meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đức Phật chỉ dạy "con có bản sắc riêng, cha mẹ chỉ nên nâng đỡ, dìu dắt": Các bậc phụ huynh nên học hỏi!

Thứ ba, 05/07/2022-11:07
Trong cuộc sống này, chúng ta phải thừa nhận rằng thương yêu là một trong những việc làm khó nhất ở trên đời.

Thương yêu làm sao để người được thương yêu cảm thấy hạnh phúc là vô cùng khó khăn

Theo Phật giáo, thương yêu làm sao để người được thương yêu cảm thấy hạnh phúc, được nâng đỡ sẻ chia và được dìu dắt là điều vô cùng khó khăn. Nguyên do là vì chúng ta chưa hoàn thiện và còn nhiều yếu kém, khó khăn, còn tham - sân - si, nóng nảy hay vội vàng,... cùng trái tim chưa thực sự rộng mở. Chưa kể đến năng lượng của mỗi chúng ta cũng có lúc này, lúc khác, trồi sụt liên tục trước biến động của đời sống. Chúng ta cũng khó lòng nào mà giữ được phong độ của một người lớn đang dẫn dắt đàn con thơ dại. 

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thừa nhận rằng mỗi người cần có những ẩn sâu từ bên trong, những vết thương từ những áp lực của cuộc sống, từ câu chuyện tình cảm hôn nhân gia đình. Những chuyện có thể xảy ra trong quá khứ như bị bạo hành, thiếu tình yêu thương hay đối xử phân biệt,... cũng đã để lại cho mỗi người những vết thương sâu. 


Thương yêu làm sao để người được thương yêu cảm thấy hạnh phúc, được nâng đỡ sẻ chia và được dìu dắt là điều vô cùng khó khăn
Thương yêu làm sao để người được thương yêu cảm thấy hạnh phúc, được nâng đỡ sẻ chia và được dìu dắt là điều vô cùng khó khăn

Không những thế, đôi khi chúng ta cũng phải thừa nhận rằng bản thân là nạn nhân của một hoặc nhiều thế hệ trước. Tất nhiên thì từ thế hệ trước đó chúng ta cũng học được những điều tốt đẹp nhưng cũng có thể tiếp thu từ những yếu kém, khó khăn hay hạn chế của họ, tiếp nối họ. Cũng từ đó, chúng ta sẽ có khuynh hướng ứa ra những năng lượng độc hại đến những người xung quanh, đặc biệt là các con thơ dại gần gũi cũng như chịu sự ảnh hưởng từ mình. 

Chúng ta cũng thừa nhận rằng bản thân chưa có nhiều hạnh phúc và còn lắm những thương đau. Chúng ta chưa tìm thấy cho mình được con đường hạnh phúc chân thực nên khó lòng có thể chỉ ra cho con mình được đường đi đúng đắn trong đời này. Chúng ta cũng thừa nhận một điều rằng mình chưa tạo ra được môi trường lành mạnh cho con. 

Vậy nên, sự hư hỏng, xuống cấp, sai lầm của con có thể là vì môi trường sống của con có quá nhiều cạm bẫy hay nhiều nguồn năng lượng không an lành, hủy diệt đi tầm hồn. Trong khi đó, cha mẹ nếu quá bận rộn, căng thẳng mệt mỏi thì sẽ không thiết kế được một hệ sinh thái tốt nhất dành cho con trong chính căn nhà của mình. Con vì thế mà thiếu đi sự đầm ấm, chan hòa, niềm vui thì khó có thể phát triển được một cách vững chãi. 

Các bậc phụ huynh cũng thừa nhận rằng mình không phải là nhà giáo dục, nhà huấn luyện viên và chưa từng đi qua trường lớp nào. Chúng ta chỉ theo bản năng những gì bản thân học hỏi được từ thế hệ trước, từ việc quan sát xung quanh cũng như đọc thêm nhiều sách vở để tìm cách làm sao tiếp cận và hiểu con mình hơn. Tuy nhiên thì chúng ta cũng không thể hiểu được nhiều bởi những gì đang xảy ra trong tâm hồn của những con trẻ ở thời đại này. Bởi vì chúng ta vẫn còn cách xa những đứa trẻ đó mấy chục năm. 


Sự hư hỏng, xuống cấp, sai lầm của con có thể là vì môi trường sống của con có quá nhiều cạm bẫy hay nhiều nguồn năng lượng không an lành, hủy diệt đi tầm hồn
Sự hư hỏng, xuống cấp, sai lầm của con có thể là vì môi trường sống của con có quá nhiều cạm bẫy hay nhiều nguồn năng lượng không an lành, hủy diệt đi tầm hồn

Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng bản thân chưa thực sự hiểu về con hoặc là hiểu rất ít. Và trong sự hiểu biết hạn hẹp đó chúng ta vô tình làm tổn thương con cái của mình. Những mong muốn, sự kỳ vọng cùng những áp đặt và cả những phản ứng đáp lại những gì con làm khác đi so với sự mong cầu, sự quy định của mình chính là làm tổn thương con. 

Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng liên hệ giữa mình và con có khó khăn. Con cái có vẻ như ngày càng xa cách cha mẹ. Có khi con lại muốn thoát ly khỏi gia đình rất sớm. Vẫn biết rằng con cũng thương cha mẹ nhưng con cũng nhận nhiều thứ. Con thương cha mẹ nhưng cũng không muốn ở gần cha mẹ bởi con không nhận được nhiều sự nuôi dưỡng từ cha mẹ của mình. Chính vì thế mà cha mẹ cần có những buổi tâm sự từ trái tim với con của mình. 

Bậc cha mẹ hãy là những người bạn lớn thân thiết nhất của con thì cha mẹ sẽ được tự do

Bậc cha mẹ cũng hãy thừa nhận với con mình rằng còn nhiều khó khăn, hạn chế và chưa hoàn thiện được. Cha mẹ cũng cần nói với con để con có thể hiểu được những khó khăn hay nỗi khổ, niềm đau của các bậc sinh thành đôi khi là quá sức. Nói để cho con trẻ có thể hiểu và cảm thông, đừng trách móc và chống trả lại cha mẹ. 

Và thông qua đó, chúng ta hãy giúp cho con mình nhìn thấy được một bức tranh tổng thể về cha mẹ. Cha mẹ dù có những hạn chế, những khó khăn thì cha mẹ vẫn có nhiều giá trị và luôn muốn trao truyền những giá trị đó cho con mình. Mong rằng, nếu như được thì con cái có thể nhìn cả hai điều đó. Tuyệt vời hơn nữa là con hãy chú ý vào cái đẹp, những giá trị tuyệt vời mà cha mẹ đã trao cho con. Những cái xấu, những điều còn hạn chế thì con hãy giúp cho cha mẹ thay đổi. Con cũng hãy nhắc nhở cha mẹ đang đồng nhất mình với những yếu kém đó. 



Một khi bậc cha mẹ thay đổi thái độ như thế thì con cái sẽ kính trọng hơn, tin tưởng và yêu thương cha mẹ nhiều hơn
Một khi bậc cha mẹ thay đổi thái độ như thế thì con cái sẽ kính trọng hơn, tin tưởng và yêu thương cha mẹ nhiều hơn

Con cũng hãy giúp cho cha mẹ của mình thay đổi, nhắc nhở cha mẹ nhớ, đánh thức cha mẹ khi cha mẹ có khuynh hướng thể hiện quyền muốn kiểm soát và bộc lộ cơn giận, muốn tấn công đàn áp con. Con cái cũng nên nhớ rằng, đây không phải là toàn bộ con người thật của cha mẹ mà đó chỉ là một hiện tượng mà cha mẹ phải có trách nhiệm hạn chế nó. 

Cùng với đó, cha mẹ cũng nên thay đổi cách đối xử với con của mình. Thay vì lúc nào cũng kiêu ngạo, tự hào mình là một tượng đài lớn, một tấm gương soi sáng cho con thì hãy học cách khiêm nhường. Các bậc cha mẹ hãy ý thức rằng dù bản thân là bậc trên của con nhưng bản thân vẫn còn rất nhiều hạn chế và từng làm tổn thương con. Thay vì xem con là đứa trẻ phải vâng lời thì hãy học cách xem còn là một thực thể sinh động màu nhiệm không thua kém gì cha mẹ. Ở trong con sẽ có những hạt giống quý mà bậc cha mẹ không có. Con cái có thể trở thành một thiên tài, nuôi dưỡng nhiều khả năng mà cha mẹ chưa chắc đã biết được. Chính vì thế mà cha mẹ cần phải có sự tôn trọng với con, thường xuyên lắng nghe thấu hiểu con mình thay vì áp đặt. Hãy học cách tiếp xúc với con trên cương vị là người bạn lớn hơn là một bậc bề trên để dễ dàng buông ra những lời nhận xét đúng - sai để không dễ dàng trút cơn giận và đàn áp con mình.

