meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đừng để người dân thu nhập thấp phải mua nhà ở xã hội trên báo đài, TV

Thứ hai, 05/06/2023-15:06
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, đến nay cả nước mới có 275 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành với quy mô khoảng 147.000 căn hộ cùng gần 400 dự án (quy mô 375.000 căn hộ) đang được triển khai. 

Theo VOV thông tin, đầu tháng 4 năm nay, Chính phủ đã phê duyệt đối với đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. TPHCM trước đó cũng đặt mục tiêu phát triển khoảng 93.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2020-2025. Đây là một trong những mục tiêu cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu an cư của người dân.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai các dự án nhà ở xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người khẳng định, nhà ở xã hội không nhiều, giá cả lại khá cao, nhiều nơi còn xấp xỉ so với giá nhà ở thương mại. Thủ tục tiếp cận ngân hàng chính sách vừa chặt chẽ lại khó khăn khiến cơ hội mua nhà của người dân càng xa vời…


Nhiều người khẳng định, nhà ở xã hội không nhiều, giá cả lại khá cao, nhiều nơi còn xấp xỉ so với giá nhà ở thương mại. Ảnh minh họa
Nhiều người khẳng định, nhà ở xã hội không nhiều, giá cả lại khá cao, nhiều nơi còn xấp xỉ so với giá nhà ở thương mại. Ảnh minh họa

Dễ dàng thấy được, mong ước có một chỗ ở ổn định phù hợp với khả năng tài chính của gia đình là mong ước chung của nhiều người, đặc biệt là người dân thu nhập thấp ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. 

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, đến nay cả nước mới có 275 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành với quy mô khoảng 147.000 căn hộ cùng gần 400 dự án (quy mô 375.000 căn hộ) đang được triển khai. Tính riêng tại khu vực TPHCM mới chỉ có 32 dự án nhà ở xã hội với quy mô 19.102 căn hộ và 18 dự án nhà lưu trú công nhân với tổng cộng 5514 phòng đã hoàn thành, 9 dự án đang thi công với quy mô 6383 căn hộ.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, sự lệch pha quá lớn giữa cung và cầu đã khiến cho việc phát triển nhà ở xã hội của Việt Nam trong thời gian qua chưa được như kỳ vọng. Trong những năm qua, nhiều tỉnh thành phía Nam gần như không có nhà ở xã hội, tại Hà Nội mãi 2-3 năm mới có được 1 dự án. Nhu cầu lớn nhưng cung ít, xếp hàng để mua là điều đương nhiên. Chưa kể, quy định hồ sơ mua khá chặt chẽ. Người dân phải chuẩn bị trước và tốn kém nhiều thời gian để đáp ứng được các yêu cầu.

Do đó, ngày 3/4/2023 Chính phủ đã phê duyệt đề án “đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Lãnh đạo TPHCM cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, khoảng 93.000 nhà ở giá rẻ sẽ đến được người dân có nhu cầu. Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, chủ trương này là cần thiết, được nhiều doanh nghiệp quan tâm. 

Tính từ góc độ của 1 doanh nghiệp chuyên phát triển các dự án nhà ở xã hội, ông Lê Hữu Nghĩa - Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành chi biết, dù Chính phủ và địa phương đã có nhiều chủ trương phát triển nhà ở xã hội nhưng việc triển khai dự án trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn đến từ những thủ tục phê duyệt, điều chỉnh dự án và lãi suất ngân hàng. 


Ngày 3/4/2023 Chính phủ đã phê duyệt đề án “đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Ảnh minh họa
Ngày 3/4/2023 Chính phủ đã phê duyệt đề án “đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Ảnh minh họa

Để kịp thời hỗ trợ tín dụng cho mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đến năm 2030, Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phê duyệt gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay với chủ đầu tư và người mua nhà dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Lãi suất cho người vay mua nhà là 8,2%, với chủ đầu tư là 8,7%. 

Liên quan đến vấn đề này, TS. Sử Ngọc Khương – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng khẳng định, gói tín dụng với lãi suất hỗ trợ là điều cần thiết, tuy nhiên điều này chưa đủ để kích thích việc phát triển nhà ở xã hội. Ông cho rằng, cần dùng nhiều công cụ khác nhau từ các bên liên quan để cùng giải quyết vấn đề; nếu dùng các công cụ riêng lẻ khó mà hoàn thành được mục tiêu. 

