meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Đói vốn”, doanh nghiệp BĐS tiếp tục phát hành trái phiếu sau 4 tháng “ngủ đông”

Thứ sáu, 08/07/2022-06:07
Sau sự kiện một tập đoàn bất động sản lớn hủy 9 lô trái phiếu, các doanh nghiệp địa ốc phải tự tạm dừng phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, có lẽ vì “cơn đói vốn” trở nên “quằn quại”, các doanh nghiệp địa ốc tiếp tục phải phát hành gần 7.000 tỷ đồng trái phiếu để thực hiện các dự án dở dang.

Hơn 150.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS trong 6 tháng

Dòng tiền được xem là mạch máu của các lĩnh vực phát triển kinh tế trong đó có bất động sản. Đối với doanh nghiệp bất động sản, nguồn vốn từ ngân hàng được xem là ưu tiên số một của họ trong việc phát triển dự án. Tuy nhiên, khi nguồn vốn này bị “siết” chặt, họ tìm cách huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Sự kiện Tập đoàn Tân Hoàng Minh phải hủy bỏ 9 lô trái phiếu thực sự đã trở thành cơn địa chấn trong giới bất động sản. Đây là sự việc được cho là chưa có tiền lệ khi một doanh nghiệp lớn phải hủy 9 lô trái phiếu trị giá nhiều ngàn tỷ đồng. Khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bỗng dưng “im ắng” một cách lạ thường. Trong suốt nhiều tháng trời, không doanh nghiệp nào nhắc đến hai từ trái phiếu.

Theo thống kê từ Bộ Tài chính, trong năm 2021, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành khoảng 640.000 tỷ đồng. Con số này tăng gần 40% so với năm 2020. So với năm 2018, năm 2021 có quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng gấp 3 lần. Dẫn số liệu nàu để thấy rằng quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng lên một cách chóng mặt trong 3 năm.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mới đây, Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ về thị trường trái phiếu năm 2021 và quý I/2022. Bộ này đã điểm mặt 20 doanh nghiệp bất động sản có lượng phát hành trái phiếu nhiều nhất trong năm vừa qua. Theo đó, tổng khối lượng phát hành trái phiếu của 20 doanh nghiệp này đạt trên 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là  tỷ lệ khối lượng phát hành trên vốn chủ sở hữu đã lên tới hàng chục lần. Đây là vấn đề khá nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu lớn nhất năm vừa qua lần lượt là Công ty CP Hưng Thịnh Land, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Vạn Trường Phát, Công ty CP Osaka Garden, Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Mediterranena Revival Villas...

Một loạt doanh nghiệp bất động sản có khối lượng phát hành trái phiếu lớn năm vừa qua như Công ty CP Tập đoàn Địa ốc No va (Novaland) phát hành gần 7.000 tỷ đồng; Vinaconex phát hành 6.000 tỷ đồng; TNR Holdings phát hành 4.000 tỷ đồng; hay nhóm 3 công ty thuộc Sunshine Group phát hành tổng cộng trên 10.0 00 tỷ đồng…

Còn theo thống kê mới nhất từ VBMA (Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam) sau 4 tháng “ngủ đông” trong việc phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp địa ốc đã hoạt động trở lại bằng việc huy động vốn trên kênh này. Chỉ riêng tháng 5, theo thống kê của VBMA có 35 đợt phát hành trái phiếu trị giá khoảng hơn 24.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng thương mại giữ vị trí quán quân với khoảng hơn 14.500 tỷ đồng, tương đương với gần 61% tổng giá trị phát hành.

Xếp thứ 2 là các nhóm bất động sản với gần 6.900 tỷ đồng chiến trên 28% tổng giá trị phát hành. VBMA cho biết, riêng Công ty CP đầu tư địa ốc Nova đã phát hành gần 5.800 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 10 năm. Chưa dừng lại ở đó, trong tháng 5, nhiều doanh nghiệp bất động sản liên quan đến nghỉ dưỡng cũng huy động hàng ngàn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu. Ước tính đến 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã phát hành trên 150.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó 94% là phát hành riêng lẻ.

Dự báo nhiều DN sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu

Phải nhìn nhận thẳng thắn, tín dụng nhân hàng và nguồn trái phiếu doanh nghiệp được xem là hai nguồn tiền lớn, quan trọng để doanh nghiệp địa ốc tồn tại, phát triển. Thời gian gần đây, trong khi các tổ chức tín dụng siết chặt và kiểm soát việc cho vay bất động sản thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp phải “dừng hình” trước nhiều bấn động lớn trong lĩnh vực bất động sản.

Nhiều doanh nghiệp bị “mắc kẹt” không thể xoay sở nổi do thiếu vốn, thiếu tiền thực hiện dự án. Các dự án đình trệ, lao động phải làm cầm chừng hoặc nghỉ việc. Ngành bất động sản được xem là ngành có tác động lớn đến hàng chục ngành nghề khác. Khi bất động sản phải “đắp chiếu”, lao động ùn ùn đổ về quê kiếm việc, các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng cũng đứng yên theo tác động của Covid-19 và việc siết tín dụng...




PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.

Mới đây, trả lời chất vấn tại Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định không có chuyện Bộ Tài chính siết và hạn chế trái phiếu doanh nghiệp. Bộ đánh giá, đây vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, việc huy động này phải đúng pháp luật, minh bạch. Các doanh nghiệp tuyệt đối không được lợi dụng để sử dụng số tiền sai mục đích, đưa tiền vào đầu cơ bất động sản hay kênh khác mà không đóng góp cho nền kinh tế.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia tài chính Đinh Thế Nam cho rằng, việc các doanh nghiệp bất động sản bắt đầu tiến hành phát hành trái phiếu để huy động vốn sau nhiều tháng đứng im cũng là điều dễ hiểu. Trong khi ngân hàng siết chặt tín dụng thì doanh nghiệp chỉ chạy theo phương án phát hành trái phiếu.

“Đây cũng chỉ là phát súng mở màn. Trong thời gian tới, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với quy mô lớn. Thiếu vốn họ phải làm như vậy để có thể sinh tồn. Bộ Tài chính cũng đã khẳng định họ không có bất cứ văn bản nào, chủ trương nào siết chặt việc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, việc phát hành phải đúng quy định của pháp luật, căn cứ trên vốn và tài sản của doanh nghiệp. Người dân cũng phải cần tìm hiểu kỹ công ty và loại trái phiếu mình đang cầm”, ông Nam nói.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá, trong dài hạn, cần xem trái phiếu doanh nghiệp là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ. Trái phiếu chính là một loại hình có thể giúp giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thời gian qua, việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp có vấn đề và việc kiểm soát việc phát hành trái phiếu chưa đến nơi đến chốn.

“Việc chấn chỉnh cả về luật pháp, cơ chế thực hiện thạm kiểm tra giám sát là điều cần thiết. Điều này giúp thị trường trái phiếu trở thành 1 kênh huy động vốn trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Cũng theo vị này, thực tế cho thấy, nhận thức của không ít nhà đầu tư về thị trường trái phiếu chưa đầy đủ. Vì vậy, cần có một đơn vị đứng ra phân tích cho các nhà đầu tư về tình hình tài chính doanh nghiệp, cân đối rủi ro, lợi nhuận. Nếu làm được điều này thì chắc chắn thị trường ngày càng trở nên minh bạch hơn. Nhà đầu tư cũng sẽ ít đối diện với rủi ro.

Tịnh Danh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

13 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

13 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

13 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

13 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

13 giờ trước