Một khi bậc cha mẹ thay đổi thái độ như thế thì con cái sẽ kính trọng hơn, tin tưởng và yêu thương cha mẹ nhiều hơn. Và khi cha mẹ ý thức được bản thân đã trải qua giai đoạn bất ổn, làm tổn thương con thì cha mẹ hãy quay về để chăm sóc bản thân và làm mới lại khu vườn tâm của mình. Trong đó, cha mẹ hãy học cách dừng lại để an trú sâu sắc ở trong hiện tại, kết nối sâu với chính mình để có được sự thư giãn và bình an. 

Để từ đó, cha mẹ sẽ thực tập lắng nghe chính mình, lắng nghe về những nỗi khổ niềm đau, những vết thương sâu và cả những khát khao,  nguyện vọng của mình về con. Để rồi những bậc cha mẹ xem xét lại xem những mong cầu đó có thực sự đúng đắn, cần thiết và phù hợp với con không. Cha mẹ cũng xem con cái có suy nghĩ như thế, có đồng ý với mong cầu đó không. Trong sự lắng nghe sâu, thấu hiểu đó thì cha mẹ cũng sẽ tập bỏ dần việc bám víu, thao túng cuộc đời của con. Cha mẹ sinh con nhưng không có nghĩa rằng cha mẹ sẽ sở hữu con. Chính cha mẹ cũng mong muốn có được sự tự do thì cha mẹ cũng phải tôn trọng sự tự do của con cái mình. 

Bậc cha mẹ sẽ giữ chặt tay con ở trong lòng để trân quý, nâng niu đúng như câu nói: "Không có đến cũng không có đi, không có trước cũng không có sau. Tôi giữ chặt tay của bạn". 

Nhưng cha mẹ cũng hãy học cách thả con ra để con có thể trưởng thành một cách tự nhiên và con là chính con. Cha mẹ cũng không can thiệp quá sâu bởi vì cha mẹ biết con là con của trời đất, của ông bà tổ tiên chứ không chỉ là con của cha mẹ. Con sẽ có bản sắc của chính con, cha mẹ chỉ là những người dìu dắt, nâng đỡ. Cha mẹ giác ngộ rằng con cái luôn ở trong cha mẹ và cha mẹ cũng sẽ luôn ở trong con. Vì thế, cha mẹ cũng không cần thiết phải bắt con suốt đời ở bên cạnh mình, buộc con phải trở thành người này, trở thành người kia. Cha mẹ được sống cuộc đời của cha mẹ thì cũng mong con được sống cuộc đời của con thật rực rỡ. 


Bậc cha mẹ hãy là những người bạn lớn thân thiết nhất của con thì cha mẹ sẽ được tự do
Bậc cha mẹ hãy là những người bạn lớn thân thiết nhất của con thì cha mẹ sẽ được tự do

Bậc cha mẹ hãy là những người bạn lớn thân thiết nhất của con thì cha mẹ sẽ được tự do. Khi cha mẹ có được sự tự do thì cha mẹ cũng sẽ có được sự bình an, hạnh phúc, yêu thương rất ít điều kiện hoặc không điều kiện. Khi đó thì chắc chắn con cái cũng sẽ được hạnh phúc. Nếu như lỡ làm tổn thương con rồi thì cha mẹ hãy buông bỏ cái tôi, hạ cái bản ngã và thu hẹp sự tự ái lại. Chúng ta hãy nghĩ cho con bởi vì con đang rất cần được giúp đỡ. Vậy nên, cha mẹ hãy là những người truyền cảm hứng cho con của mình. Lúc này, cha mẹ cũng cần quay về để chế tác ra năng lượng bình an. Có đôi khi cha mẹ không cần phải làm gì, chỉ cần ngồi yên và gửi tới con năng lượng bình an là đủ. Để lúc đó con cảm nhận được điều đó thì con sẽ có khả năng tự chữa lành được vết thương. Khi nào con trở nên đuối sức, đưa cánh tay ra thì cha mẹ hãy nắm lấy để xem con cái mình cần gì.

Nếu như lúc nào cha mẹ cũng giữ cho mình được sự bình yên thì chắc chắn con cái cũng sẽ yên ổn và hạnh phúc. Không cần phải lo quá nhiều cho con mà hãy biến nó thành điều tiêu cực, làm tổn thương con cái.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước