Thấu tỏ lời Đức Phật dạy cách đối mặt với “tiểu nhân”: Hiểu rõ thì mọi xui xẻo đều được hóa giải!
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về “khổ đau”: Nó sinh ra từ chính chúng ta, cội rễ của nó là tham - sân - si!Thấu tỏ lời Đức Phật dạy “không nên xem thường hay nghi ngờ thế hệ trẻ”: Vì sao lại thế?Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về “bí quyết nhìn người”: Chỉ quan sát cũng phân biệt kẻ xấu, người tốt!Theo Phật giáo, trong kinh Pháp Hoa Đức Phật có dạy rằng: “Chư pháp tùng duyên sanh, diệc phục tùng duyên diệt” tức là: các pháp từ duyên mà được sinh ra, cũng tùy duyên mà bị hoại diệt. Và dù là loài hữu tình hay vô tình đều không ngoài nguyên tắc đó. Phật giáo cũng rất chú trọng đến nhân duyên và nhờ có nhân duyên nên mới có thể gặp nhau và vì vô duyên nên mới bỏ lỡ nhau.
Có thể thấy, nhân duyên thật chính là nhân quả. Nếu như mình đã từng gieo nhân nào thì sẽ thu về duyên đó và nợ người hay người nợ, báo ơn hoặc tổn thương thì tất cả đều đã được số phận an bài và cũng chính là chúng ta gây nên.
Ở trong cuốn “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” của Đạo gia có viết rằng: “Họa phúc vô môn duy nhân tự triệu - Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình”. Tức là họa và phúc không có cửa nẻo mà do con người triệu mời đến cho bản thân của mình. Có thể thấy sự báo ứng của điều thiện và điều ác như cái bóng đi theo thân hình.
Đức Phật dạy về “khổ đau”: Nó sinh ra từ chính chúng ta, cội rễ của nó là tham - sân - si!
Trong cuộc sống này, tham dục luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta, không ai sống trên đời mà chẳng tham, chỉ khác nhau là mức độ tham dục nặng hay nhẹ, thô hay tế mà thôi.Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về “lòng biết ơn”: Hãy trân trọng thứ mình đang có!
Như theo lời Đức Phật dạy về lòng biết ơn thì bạn sẽ sớm nhận ra được rằng bản thân đã rất may mắn khi có mặt ở trên mặt đất này cũng như được sống trong tình yêu thương của con người.Vậy nên, phúc hay họa ở trong cuộc sống đều nằm trong tay của mỗi người. Có phúc là nhờ vào bản thân có tu dưỡng và có gặp quả đắng là do chúng ta tự tạo ra. Cũng có rất nhiều người thường hay than phiền rằng người ở bên cạnh đối xử không tốt với mình, điều này cũng chẳng thể đi trách người khác được, không phải trời cao không công bằng mà đó chính là nhân duyên quả báo của chính bản thân bạn.
Bởi vì bạn chưa từng kết thiện duyên với những người khác, vậy nên đừng hy vọng xa vời rằng đối phương sẽ đối xử hết lòng với mình. Phải nhớ thật kỹ rằng, nhân quả chính là điều công bằng nhất ở trên thế gian này. Và những việc mà chúng ta làm cho người khác thì cũng chính là làm vì bản thân, dù tốt hay xấu thì cuối cùng cũng đều quy về bản thân của mình. Những người không kết nghiệt duyên thì đừng nên oán trách ác duyên quá nhiều hay nghiệp chướng quá nặng.
Vậy nên, giữa người với người có tồn tại năng lượng hấp dẫn và bạn là người như nào thì sẽ hấp dẫn dạng người như thế. Nếu như bạn là người làm điều sai trái và ích kỷ thì bên cạnh bạn chắc hẳn là những kẻ tiểu nhân nhỏ mọn. Lúc đó thì những người thanh cao hay người quân tử đương nhiên sẽ cách xa bạn.
Và nếu như bạn sống một cách thanh bạch và lương thiện, tự con người bạn sẽ tỏa ra ánh sáng ấm áp soi rọi những thứ tối tăm từ đó thắp sáng cuộc đời của những người. Chúng ta chẳng thể nào có thể thay đổi được người khác và người duy nhất mà chúng ta có thể thay đổi đó chính là chính bản thân của mình. Cách mà chúng ta nhìn người khác ra sao thì sẽ nói lên được bản chất của con người mình. Cũng giống như lời Đức Phật dạy rằng: “Đức Phật nhìn chúng sanh, chúng sanh đều Phật”.
Cùng xem lời Đức Phật dạy cách đối phó với tiểu nhân bằng cách nhẩm 3 câu nói này, mọi điều chắc chắn sẽ được hóa giải”.
Câu nói 1: Đã là nhân quả báo ứng của bản thân thì cần học cách chuyển ác duyên thành thiện duyên
Trong kinh Phật có nói rằng: “Giả sử bách thiên kiếp sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời quả báo hoàn tự thọ” - nghĩa là những việc mà chúng ta đã làm dù có trải qua trăm ngàn kiếp cũng không mất đi và chỉ chờ đủ nhân duyên thì cái quả mà chúng ta sẽ tự nhận lấy.
Vậy nên, mọi chuyện xảy ra ở trên đời không phải là vô duyên vô cơ mà dù có kết ân kết oán với người khác từ bao nhiêu đời trước thì một khi nhân duyên hội tụ đủ thì quả báo cũng sẽ hiển hiện ở trước mắt. Khi gặp được thiện duyên thì đó cũng chính là quý nhân đến giúp đỡ chúng ta. Điều này cũng cho thấy chúng ta từng giúp người khác, gieo trồng những hạt mầm thiện nên đến hôm nay mới được hưởng phúc báo.
Còn một khi gặp ác duyên, nghiệt duyên thì chúng ta sẽ chịu nhiều tổn thương, lúc này đừng than phiền hay oán cách và thậm chí là gây gổ. Những điều này chỉ khiến cho ác duyên càng thêm sâu và kết thêm oán thù. Vậy nên, với cái nhân thì chúng ta phải thực sự thận trọng về từng việc mà mình làm dù đó là những việc nhỏ nhất. Đã làm thì phải nhận - đó chính là quy luật sinh tồn của vũ trụ này.
Chúng ta muốn tốt lên hay xấu đi là do chính chúng ta tự quyết định lấy và ngay từ bây giờ cần tự quyết định cho đời mình. Còn đối với cái quả thì những gì mà chúng ta có đều là lo những gì mà chúng ta đã làm ở kiếp này hoặc quá khứ. Đã là cái duyên của mình thì hãy thoải mái mà đón nhận cũng như chấp nhận nó dù cho kết quả đó là tốt hay xấu hoặc có muốn tránh cũng chẳng được.
Tuy nhiên, nếu như xét kỹ hơn, tốt hay xấu thì đều do cách nhìn của mỗi người. Nếu đó là quả tốt thì ai cũng có thể dễ dàng tiếp nhận còn nếu như là quả xấu thì chúng ta phải tập cho bản thân cách chấp nhận nó. Bởi vì dù có chấp nhận hay không thì những điều tất yếu đó vẫn sẽ cứ xảy ra đến với chúng ta.
Người khi biết chấp nhận sẽ là người được sống một cách sung sướng và an nhàn. Ngược lại thì càng không chấp nhận sẽ càng tự đày đọa và tự trói buộc bản thân của mình. Cả đời này bạn sẽ không ngừng kết duyên, một khi duyên đủ sâu thì thời gian bầu bạn bên nhau lâu hơn chút và duyên cạn thì chỉ có thể gặp nhau một lần rồi chia xa mãi mãi. Còn nếu như chúng ta bị những người bên cạnh gây tổn thương và hãm hại thì hãy học cách biến ác duyên thành thiện duyên, hóa giải ân oán và hóa địch thành bạn thì đó mới chính là trí tuệ cao thượng.
Câu nói 2: Mọi sự nhân quả đã được an bài, hãy cứ làm việc tốt
Ngạn ngữ có câu nói rằng: “Đãn hành hảo sự, mạc vấn tiền trình” tức là hãy cứ làm việc tốt và chớ hỏi về tiền đồ sau này.
Câu nói này không nói đến người nào làm việc tốt hay làm việc tốt trong điều kiện như thế nào. Nhưng ý muốn răn dạy rằng ở trong mọi tình huống hay hoàn cảnh thì chúng ta đều nên làm người tốt. Điều này không liên quan gì đến việc giúp ai duy trì việc thống trị mà là thể hiện được chân tâm của con người.
Còn nếu như các duyên khó hóa giải thì cứ thuận theo nó đi. Người khác đối xử với bạn như thế nào thì đó chính là nhân quả của chính bạn. Còn cách mà bạn đối xử người người khác thì đó chính là tu hành của bạn.
Vậy nên, cho dù người khác có gây bao nhiêu đau khổ và tổn thương cho chúng ta thì đừng bao giờ sinh ra ý niệm phải hoàn trả lại cho đối phương tương tự như thế. Đó chẳng phải là hèn nhát mà đó chính là cảnh giới của sự nhẫn nhịn.
Cửa Phật có một câu chuyện kinh điển với tên gọi là "Hàn Sơn hỏi Thập Đắc". Cụ thể, Hàn Sơn và Thập Đắc vốn là hai vị la hán của Nhà Phật và sau đó đã hóa thành hai vị cao tăng tu hành khổ hạnh ở dưới phàm trần. Vào một ngày nọ thì Hàn Sơn đã hỏi Thập Đắc như sau: “Ở đời có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi và khi tôi dễ thì dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào?”.
Lúc này Thập Đắc đáp lại rằng, chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ và sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ cũng không cần để ý đến họ và rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
Câu chuyện này ý muốn nói rằng, con người chúng ta phải tin vào nhân quả báo ứng ở trên đời này có tồn tại. Lời Đức Phật dạy cách đối phó với kẻ tiểu nhân rằng, hãy học cách tha thứ cho những người làm tổn thương bạn, bởi đó cũng là một cách bảo vệ hay buông tha cho chính bản thân của mình. Vậy nên, đừng dây dưa cố chấp với bất cứ điều gì mà hãy học cách buông bỏ, không tự dằn vặt chính bản thân của mình. Chỉ có như thế thì cuộc đời mới có thể cát tường.
Câu nói 3: Nghịch cảnh cũng là một cơ hội vận mệnh mang đến
Sống ở trên đời, chẳng có ai là hoàn mỹ và không có chút sứt mẻ, chúng ta cũng chẳng thể nào có được tất cả mọi người yêu quý. Có người thích và cũng sẽ có người ghét, có người mến thì sẽ có người bài xích. Và ai cũng đều mong rằng cả đời này sẽ trôi qua một cách suôn sẻ nhưng đó chẳng qua chỉ là một hy vọng xa vời mà thôi.
Đức Phật có dạy rằng người sống thuận cảnh sẽ chẳng bao giờ thành Phật, đời người nếu như luôn xuôi gió xuôi nước và không phải gặp bất kể gợn sóng lận đận nào, vậy thì không thể nào gọi đó là cuộc sống được. Có người hỏi rằng, chúng ta có cần cảm kích những người đã gây tổn thương mình hay không thì đa số đều trả lời rằng không thể nào tha thứ.
Tuy nhiên, đối với những bậc quân tử, người có trí tuệ cao thượng thì hết thảy những tổn thương đó chẳng phải là trở ngại mà đó chính là vận mệnh gây ra và đó chính là món quà Bồ Tát mang đến để thử thách chúng ta. Và cho dù phải gặp khổ đau nhưng nếu như có thể trải qua khổ nạn, tôi luyện được ý chí bền bỉ thì đó mới chính là món quà quý báu cuộc sống ban tặng cho chúng ta. Những kẻ tiểu nhân, kẻ ác tạo ra muôn trùng khó khăn nhưng thực chất là giúp cho chúng ta có thể tu hành, vậy nên chúng ta cần phải mang lòng cảm kích. Nghịch cảnh không phải là bất hạnh nên hãy học cách đón nhận nó mới có thể sống bình an.