meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Business development là gì? Công việc của một nhân viên phát triển kinh doanh là gì?

Thứ sáu, 12/08/2022-09:08
Business development là một ngành nghề đang rất thịnh hành. Công việc vừa đem lại sự chuyên nghiệp cùng với thu nhập cao hẳn phải thu hút rất nhiều sự quan tâm. Vậy mỗi ngày chuyên viên phát triển kinh doanh cần làm công việc gì? Nếu bạn hứng thú với công việc Phát triển kinh doanh, đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Business development là gì?

Business development là một ngành nghề liên quan mật thiết đến Sales và Marketing. Công việc chính của những người làm ngành Business development là tạo mối quan hệ lâu dài và bền chặt giữa các doanh nghiệp và khách hàng. Họ không hướng đến các chiến lược ngắn hạn mà tập trung vào các mục tiêu dài hạn theo kiểu “trường kỳ kháng chiến” và việc phát triển các mối quan hệ với khách hàng là một trong số đó!


Business development là gì?
Business development là gì?

Business developer được chia ra làm nhiều cấp bậc như:

Với các bạn thắc mắc “Business development executive là gì”, vị trí này trong tiếng Việt là Nhân viên phát triển kinh doanh. Là cầu nối giữa doanh nghiệp/dịch vụ/sản phẩm và khách hàng, họ đóng vai trò quan trọng trong mọi doanh nghiệp.

Business developer có tài và chứng minh được khả năng lãnh đạo sẽ nắm giữ hoặc được thăng chức lên làm Business development manager. Nếu bạn chưa biết business development manager là gì, thực chất họ giữ vị trí quản lý cấp cao hoặc là trưởng phòng. Cấp bậc này thường được coi trọng và có mức lương khá là cao.

Tuy vậy, bạn đừng nên xem thường vị trí Chuyên viên phát triển kinh doanh bởi họ là những người sẽ đem lại nguồn lợi nhuận và doanh thu chính cho doanh nghiệp.

Công việc của một nhân viên phát triển kinh doanh


Công việc của một nhân viên phát triển kinh doanh là gì?
Công việc của một nhân viên phát triển kinh doanh là gì?

Nhiệm vụ chính của người làm business development là gì? Nhìn chung, các nhân viên sẽ tiếp cận, thuyết phục các khách hàng tiềm năng, đa phần là khách hàng doanh nghiệp, để họ trở thành người sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm công ty cung cấp.

Các công việc của chuyên viên phát triển kinh doanh sẽ bao gồm:

+ Tiếp nhận, sàng lọc đối tượng khách hàng tiềm năng từ Marketing để thu hút họ về khâu Sales.

+ Gửi email/gọi điện thoại giới thiệu công ty cũng như các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng (Cold Calling).

+ Nắm bắt nhu cầu khách hàng để giới thiệu dịch vụ phù hợp.

+ Tạo dựng lòng tin với doanh nghiệp và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm.

+ Kết hợp với đội ngũ phát triển sản phẩm xây dựng những dịch vụ và sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

+ Chủ động tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trên thị trường.

+ Báo cáo lên cấp trên về kết quả và tiến độ kinh doanh cũng như những vấn đề, nhu cầu, mối quan tâm của khách hàng.

+ Báo cáo về hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng của sản phẩm và dịch vụ.

Ngoài các đầu việc trên, nhân viên phát triển kinh doanh còn có các KPI như: KPI của các phòng ban, số khách hàng (số lượng cold calls hàng tháng, số hợp đồng chốt được hay tỷ lệ chuyển đổi), mức độ hài lòng từ khách hàng và giá trung bình của hợp đồng.

Các kỹ năng cần có của Business development là gì?

Để thành công hoàn thành KPI và tiến tới những mục tiêu lớn hơn trong business development, bạn sẽ cần phải trau dồi các kỹ năng sau:

Thiết lập và thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh

Theo Scott Pollack, người sáng lập cộng đồng Phát triển kinh doanh Firneo; vị trí này đòi hỏi bạn cần có tầm nhìn chiến lược để phát triển và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh, dựa trên 3 thành phần chính sau:

+ Khách hàng: Nghiên cứu đối tượng khách hàng về hành vi và khu vực,…Từ đó tìm kiếm khách hàng mới, tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng hiện hữu.

+ Thị trường: Tìm hiểu và đánh giá thị trường và phân tích đối thủ…  Nắm bắt các xu hướng mới nhất của thị trường

+ Mối quan hệ: Xây dựng, tận dụng các mối quan hệ dựa trên sự tin cậy để tạo điều kiện cho những cơ hội.

Dựa trên hiểu biết và phân tích 3 thành phần trên, bạn sẽ đề ra chiến lược để đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Bên cạnh đó, không chỉ dừng lại ở tầm chiến lược, người làm Phát triển kinh doanh còn cần phải theo dõi và thực thi từng bước quan trọng trong kế hoạch của mình.