Đặc biệt, những vướng mắc về trình tự phê duyệt và thẩm định dự án cũng như điều chỉnh quy hoạch… khiến cho dự án nhà ở xã hội bị chậm tiến độ hoặc ngừng thi công dù đã khởi công và động thổ vô cùng hoành tráng. TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia phân tích, nhiều người hiện nay cho rằng nhà ở xã hội là một điều gì đó như kiểu từ thiện, có cũng như không. Trong khi đó, có chế và chính sách quy trình thực hiện và thực thi còn nhiều vướng mắc. Tiếp đến là khó khăn về quy hoạch và quỹ đất, đền bù cũng như giải phóng mặt bằng. Những khó khăn này khiến mục tiêu 1 triệu nhà ở xã hội đến năm 2030 không hề dễ dàng. 

Đừng để giấc mơ mua nhà ở xã hội ngày càng xa vời

Việc 2 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM cùng nhiều địa phương đang cụ thể hóa chương trình hành động về nhà ở trong ngắn hạn và trung hạn, căn cứ theo đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ là một tín hiệu khả quan với lĩnh vực xây dựng bất động sản, đặc biệt là hàng triệu người dân thu nhập thấp đang sinh sống tại các đô thị.

Thế nhưng, những điều đang diễn ra trong thực tế lại không được khả quan như thế. Tốc độ triển khai dự án còn chậm, dự án mới được công bố cũng không có nhiều, việc tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cũng chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, giá nhà cùng với lãi suất cho vay vẫn còn ở mức cao so với khả năng chi trả của người dân. Những yếu tố này càng khiến cho giấc mơ an cư của người lao động ngày càng xa vời. 

Dù chủ trương đã có, các nguồn vốn cũng bắt đầu được khai thông; tuy nhiên vướng mắc lớn nhất là vấn đề pháp lý vẫn khiến cho mọi thứ chưa thể vào guồng quay như mong đợi. Đặc biệt, những khung pháp lý quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến  việc phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) … hiện tại vẫn mới chỉ dừng ở việc cho ý kiến lần 2, vẫn chưa thể được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần này.


Nhiều chuyên gia nhận định, đến năm 2030 mục tiêu “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp” khó có thể hoàn thành. Ảnh minh họa
Nhiều chuyên gia nhận định, đến năm 2030 mục tiêu “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp” khó có thể hoàn thành. Ảnh minh họa

Nhiều chuyên gia nhận định, đến năm 2030 mục tiêu “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp” khó có thể hoàn thành. Tuy nhiên, dù khó đến mấy cũng phải thực hiện. Nguyên nhân bởi, giải quyết tốt nhu cầu an cư của người dân chính là một trong những trụ cột quan trọng để duy trì được sự ổn định kinh tế xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.

Để có thể thể hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ và đáp ứng nhu cầu an cư lạc nghiệp của người dân, các Bộ ngành, Chính quyền các địa phương trong thời gian tới cần tích cực hơn trong việc hoàn thiện thể chế cũng như pháp luật về nhà ở cho người thu nhập thấp. Đồng thời, cũng cần phải có chính sách kêu gọi, thu hút thêm nhiều chủ đầu tư và tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải cụ thể và minh bạch hóa quy trình phê duyệt dự án, đồng thời tích cực phối hợp với các chủ đầu tư để từng bước tháo gỡ những vướng mắc có liên quan đến quy hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất. Tiếp đến, các Bộ ngành, Chính quyền các địa phương nên công khai các điều kiện xét duyệt, đề xuất mức lãi suất phù hợp với thu nhập của người mua…

Trong những năm qua, người lao động nói chung và những người dân thu nhập thấp tại các đô thị nói riêng đã đóng góp rất nhiều công sức cho sự phát triển của các đô thị. Vì thế, giấc mơ an cư của họ cần phải được trân trọng và quan tâm cũng như giải quyết một cách thích đáng. Không nên chỉ dừng ở việc hô hào và khẩu hiệu trên báo chí, truyền thông.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

12 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

12 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

12 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

12 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước