Đức Phật răn dạy “qua sông chớ vội bỏ bè”: Thâm thúy đến đâu mà nhiều người cảm thán!
BÀI LIÊN QUAN
Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về “lòng biết ơn”: Hãy trân trọng thứ mình đang có!Đức Phật dạy về “khổ đau”: Nó sinh ra từ chính chúng ta, cội rễ của nó là tham - sân - si!Thấu tỏ lời Đức Phật dạy “không nên xem thường hay nghi ngờ thế hệ trẻ”: Vì sao lại thế?Theo Phật giáo, bước vào đạo, đầu tiên chính là phải bỏ đi những cái ác để làm thiện, tích lũy công đức cũng như phước báo. Và đến một lúc nào đó thì các việc thiện vẫn làm nhưng hoàn toàn xả buông và buông hết thì mới thực sự thong dong và tự tại.
Một thời Phật ở Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo rằng: Nay ta sẽ nói ví dụ thuyền bè, các thầy khéo suy nghĩ và khắc cốt trong tâm.
Các Tỳ-kheo thưa rằng: Thưa vâng, Bạch Thế Tôn!
Phật lúc này bảo rằng: Thế nào là thí dụ về thuyền bè. Nếu như các thầy đi đường bị giặc bắt giữ nên nhiếp tâm ý và đừng khởi niệm ác. Nên học cách khởi tâm hộ niệm trùm ở khắp mọi nơi, vô lượng vô hạnh không thể tính kế. Nên giữ gìn cho mình tâm như đất, cũng như đất này và nhận vật sạch, cũng nhận vật dơ và phần tiểu dơ uế xấu xa đều nhận hết. Tuy nhiên đất cũng chẳng khởi tâm giảm, không được nói rằng “đây là xấu hoặc đây là tốt”. Nay việc làm của các thầy cũng nên như thế. Nếu như bị giặc giam cầm, chớ sanh ác niệm và khởi tâm tăng giảm, như đất, lửa và gió, xấu cũng nhận mà tốt cũng nhận - nó đều không có tâm tăng giảm.
Thấu tỏ lời Đức Phật dạy cách đối mặt với “tiểu nhân”: Hiểu rõ thì mọi xui xẻo đều được hóa giải!
Trong cuộc sống này, những lời Đức Phật dạy cách đối phó với kẻ tiểu nhân đều là bài học thâm thúy, ai cũng nên ghi nhớ để có thể sống bình an.Đức Phật dạy về “niệm thân hành”: Chú tâm sẽ biết rõ các hành động của thân!
Được biết, niệm thân hành chính một pháp tu quan trọng với mục đích kiểm soát được tất cả các động tác của thân và giữ vững chánh niệm trong quá trình làm việc, đi lại và sinh hoạt.Cần khởi tâm từ bi - hỷ xả đối với tất cả chúng sinh. Nguyên nhân là gì? Pháp thiện còn phải bỏ thì huống gì pháp ác mà tập quen. Như cũng có người gặp chỗ tai nạn thì sợ sệt và muốn qua khỏi chỗ tai nạn để đến chỗ an ổn, tùy ý chạy tìm nơi an ổn. Người ấy khi thấy những con sông lớn rất sâu rộng cũng không có thuyền hay là cầu để sang đến bờ bên kia. Tuy nhiên chỗ đứng ở bên này là rất đáng sợ, bờ bên kia không có. Bấy giờ người kia suy nghĩ tính kế, sông này rất sâu và rộng, nay ta cũng có thể thu thập cây cối và cỏ lá kết lại làm bè bơi qua sông. Cũng nhờ có bè này để chèo từ bờ này sang bờ kia. Lúc bấy giờ người đó liền thu góp cành cây và kết lá kết bè để chèo từ bờ này sang bờ kia.
Bạch Thế Tôn hỏi các Tỳ Kheo rằng: “Thế nào, các Tỳ-kheo! Người kia khi đi đến nơi rồi có thể vác chiếc bè theo hay là không nên vác theo?”.
Các Tỳ kheo đáp rằng: “Bạch Thế Tôn là không nên. Nguyện vọng của người đó đã được kết quả thì còn dùng bè vác theo làm gì!”.
Phật bảo Tỳ-kheo rằng: “Pháp thiện còn phải bỏ, huống gì phi pháp”.
Lời Đức Phật dạy quá rõ ràng đó là qua sông hãy bỏ bè. Vậy nên tu tập để cho thành tựu tâm xả là rất quan trọng. Xả càng nhiều thì càng nhẹ và càng thăng hoa. Và ngay cả các thiện pháp mà chúng ta làm được cũng như thế. Mặc dù không bỏ việc lành nào nhưng không chấp, không kẹt vào chúng. Khi xong việc liền buông và cứ như thế đi lên, cứ vậy mà sang đến bờ bên kia.
Vậy nên cũng cần cẩn thận, chưa qua sông thì khoan hãy bỏ bè. Bởi vì hầu hết chúng ta đều đang vượt sông và phải bám chặt bè chánh pháp, cụ thể là cần thực hành Giới Định Tuệ. Bởi sông đời tham ái và phiền não cuồn cuộn, nếu như tuột tay ra khỏi bè chánh pháp thì chắc chắn sẽ bị nhấn chìm.