Dow Jones hồi phục mạnh, tăng hơn 500 điểm, chứng khoán châu Âu cũng tăng 2%
BÀI LIÊN QUAN
Ngược dòng với những người tháo chạy khỏi chứng khoán Mỹ, một nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ quyết trung bình giá đến cùngChứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm, chỉ số Dow Jones có lúc mất hơn 600 điểm rồi hồi phục một phầnPhố Wall chìm trong sắc đỏ khi lạm phát Mỹ lên cao nhất kể từ năm 1981Theo Vietstock, tính tới lúc 22h14 ngày 19/7 (theo giờ Việt Nam), chỉ số Dow Jones đã tăng 509 điểm, tương đương với mức tăng 1,64%. S&P 500 tăng 1,91% và Nasdaq Composite tăng 2,13%.
Trên thị trường châu Âu hiện nay, chỉ số Stoxx 600 tăng 1.45%, điểm số DAX tăng vọt 2,7%, còn FTSE MIB tăng 2.45% và CAC tăng gần 2%.
Chứng khoán Mỹ đang có chiều hướng tích cực hơn sau hàng loạt báo cáo lợi nhuận mới nhất cho thấy các doanh nghiệp vẫn có lãi lớn dù áp lực kinh tế lớn hơn, bao gồm việc lạm phát ngày càng tăng cùng nỗi lo suy thoái vẫn đang tiếp diễn.
“Cả nhà đầu tư và doanh nghiệp đều đã dự báo trước về đà tăng nóng của lạm phát, chính vì thế các công ty không ngạc nhiên trước báo cáo về vấn đề lạm phát”, Kim Forrest, nhà sáng lập kiêm Giám đốc đầu tư tại Bokeh Capital Partners nhận định. “Điều đáng ngạc nhiên là các doanh nghiệp này đã vượt qua khá tốt”.
Sau khi Johnson & Johnson báo cáo lợi nhuận và doanh thu hàng quý tốt hơn dự báo ban đầu, cổ phiếu của công ty này đã tăng mạnh. Dù vậy, gã khổng lồ này cũng đã cắt giảm doanh thu và lợi nhuận của cả năm.
Sau khi công bố EPS vượt xa dự báo của Refinitiv, cổ phiếu Hasbro đã tăng trên 2%, dù rằng doanh thu của công ty này đạt được thấp hơn so với kỳ vọng.
Trong khi đó, cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ IBM đã giảm hơn 6% sau khi công ty này hạ dự báo về dòng tiền của mình. Điều này vẫn diễn ra dù báo cáo lợi nhuận của IBM vẫn cao hơn kỳ vọng của phố Wall.
Cổ phiếu của ngành ngân hàng tăng vượt trội trong ngày thứ B. Trong đó, cổ phiếu của Goldman Sách đã tăng hơn 3% sau khi ngân hàng này công bố báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự báo. Bank of America đã tăng gần 3% và Wells Fargo tăng 2%.
Sau đợt chia tách cổ phiếu tỷ lệ 1:20 trong ngày đầu tuần thì cổ phiếu của Google đã tăng hơn 2%.
Trước khi công bố báo cáo lợi nhuận quý 2, cổ phiếu của Netflix tăng hơn 2%. Sang tuần này, Tesla, American Airlines, United Airlines, Snap, Twitter và Verizon sẽ công bố báo cáo lợi nhuận của mình.
Theo dữ liệu của Factset, cho đến thời điểm này, đã có khoảng 9% công ty thuộc S&P 500 công bố lợi nhuận quý 2. Trong số đó, có khoảng ⅔ đã vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích.
Hiện tại, Phố Wall đang đặt cược rằng, thị trường cổ phiếu phấn lớn đã phản ánh về khả năng suy giảm lợi nhuận sau đợt giảm mạnh trong thời gian trước. Tuy nhiên, một số thành phần tham gia thị trường vẫn đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư nên giữ một lượng tiền mặt nhất định và chuẩn bị sẵn sàng cho đà giảm sắp tới.
Một trong những chuyên gia mang quan điểm “gấu” nổi tiếng trên phố Wall nhận định, chứng khoán Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục đối diện với rủi ro giảm điểm dù nền kinh tế Mỹ có tránh được một cuộc suy thoái hay không.
Theo nhóm nghiên cứu tới từ Morgan Stanley, được dẫn đầu bởi chuyên gia kinh tế Michael J. Wilson: “Những phiên giao dịch tích cực có thể tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới, nhưng đừng vội đưa ra quyết định sai lầm, chúng tôi cho rằng giai đoạn thị trường xuống giá vẫn chưa kết thúc, ngay cả khi Mỹ có thể tránh được một cuộc suy thoái kinh tế”.
Trong một báo cáo được công bố vào ngày 15/7, chiến lược gia David J.Kostin đến từ Goldman Sachs Group Inc. đã dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô ảm đạm sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của các doanh nghiệp, hiện đang trong xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Lợi nhuận và lãi suất là hai yếu tố chính tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn của cổ phiếu, trong thời gian qua vốn vẫn tiếp tục tăng dù doanh nghiệp đang phải đối diện với tình trạng chi phí về nguyên liệu đầu vào, biến chủng Covid-19 siêu lây nhiễm Omicron và cuộc khủng hoảng về chuỗi cung ứng.
Giám đốc đầu tư tại Morgan Stanley, ông Wilson là người từng dự báo chính xác giai đoạn bán tháo cổ phiếu gần đây nhất, vẫn đang đứng giữ quan điểm “hoài nghi” trước quan điểm áp lực về lợi nhuận sẽ suy giảm sau quý 2.
Ông chia sẻ: “Áp lực chi phí lao động, nguyên liệu thô, hàng tồn kho và vận tải, cùng với đó là rủi ro về nhu cầu thị trường sụt giảm sẽ là vật cản lớn đối với tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, điều này chưa được phản ánh trong những dự báo trước đó”