tư tập trung vào những dữ liệu sắp công bố về thương mại để biết về tình hình kinh tế của Trung Quốc thay vì quan tâm đến tình hình lạm phát của nước này.

Theo Nhịp sống kinh tế, do nguồn cung bị thắt chặt sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách phải “bó tay” khi giá dầu tăng tiếp tục tăng cao trong khi tuần này các ngân hàng trung ương và một loạt các thị trường mới nổi họp.

Tiêu dùng tại Mỹ

Thời điểm này có rất ít dữ liệu kinh tế của Mỹ thực sự quan trọng hơn giá tiêu dùng. Trong những ngày gần đây,  Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, và Bộ trưởng Tài chính, Janet Yellen cũng buộc phải đến Nhà Trắng để bàn bạc về tình trạng lạm phát đang diễn ra.

Liệu rằng việc làm phát tồi tệ nhất trong nhiều năm qua có được thắt chặt từ chính sách của Fed hay không, thông qua số liệu hàng tháng mới nhất đến ngày 10 tháng 6 tới đây.


Các nước khẩn cấp thắt chặt tiền tệ vì lạm phát
Các nước khẩn cấp thắt chặt tiền tệ vì lạm phát

Dựa trên kết quả thăm dò của hãng tin Reuters, các nhà phân tích dự báo dữ liệu giá tiêu dùng trong tháng 5 đã tăng 0,7%. Trong tháng 4, giá cả ở Mỹ đã tăng 0,3% so với tháng liền trước, sau đợt tăng đột biến hồi tháng 3, giá xăng dầu hạ nhiệt, mức đó đã thấp hơn tháng trước đó nhưng hiện tại giá xăng dầu đang tăng cao trở lại.

Lo lắng về việc Fed có thể thắt chặt chính sách lãi suất một cách mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư hy vọng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất vào cuối năm nay.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng phải chịu áp lực tăng giá

Ngày 9 tháng 6, lần đầu tiên sau 11 năm có thể là cột mốc cuộc họp cuối cùng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) trước khi bắt đầu thực hiện tăng lãi suất.

Các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng ECB đang chịu áp lực to lớn khi phải chứng minh rằng kế hoạch tăng lãi suất của họ bắt đầu từ tháng 7 sẽ đủ sức để kiềm chế lạm phát.


 
 

Nhìn chung, các nhà hoạch định chính sách của ECB cũng như thị trường đều cho rằng mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 7 và tháng 9 là phù hợp nhất. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng nên tăng 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 7.

Các nước Nam Âu, cụ thể là Italy, sẽ không đồng ý việc tăng lãi suất mạnh, tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy chính sách của ECB có thể được thắt chặt còn nhanh hơn dự kiến.

Khan hiếm dầu mỏ

Sau khi Trung Quốc thực hiện dỡ các điểm phong tỏa chống Covid-19, hoạt động bình thường diễn ra trở lại sẽ tạo động lực mới cho giá dầu trong năm nay khi mà trước đó đã tăng 50%. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư quốc tế thì vấn đề này không đáng để quan tâm so với dữ liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang bắt đầu suy thoái dần.

Các nhà phân tích của ANZ dự tính rằng trong nửa cuối năm 2022 kế hoạch cắt giảm nhập khẩu dầu Nga của châu Âu sẽ gây ra sự thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, có thể lên tới 2 triệu thùng/ngày. Do đó, quyết định tăng sản lượng các nhà sản xuất OPEC tăng thêm 216.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8 đã khiến các thị trường cũng không mấy ấn tượng.


 
 

OPEC + đang chật vật để đạt mức tăng sản lượng hiếm hoi đó vì hết công suất dự phòng.

Giai đoạn khan hiếm dầu mỏ đỉnh điểm có thể sắp xảy ra khi Giá dầu Brent hiện ở mức khoảng 115 USD/thùng, và các nhà phân tích thị trường hiện dự báo giá trung bình năm 2022 sẽ đạt 101 USD, tăng gần 2 USD so với dự báo vào hồi tháng 4.

Kinh tế Trung Quốc lao đao vì chính sách” zero covid”

Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã vừa dỡ phong tỏa. Trước đó, có 25 triệu cư dân của thành phố đã bị phong tỏa trong suốt 2 tháng vừa qua. Rất có khả năng cao ở những nơi khác của Trung Quốc sẽ lặp lại tình trạng như Thượng Hải nếu dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

Nhiều khu vực của Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề về kinh tế. Các số liệu thương mại công khai vào ngày 9 tháng 6 tới đây sẽ xác minh mức độ ảnh hưởng đến nhu cầu ở nước này, và "bóng đen" vẫn đang bao trùm thị trường kinh tế của Trung Quốc cũng như toàn thế giới.


 
 

Theo nhiều dự đoán, lạm phát ở Trung Quốc sẽ tăng chậm, dữ liệu lạm phát của Trung Quốc sẽ công bố một ngày sau đó có thể là một ngoại lệ. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát của Trung Quốc tăng chậm không phải là dấu hiệu cho thấy Chính phủ nước này sẽ tập trung nhiều hơn cho việc kích thích tiêu dùng. Tuy vậy, niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc đang bị giảm sút tương tự như chứng khoán và tiền tệ của họ. Các thống kê về tăng trưởng cho vay ở Trung Quốc sẽ được công bố vào giữa tháng 6.

Khẩn cấp thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu

Viện Tài chính Quốc tế nhận định trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc suy yếu, lạm phát tăng cao, USD mạnh lên, gánh nặng nợ nần của Nga và lãi suất tăng trên toàn thế giới là nguyên nhân dẫn đến việc các nền kinh tế mới nổi đối mặt với nguy cơ đầu tư và tăng trưởng GDP suy giảm mạnh trong năm nay.


 
 

Song, các chiến dịch tăng lãi suất không có dấu hiệu dừng lại khi cả 3 nước Chile, Peru và Ba Lan đều dự kiến ​​sẽ tăng thêm lãi suất trong những ngày tới, với mức tăng từ 25 đến 75 điểm phần trăm.

Tại Ấn Độ, từ hồi tháng 5 tăng lãi suất bất ngờ, quốc gia này lại tiếp tục hoạch định chính sách thúc giục việc tăng lãi suất mạnh mẽ để có thể thắt chặt tiền tệ hơn nữa vào ngày 8 tháng 6, chỉ sau chưa đầy 1 tháng. Tại Ukraine, đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, để giải quyết vấn đề lạm phát tăng cao, họ đã tăng lãi suất lên 25%. Ngoài ra Nga vẫn đang đứng trước nguy cơ suy thoái và vỡ nợ, sau khi giảm xuống 11% vào tháng trước. có vẻ họ sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất hơn nữa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước