meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dòng vốn FII bị “chững lại” khi thiếu vắng các thương vụ IPO lớn

Thứ bảy, 11/11/2023-13:11
Trong thời gian qua, thị trường Việt Nam chững lại dòng vốn FII khi thiếu vắng các thương vụ IPO lớn. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phải nâng hạng thị trường bên cạnh ổn định một số yếu tố vĩ mô, có như thế thì dòng vốn ngoại mới quay trở lại được.

Ghi nhận, nhận định trên được Tổng Giám đốc Chứng khoán VPBank (VPBankS) - ông Nguyễn Duy Linh chia sẻ ở Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” được diễn ra chiều 09/11.

Có thể thấy, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng phát triển của nền kinh tế cũng như chất lượng hàng hóa, sự minh bạch của thị trường. Điều quan trọng hơn cả đó là doanh nghiệp cần phải đáp ứng được tiêu chí đầu tư của các tổ chức quốc tế.

Theo ông Linh, trong giai đoạn 2016 - 2018 thì việc tăng lãi suất của Fed không có quá nhiều tác động đến vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Nguyên nhân là bởi phần lớn các quỹ ngoại đầu tư vào Việt Nam với định hướng đầu tư dài hạn ở trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và tỷ giá USD/VND ổn định hơn.

Và quy mô thị trường chứng khoán gia tăng bởi có thêm nhiều cổ phiếu chất lượng cao được niêm yết và đẩy mạnh thoái vốn nhà nước, IPO cho đến cổ phần hóa với kỳ vọng Việt Nam được xem xét ở trên thị trường mới nổi.

Dòng vốn FII bị “chững lại” khi thiếu vắng các thương vụ IPO lớn
Dòng vốn FII bị “chững lại” khi thiếu vắng các thương vụ IPO lớn. Nguồn ảnh: Internet

Cũng trong năm 2017, có 70 doanh nghiệp Nhà nước lên sàn chứng khoán. Và nhiều trong số đó là những doanh nghiệp đầu ngành như Sabeco (SBC), Petrolimex (PLX) hay những doanh nghiệp tư nhân như Vincom Retail (VRE). Có thể xem đây là những chất xúc tác cho dòng vốn FII.

Mặc dù vậy, bước sang năm 2018 khi mà Fed quyết định gia tăng tốc độ thu hẹp bảng cân đối tài sản, câu chuyện nâng hạng không còn hấp dẫn. Và tâm lý sợ rủi ro đã khiến cho nhà đầu tư rút vốn khỏi các thị trường mới nổi về thị trường phát triển. Đến thời điểm hiện tại thì vẫn còn nhiều tổng công ty, tập đoàn Nhà nước lớn bởi nhiều lý do chưa niêm yết hay chưa đẩy mạnh thoái vốn khiến cho lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế.

Và ở thời điểm hiện tại, câu chuyện rút vốn đã dường như đang xảy ra ở không chỉ Việt Nam mà hầu hết thị trường ở châu Á trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm sau dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, lạm phát tăng cao đã buộc các ngân hàng trung ương áp dụng cho mình chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời gian dài.

Dòng vốn FII bị “chững lại” khi thiếu vắng các thương vụ IPO lớn
Tổng Giám đốc Chứng khoán VPBank (VPBankS) - ông Nguyễn Duy Linh. Nguồn ảnh: Sưu tầm

Cũng từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã chứng kiến được quý thứ hai liên tiếp bị rút ròng mạnh và là quốc gia bị rút vốn ít nhất trong khu vực Đông Nam Á với giá trị rút ròng khoảng 340 triệu USD, chủ yếu là do áp lực tỷ giá tăng cao, đồng USD giảm mạnh so với VND.

Mặc dù vậy thì ông Linh cũng cho rằng, xu hướng này sẽ dần thu hẹp lại trong năm 2024 khi mà Fed có khả năng không tăng lãi suất và thậm chí là có thể hạ nhẽ lãi suất vào cuối năm sau. Dòng tiền ngoại cũng sẽ quay trở lại chọn lọc hơn ở các thị trường có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, có câu chuyện riêng.

Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì khá ổn, lạm phát trong mức kiểm soát thì Việt Nam sẽ có thể chứng kiến dòng vốn quay trở lại mạnh mẽ từ cuối năm 2024.

Theo: taichinh.kinhtechungkhoan.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

1 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

1 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

2 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

2 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

2 ngày trước