meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đột ngột giảm nhiệt, nhà đầu tư đất nền khu vực phía Nam như “ngồi trên đống lửa”

Thứ ba, 31/05/2022-14:05
Ồ ạt xuống tiền vào đất nền khi thị trường đang “sốt nóng”, nay khi thị trường trầm lắng, nhiều nhà đầu tư lại lo “sốt vó” khi không tìm được người để bán sang tay, ôm nỗi lo chôn vốn, khó thanh khoản. Thực tế cũng ghi nhận những địa phương từng sôi sục vì đất nền nay trở nên nguội lạnh.

Hậu cơn “sốt”, đất nền rơi vào cảnh khó thanh khoản

Trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản có dấu hiệu giảm nhiệt sau thời gian dài xảy ra hiện tượng "nóng sốt" cục bộ ở nhiều địa phương. Tại nhiều khu vực nông thôn, giá đất đã tăng phi mã khiến nhiều người bất chấp mọi thứ lao vào hoạt động kinh doanh bất động sản, thậm chí bỏ việc để chuyển sang làm môi giới, cò đất.

Tháng 4/2021, anh Trần Minh Hạnh (sinh sống TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã quyết tâm chi hơn 3 tỷ đồng để mua 5 lô đất tại khu vực huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương nhằm mục đích đầu tư. Tại thời điểm anh Hạnh mua vào, giá đất tại khu vực này đang rất tăng cao, đông đảo nhà đầu tư ồ ạt kéo về khu vực để tìm cơ hội đầu cơ, "lướt sóng".

Tuy nhiên, chỉ sau đó 1 tháng, giá đất ở khu vực này bỗng nhiên chững lại, thậm chí còn giảm nhẹ so với thời điểm mua vào. Sau hơn 1 năm thị trường trầm lắng, lúc này anh Hạnh như “ngồi trên đống lửa” vì rao bán mãi không có người mua. Kể cả khi anh đã rao bán đất bằng mức giá mua vào để thu hồi vốn cũng khó tìm được khách quan tâm muốn mua.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào thị trường bất động sản tăng cao, đất nền vẫn sôi động

Nền kinh tế quý 1 năm 2022 phát triển ổn định khi dịch bệnh đã được kiểm soát ổn định. Dòng vốn đầu tư FDI từ các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước vào thị trường bất động sản đang tăng lên đáng kể.

Vì sao đất nền tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu... hạ nhiệt?

Do ảnh hưởng của các biện pháp thắt chặt quản lý nhà đất gần đây như việc ngân hàng tiếp tục siết chặt tín dụng vào bất động sản, tăng cường kiểm soát đối với giao dịch bất động sản (hồ sơ đấu giá, thuế chuyển nhượng bất động sản, phân lô bán nền) và những thông tin tiêu cực về vi phạm của các doanh nghiệp... là những lý do khiến cho nhà đầu tư trở nên e dè hơn.

Bất chấp lực cầu "nguội", giá đất nền ở Bình Dương vẫn tăng "nóng"

Trong 4 tháng đầu năm 2022, giá đất nền ở Bình Dương vẫn tăng nhanh khi lực cầu giảm sút rõ rệt. Diễn biến này đã cho thấy một số nghịch lý của thị trường bất động sản ở tỉnh thành này.

Đất nền dự án ở Bình Dương tăng giá mạnh

Mặt bằng giá rao bán đất nền ở cả 3 thành phố của Bình Dương trong 4 tháng đầu năm đều ở mức tăng cao, lên tới 41% so với năm 2021.

Hải Tiến (Thanh Hoá): "Thủ phủ" giá đất nền mới của tương lai?

Giá bất động sản tại Hải Tiến hiện đang được đánh giá là khá dễ chịu. Và chắc chắn nếu việc quy hoạch đi đúng hướng, giá bất động sản ở khu vực này sẽ thiết lập một mặt bằng mới.

Sau cơn sốt đất nền, nhà đầu tư đành ngậm ngùi "chôn vốn"
Sau cơn sốt đất nền, nhà đầu tư đành ngậm ngùi "chôn vốn"

Anh Hạnh chia sẻ: “Cứ nghĩ rằng thị trường sẽ sôi động trở lại nên tôi quyết định giữ lại 5 lô đất sau khi đã đặt cọc. Nhưng không ngờ rằng sau 1 năm, giá đất bỗng chững lại và không có dấu hiệu tăng”. Số vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng mua 5 lô đất là tiền mà anh Hạnh vay từ ngân hàng và bạn bè, người thân. Giờ đây, khi anh không thể gồng nổi lãi suất nữa nên quyết định bán đi để thu hồi vốn, thế nhưng rao bán mãi mà vẫn không thấy có người mua. 