Hiểu về các chỉ số đo lường trong kinh doanh

Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc ở vị trí chuyên viên phát triển kinh doanh hoặc tương đương, bạn sẽ có thêm lợi thế khi tham gia ứng tuyển. Hiểu biết về các chỉ số đo lường trong kinh doanh, chẳng hạn doanh thu bán hàng, doanh lợi vốn tự có… sẽ giúp bạn giảm bớt stress rất nhiều.

Qua thời gian trau dồi, bạn hoàn toàn có thể đạt được thành tích tốt và vượt chỉ tiêu. Hãy tìm đọc thêm các cuốn sách về công việc này, bạn sẽ nhận ra còn nhiều điều đáng học hỏi khác nữa đấy!

Sử dụng CRM và Microsoft Excel

Một trong các yêu cầu không thể thiếu để bạn làm một nhân viên phát triển kinh doanh chuyên nghiệp đó là kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm CRM (Customer Relationship Management). Đây là các phần mềm quản lý khách hàng, giúp quản trị và tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng cũng như tăng thêm trải nghiệm khách hàng đối với công ty.

Bạn còn cần phần mềm CRM để lưu trữ và phân tích thông tin của khách hàng để có thể nghiên cứu kỹ hơn về hành vi và các nhu cầu của họ.

“Các tổ chức bán hàng hiệu quả có nhiều khả năng thực hành sử dụng công cụ CRM nhất quán hơn 81%.”

Ngoài ra, bạn sẽ cần thường xuyên dùng Microsoft Excel trong quá trình làm việc. Bạn hãy trang bị các kiến thức cơ bản để có thể đáp ứng được kỹ năng này.

Thảo luận với đối tác và khách hàng

Trong mối quan hệ với đối tác và khách hàng hiếm khi nào bạn nhanh chóng đi đến một thỏa thuận ngay từ đầu. 

Để đạt được một giao kèo có lợi cho đôi bên, một người làm Phát triển kinh doanh cần phải dành rất nhiều thời gian cho các cuộc họp, các buổi hẹn ngoài giờ. Đó là lúc để thảo luận với đối tác và khách hàng nhằm tìm được tiếng nói chung, giới thiệu rõ hơn về công ty hoặc sản phẩm, hay để thương lượng và ký kết hợp đồng.

Sử dụng thành thạo những kỹ thuật bán hàng sẽ giúp ích trong những lúc cần thiết như vậy.


Kỹ năng cần có của một business development
Kỹ năng cần có của một business development

Mở rộng mạng lưới kết nối

Đã bao giờ bạn đi đến một hội thảo chuyên nghiệp và nhận ra hầu hết mọi người tham gia là chuyên viên Phát triển kinh doanh? Trên thực tế, có mặt tại các sự kiện cũng là một nhiệm vụ quan trọng của người làm Phát triển kinh doanh. Tại đây, bạn có cơ hội tiếp xúc với cộng đồng những người chuyên nghiệp và đồng thời cũng là khách hàng và đối tác tiềm năng. 

Việc xây dựng và duy trì mạng lưới kết nối với các cá nhân hoạt động cùng lĩnh vực; hoặc đến từ các ngành nghề có thể hỗ trợ nhau là điều vô cùng cần thiết. Điều này tạo điều kiện để bạn mở rộng thị trường và phát triển thêm các cơ hội hợp tác lâu dài.

Khác nhau giữa Business development và Sales 

Khi nhắc đến nghề Phát triển kinh doanh (Business development), nhiều bạn thường sẽ nghĩ rằng vị trí này cũng không khác gì với Bán hàng (Sales). Tuy nhiên, trong thực tế thì 2 công việc này lại rất khác nhau. 

Tuy có cùng điểm chung đó là đều phải quản lý tốt mối quan hệ với khách hàng, nhưng người Bán hàng (Sale) sẽ tập trung vào việc giải quyết các nhu cầu của khách hàng khi họ đã tìm đến doanh nghiệp. Còn chuyên viên Phát triển kinh doanh (Business development) lại tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ mới và tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường.

Mức lương của nhân viên Business development


Mức lương của nhân viên Business development
Mức lương của nhân viên Business development

Bên cạnh Business development là gì, thu nhập cũng chính là điều được ứng viên quan tâm.

Mức lương trung bình của nhân viên phát triển kinh doanh là 11.000.000đ đến 20.000.000đ/tháng.

Với mức lương trung bình khá cao, hiện tại business development đang được khá nhiều bạn trẻ ưa chuộng.

Business development là người theo đuổi kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, với mục tiêu xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Hy vọng, bài viết đã giải đáp câu hỏi “Business development là gì”. Từ đó giúp bạn có thêm định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai. Chúc bạn thành công. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

5 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

5 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

5 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

5 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

5 giờ trước