Doanh thu ngành di động Việt tăng mạnh, nhưng thực tế thị trường lại đang đi xuống
BÀI LIÊN QUAN
Sau AirPods, Việt Nam có thể sẽ sản xuất Mac Pro cho AppleHành trình trở thành "ông vua chip" của TSMC: Chi 9 tỷ USD và xây nhà máy đạt tiêu chuẩn của Apple trong thời gian 11 tháng để giành hợp đồng từ tay đối thủApple cần thêm ít nhất 3-4 năm mới có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung QuốcBáo cáo mới được công bố của Counterpoint Research cho thấy doanh số toàn ngành di động Việt Nam trong quý III tăng trưởng mức 34% so với cùng kỳ năm trước. Trên thực tế, con số này không phản ánh đúng diễn biến của thị trường vì tham chiếu dùng để so sánh là giai đoạn trì trệ kinh doanh và không có hoạt động.
Doanh thu bán lẻ di động trong nước cùng kỳ 2021 giảm tới 28% so với quý III năm 2020. Đó là thời điểm dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành tại Việt Nam. Nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong nhiều tháng. Bởi vậy, đa số hoạt động kinh doanh và thương mại đều bị đình trệ và các nhà bán lẻ cũng phải đóng cửa. Bên cạnh đó, vấn đề vận chuyển cũng khiến việc mua hàng từ xa hay thanh toán online khó áp dụng được.
Nhu cầu sở hữu iPhone 12 Pro Max cũ tăng đột biến
Nhiều chuỗi kinh doanh iPhone cũ ghi nhận nhu cầu mua iPhone 12 Pro Max tăng mạnh.Nguồn cung iPhone 14 Pro Max tại Việt Nam tiếp tục khan hiếm đến hết quý I/2023
Sức hút của iPhone 14 Pro Max vẫn là rất lớn dù đã mở bán được hơn 2 tháng chính thức tại Việt Nam và 3 tháng tại các thị trường cấp 1 trên toàn cầu.Sau giai đoạn khan hiếm nguồn cung, iPhone 14 được giảm giá mạnh lên tới 8 triệu đồng
Một số phiên bản thuộc dòng máy iPhone 14 có dung lượng bộ nhớ cao được giảm giá mạnh để kích cầu tiêu dùng và đẩy hàng tồn kho. Thậm chí, có phiên bản được giảm giá tới 8,5 triệu đồng so với mức giá niêm yết.Bởi vậy, mức tăng 34% của toàn ngành trong quý III không cho thấy đúng những gì đang xảy ra - đà đi xuống của toàn thị trường trong nước. Dù tăng trưởng cao nhưng doanh thu vẫn thấp hơn so với thời điểm trước dịch.
Báo cáo từ IDC cho thấy thị trường di động Việt Nam trong 9 tháng qua không có mức tăng trưởng rõ rệt. Trong quý III, doanh số bán smartphone gần như đi ngang, tăng nhẹ 1,6% so với quý trước khi đạt 3,2 triệu chiếc.
Các chuyên gia nhận định rằng giá bán thiết bị tăng cùng dự báo kinh tế kém khả quan khiến người cẩn trọng nhiều hơn trong việc chi tiêu. IDC nhận định rằng hiện tại doanh thu thấp hơn nhiều so với thời trước dịch. Lạm phát cao và kịch bản nền kinh tế đi xuống đã ảnh hưởng tới sức mua của người dùng.
Bên cạnh đó, Canalys cũng đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm thị trường vốn có độ nhạy cảm cao về giá. Vì vậy, biến động ở những sản phẩm giá rẻ có thể ảnh hưởng tới sức mua của khách hàng.
Quản lý cấp cao của một thương hiệu điện thoại cho biết đơn vị đã phải xoay sở để giữ giá sản phẩm, mở rộng thị phần và tăng doanh thu.
Mặt khác, theo đại diện của các hệ thống bán lẻ lớn, toàn ngành đang bước vào thời kỳ khó khăn.
Đại diện FPT Shop chia sẻ rừng: “Thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế vĩ mô nói riêng trong quý IV đang ở giai đoạn khó khăn vì tác động của lãi suất và lạm phát tăng cũng như sự biến động của tỉ giá. Điều đó đã gây ảnh hưởng tới chi phí và sức mua”.
Lãnh đạo MWG (Thế Giới Di Động) cũng đưa ra thông báo rằng kế hoạch tối ưu hoạt động ở các chuỗi hiện có, không mở thêm ở thời kỳ khó khăn.
Theo dữ liệu từ công ty phân tích thị trường Gfk, toàn ngành di động Việt Nam trong 10 tháng đầu năm tăng 15% doanh thu, tuy nhiên lại giảm 2% về số lượng.
Ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS nói: “Người dùng hiện nay đa phần tìm mua điện thoại theo đúng nhu cầu với giá cao hơn”.
Trên toàn ngành, thương hiệu kinh doanh nổi bật nhất là Apple. Thương hiệu này tăng trưởng ở mức 2-3 con số qua từng quý. Ngoài ra, giá bán cáo của sản phẩm iPhone cũng đóng góp cho sự gia tăng doanh thu của thị trường khi số lượng máy giảm.