“Đường đua” lãi suất huy động ngày càng nóng
BÀI LIÊN QUAN
Lãi suất liên ngân hàng giảm nhanh, Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng hút tiền về Lãi suất tiết kiệm tăng “khủng”, người dân ồ ạt gửi tiền vào ngân hàng Vượt qua SCB, một ngân hàng có lãi suất tiền gửi lên tới 9,5%/nămCác ngân hàng liên tục tăng lãi suất
Theo tienphong.vn, thời điểm cuối tháng 9, khi mức lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng tư nhân ở kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng chỉ ở mức 4,6%/năm. Đến gần hết tuần thứ 3 của tháng 10, biểu lãi suất này đã lên mức 5%/năm, mức trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tại kỳ hạn 6 tháng và dài hơn, các ngân hàng đua nhau khuyến mại tăng thêm lãi suất hoặc quà tặng nhằm thu hút khách hàng. Hiện SCB đang là ngân hàng áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất tại lên tới 7,95%/năm cho kỳ hạn 6 tháng. Mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng của nhóm 10 ngân hàng dẫn đầu hiện nay cũng đều trên 7%/năm.
Theo khảo sát, hiện có 8 ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất tiền gửi hơn 8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng với hình thức gửi online gồm: SCB, Techcombank, KienlongBank, VietABank, BacABank, NamABank.
So với mức lãi suất của các ngân hàng này trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát 2020 - 2021 thì mức lãi suất hiện tại đã tăng 1,5 - 2%.
Cuộc đua lãi suất ngày càng nóng khi có sự tham gia của hầu hết các ngân hàng, điều này đẩy mặt bằng lãi suất chung tăng cao. Trong đó, ngân hàng đang có mức lãi suất tiền gửi cao nhất lên tới 9,5%/năm là ngân hàng số Cake by VPBank.
Mức lãi suất “khủng” nhất thị trường này được áp dụng từ ngày 17/10. Với mức tiền gửi tiền 300 triệu đồng trở lên, khách hàng của ngân hàng Cake by VPBank sẽ được hưởng mức lãi suất 8,8%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; mức lãi suất 9,3%/năm cho kỳ hạn 12 tháng; mức lãi suất 9,4%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. Đặc biệt, đối với kỳ hạn 36 tháng, ngân hàng này đang áp dụng mức lãi suất lên tới 9,5%/năm, đây là mức lãi suất cao nhất toàn hệ thống hiện nay.
Đối với mức tiền gửi thấp hơn, ngân hàng số Cake by VPBank đang áp dụng mức lãi suất huy động từ 8,5 – 8,7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; mức lãi suất từ 9 – 9,2%/năm cho kỳ hạn 12 tháng; mức lãi suất từ 9,1 – 9,3%/năm cho kỳ hạn 24 tháng; lãi suất từ 9,2 – 9,4%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.
Đối với kỳ hạn dài hơn 12 tháng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất lên tới gần 9%/năm. Từ ngày, 8/10, khách hàng gửi tiết kiệm theo hình thức gửi online, lĩnh lãi cuối kỳ sẽ được hưởng mức lãi suất 8,9%/năm tại kỳ hạn 36 tháng.
Ngày 12/10, nhằm tri ân khách hàng ủng hộ trong thời gian qua, ngân hàng SCB đã tung thêm chương trình tặng coupon lãi suất 0,5% cho khách hàng tham gia sản phẩm tiền gửi tại quầy bằng VND theo tất cả hình thức lĩnh lãi với kỳ hạn gửi từ 06 tháng đến 11 tháng. Thời gian áp dụng từ 12/10 - 31/10/2022. Ngân hàng này cũng áp dụng chính sách cộng thêm lãi suất 0,02% cho khách hàng trung và cao tuổi (từ 40 tuổi trở lên). SCB cũng chào bán chứng chỉ tiền gửi với lãi suất lên tới 8,9%/năm kỳ hạn 24 tháng.
Báo cáo của các công ty chứng khoán cho thấy, đến cuối tháng 7 mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 1 điểm phần trăm so với cuối năm 2021 và tăng 1,5 điểm phần trăm so với cuối năm 2020. Thậm chí, tại nhiều nhà băng lãi suất huy động đã tăng thêm 2 điểm phần trăm so với 2 năm trước.
Trong giai đoạn đại dịch bùng phát mạnh, mức lãi suất 7%/năm cho các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân với kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên xuất hiện tại rất ít các ngân hàng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có tốc độ phục hồi mạnh mẽ, mức lãi suất 7%/năm đã xuất hiện phổ biến ở kỳ hạn 6 tháng.
Kích thích dòng tiền gửi từ người dân
Lãi suất tiền gửi tăng mạnh trùng với mức tăng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến cuối tháng 7, tổng phương tiện thanh toán nền kinh tế đạt trên 13,82 triệu tỷ đồng, tăng 3,18% so với cuối năm 2021, tương đương bổ sung gần 426.000 tỷ đồng sau 7 tháng từ đầu năm.
Sau 7 tháng, tổng số dư tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng vào khoảng 5,62 triệu tỷ đồng, tăng 6,2% so với cuối năm 2021. Mức tăng tiền gửi vào ngân hàng trong 7 tháng đầu năm nay đã cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.
Mặc dù vậy, huy động của hệ thống ngân hàng ở mức thấp, 9 tháng đầu năm chỉ tăng 4,04% (các năm khác tăng 8 -9 %). Trong khi tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,54% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 7,17%). Tăng trưởng huy động không theo kịp tăng trưởng tín dụng, đã gây sức ép lên lãi suất huy động. Lãi suất liên ngân hàng cũng tăng vọt từ mức chưa đến 1%/năm, lên 6 - 7%/năm ở các kỳ hạn.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều ẩn số như hiện nay như việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kiên định với chính sách nâng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát, sự bất ổn về địa chính trị, tỷ giá USD/VND tăng các chuyên gia có chung nhận định về mặt bằng lãi suất tiền gửi trong nước. Theo Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo trong những tháng cuối năm mặt nay và sang cả năm 2023 bằng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng thêm 0,3 - 0,5% từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm Với việc lãi suất huy động có khả năng tăng thêm 0,5% trong năm 2023 sẽ tạo áp lực lên lãi suất cho vay.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSC) cũng đưa ra dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022. Do nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi và thanh khoản thị trường 1 (giữa ngân hàng và người dân, doanh nghiệp ) chịu nhiều áp lực khi vào mùa cao điểm Tết Nguyên đán.