Cũng rơi vào tình cảnh tương tự là chị Phạm Thị Anh Tuyết (sinh sống ở Đồng Nai) cũng đã chạy vạy vay mượn ngân hàng và người thân, bạn bè để dồn lực đầu tư vào bất động sản khi thị trường đang trong cơn "nóng sốt". Đến thời điểm hiện tại, sau một thời gian dài "chôn vốn", chị vẫn chưa thể bán đi được những lô đất mà mình đã lỡ "ôm" vào từ cách đây hơn một năm. Thậm chí, chị Tuyết đã chấp nhận phải bán cắt lỗ các lô đất vị trí không đẹp để thu hồi vốn nhưng chưa tìm được khách mua.

Anh Nguyễn Thanh Lập, một nhà đầu tư bất động sản giàu kinh nghiệm hoạt động ở khu vực Mỹ Phước, Bàu Bàng, Chơn Thành đánh giá, giá đất nền tại các khu vực Bến Cát, Bàu Bàng của Bình Dương và Chơn Thành của Bình Phước đã ghi nhận tình trạng chững lại hơn 1 năm qua. Số lượng tin rao bán luôn cao hơn nhiều so với số lượt người quan tâm, tìm kiếm.


Đất nền rơi vào trạng thái trầm lắng sau thời gian dài "sốt nóng"
Đất nền rơi vào trạng thái trầm lắng sau thời gian dài "sốt nóng"

Thị trường đất nền xuất hiện “bong bóng cục bộ”

Theo nhận định của anh Lập, những nhà đầu tư tay ngang, còn non nớt về kinh nghiệm rất dễ ngậm "trái đắng" khi ôm đất nền vào lúc thị trường đang nóng sốt. Để rồi khi thị trường hạ nhiệt, những nhà đầu tư này rất khó thanh khoản được những lô đất đã mua vào, thậm chí chấp nhận bán cắt lỗ cũng khó tìm được người mua.

Theo báo cáo khảo sát về thị trường bất động sản, trong quý 1/2022, nhu cầu đầu tư vẫn chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền của thị trường. Lý do là bởi trong 2 năm chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, người dân có xu hướng chọn đất nền làm nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền trong bối cảnh lạm phát gia tăng, các kênh đầu tư khá như chứng khoán, kinh doanh, sản xuất quá nhiều rủi ro, biến động.

Thị trường bất động sản trong những năm gần đây xuất hiện tình trạng "nóng sốt" chủ yếu là do tình trạng đầu cơ hơn là nhu cầu sử dụng đất thực sự. Và khi giá đất đai không phản ánh được nhu cầu thực tế của thị trường, chắc chắn cơn sốt đất sẽ đến lúc phải hạ nhiệt.


Đất nền tăng trưởng nóng để lại nhiều hệ lụy
Đất nền tăng trưởng nóng để lại nhiều hệ lụy

Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), hiện tượng giá nhà đất tăng nhưng trong thời gian ngắn nhưng thanh khoản thấp là tín hiệu cho thấy thị trường đã bắt đầu xuất hiện "bong bóng cục bộ". Đáng chú ý là việc giá nhà ở cũng leo thang theo giá đất nền và thiết lập nên mặt bằng giá mới ở nhiều địa phương trên cả nước, tuy nhiên lượng giao dịch chỉ đạt ở mức rất thấp. Để ổn định thị trường, cơ quan quản lý Nhà nước đang đẩy mạnh củng cố cơ sở pháp lý tạo tiền để thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững và lành mạnh.

Trong đó, có việc nhiều địa phương đã nhanh chóng thực hiện việc công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mặt bằng giá đất trên địa bàn. Thậm chí, nhiều tỉnh thành đã quyết định ra văn bản dừng mọi hoạt động phân lô, tách thửa trái phép và bán đất nền khiến thị trường bị chững lại.  

Mặt khác, do giá bất động sản thời gian qua đã bị đẩy lên mức quá cao ở nhiều địa phương và khi đã trải qua nhiều cơn "sốt đất" liên tục khiến cho các nhà đầu tư phải thận trọng, cân nhắc hơn trong việc đưa ra quyết định rót vốn.

Theo nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản có dấu hiệu tập trung phát triển thiên về phân khúc đất nền nhiều hơn cả. Đặc biệt, tại khá nhiều địa phương, các doanh nghiệp địa ốc dù chỉ có tiềm lực tài chính mỏng nhưng cũng tiến hành san phẳng đất, cắm mốc làm đường xá rồi bán nền thu tiền.

Việc thị trường đất nền phát triển nóng, thiếu kiểm soát, sốt nóng gây ra rất nhiều hệ lụy cho thị trường. Đất nền khi trở thành phân khúc chỉ để đầu tư kiếm lời lướt sóng mà không có giá trị phục vụ cho mục đích sản xuất, khai thác kinh doanh thì sẽ không thể giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Việc dễ dàng đầu tư đất nền do buông lỏng quản lý trong phát triển dự án trong thời gian tới sẽ chấm dứt khi có động thái siết tín dụng vào bất động sản. Điều này sẽ giúp cho thị trường phát triển ổn định, lành mạnh hơn.

(Nguồn: Dân Việt)

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước