Đức Phật chỉ 3 cách nhìn nhận vấn đề của người thông tuệ: Sự giàu sang của một người không phải có nhiều tiền mà là sở hữu bộ não thông minh
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật chỉ dạy "con có bản sắc riêng, cha mẹ chỉ nên nâng đỡ, dìu dắt": Các bậc phụ huynh nên học hỏi!Đức Phật dạy "Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người": Tại sao lại nói như thế?Giác ngộ lời Đức Phật răn dạy: "Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”Tỷ phú Bill Gates từng nói rằng: "Sự giàu có lớn nhất của một người không phải là có trong tay một đống tiền mà là sở hữu một bộ não thông minh. Khi khai thông tư duy thì mọi thứ đều có thể kiếm ra tiền".
Còn nhà văn người Pháp nổi tiếng cũng từng nói rằng, nỗi bất hạnh lớn của con người là không có các cơ quan như mí mắt hay phanh trong tư duy của họ để họ có thể che hoặc chặn một hay nhiều suy nghĩ khi cần thiết. Có nhiều khi, chúng ta đưa ra lời phàn nàn rằng không có cách nào để kiếm tiền nhưng trên thực tế thì đây là lúc suy nghĩ của chúng ta bị chặn lại. Và những người thực sự thông minh sẽ thường sở hữu ba tư duy mạnh mẽ này và họ xứng đáng với hai chữ bậc thầy.
Thấm thía "triết lý sống" của Đức Phật: Ở đời nên học chữ tùy duyên!
Trong cuộc sống này, chưa hẳn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang đến khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa đến sự trưởng thành còn thuận duyên sẽ khiến cho chúng ta yếu đuối. Tất cả mọi thứ đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của mỗi con người.Đức Phật chỉ dạy “có ba hạng con trai xuất hiện, có mặt ở đời”: Đó là ai?
Có thể thấy, ngày nay sinh con trai hay con gái không phải là vấn đề nữa bởi khi có đầy đủ phước duyên thì sinh con nào cũng sẽ tốt đẹp cả. Bời vì khi sinh được con trai thì chưa hẳn người con trai đó có thể đem lại hạnh phúc và an vui cho gia đình bởi con trai có ba hạng.Cách 1: Vượt lên chính mình và tạo ra những khả năng có lợi thế cạnh tranh
Thực tế cho thấy, trước khi chạm tay đến thành công, đối thủ mạnh nhất của chúng ta không nhất thiết phải là người khác mà là chính chúng ta. Và trước khi vượt qua người khác, bạn phải vượt qua chính mình trước đã. Có câu chuyện kể lại rằng, có hai đứa trẻ thích vẽ trang. Những bức tranh của đứa trẻ đầu tiên được dán trên bức tường cho người khác chiêm ngưỡng, còn những bức tranh của đứa trẻ thứ hai thì bị ném vào giỏ giấy một cách không thương tiếc.
Sau đó 3 năm, có cuộc triển lãm và những bức tranh của người thứ nhất được treo đầy tường khiến cho những bậc phụ huynh tới chiếm ngưỡng và không ngừng trầm trồ ca ngợi. Còn tranh của người thứ hai lại không được trưng bày tại cuộc triển lãm, điều này đã khiến cho anh at mỗi khi vẽ tranh sẽ vứt đầy sọt rác và mọi người sẽ luôn nhìn thấy bức tranh của anh ta vương vãi ra sàn.
Tuy nhiên thì 30 năm sau, người đầu tiên có kỹ năng nhưng tranh của người này vẽ là bình thường và chẳng có gì là mới mẻ mà chỉ để lại những ký ức về vinh quang thời thơ ấu, còn người thứ hai đã là một họa sĩ vĩ đại trên thế giới. Tại sao lại như vậy? Điều này là do sự lạc hậu của người đầu tiên là vì anh ta đặt mục đích vẽ để giành lấy danh dự, khen ngợi và thành công nhưng anh thứ hai lại hoàn toàn khác. Mặc dù ảnh vẽ của người thứ hai lúc ở trường không hề được khen ngợi, thậm chí là vò rồi vứt đi nhưng anh đã rất nỗ lực không ngừng để cho ra những bức tranh hoàn hảo nhất để có thể vượt lên chính mình.
Cuộc sống của chúng ta giống như hội họa nên đừng bao giờ thỏa mãn những thành tựu hiện có. Bên cạnh tài năng, thành tựu còn phải nỗ lực hơn nữa, chăm chỉ hơn nữa để có thể tạo ra một phiên bản tốt hơn so với bạn của hiện tại. Thực tế thì không có giới hạn cho việc học hỏi không ngừng và cũng chẳng có giới hạn cho kiến thức. Chỉ khi liên tục vượt lên chính mình thì người ta mới có thể đạt đến đỉnh cao của tri thức và tạo nên được sự nghiệp rực rỡ.
Cách 2: Khám phá bản thân và nhận ra chính mình
Việc nhận ra mình là ai, mình cần gì không phải là điều dễ dàng nhưng đó không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Chính vì thế, chúng ta cần phải làm gì để có thể hiểu rõ chính mình. Điều cần thiết đó là tự hoàn thành. Đó là hình thành nên một ước mơ đẹp đẽ. Và một khi ước mơ được tạo ra thì nó sẽ được chuyển thành động lực thúc đẩy bạn phát triển về phía trước và bạn sẽ khao khát đạt được mục tiêu cuộc sống của mình. Và khi tâm trí thôi thúc bạn thì nó sẽ tạo thành một năng lực vô hình. Ý chí cũng sẽ thôi thúc bạn tiếp tục tiến về phía trước cho đến khi bạn đạt được mục tiêu. Chính vì thế, bạn hãy học cách thiết lập ý tưởng về người mà bạn muốn trở thành nhất.
Cách 3: Từ chối an phận và đón nhận sự cô đơn
Trong cuộc sống này, mọi người ai cũng bình thường nhưng điều quan trọng nhất là ai cũng có quyền từ chối sự bình thường. Có một lý do quan trọng cho câu hỏi tại sao nhiều người không làm gì vì nghĩ "vậy cũng tốt mà". Cuối cùng sự an phận, không muốn hành động để tạo kỳ tích khi biến chúng ta trở thành kẻ thảm hại. Có thể việc thay đổi bản thân sẽ làm cho bạn mất đi một thứ gì đó nhưng bạn sẽ nhận được những điều mới mỉm, tuyệt vời hơn ban đầu rất nhiều. Vấn đề là nằm ở chỗ bạn có dám thử thách hay không. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy an toàn khi được giống như người khác và bạn không muốn làm khác số đông hay không dám tạo ra sự khác biệt và nổi bật vì sợ người ta bảo rằng đó là lập dị, mặc dù biết rằng tạo ra sự khác biệt là rất tự hào nhưng lại đi kèm với áp lực và cô đơn. Trên con đường sự nghiệp, không tránh khỏi việc ganh ghét, đố kị. Đừng buồn khi tất cả mọi người chống đối bạn mà hãy làm quen với sự cô đơn, từ chối sự tầm thường và nắm lấy cơ hội để có thể thành công.