meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Phan Minh Thông - Từ cậu bé nghèo miền biển đến “Vua tiêu Việt” nổi danh thế giới: Luôn đối xử tốt với khách hàng vì chữ tín

Chủ nhật, 02/10/2022-09:10
Doanh nhân Phan Minh Thông sinh năm 1975, quê quán tại Hải Phòng. Ông đang là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh, hiện giữ vị trí số 1 Việt Nam về mảng xuất nhập khẩu hồ tiêu. Bên cạnh đó, công ty của ông cũng là 1 trong số 8 công ty hàng đầu cả nước về xuất khẩu cũng như tiêu thụ cà phê. 

Khởi nghiệp từ số vốn 60 triệu đồng ở tuổi 26

Năm 26 tuổi, ông Phan Minh Thông chính thức khởi nghiệp với 60 triệu đồng. Khi đó, ông chỉ suy nghĩ đơn giản là muốn buôn bán, nâng tầm giá trị của hạt tiêu Việt. Tuy nhiên, từ năm 2007, vị doanh nhân này đã có nhiều mục tiêu to lớn hơn.

Thời mới khởi nghiệp, ông buôn bán đủ loại gia vị, từ Brazil, Indonesia, Hà Lan… sau đó đi khắp nơi theo kiểu chuyển khẩu - tức là mua hàng từ nước này sau đó bán sang nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Trong ngành tiêu, Phúc Sinh là công ty thu mua lớn thứ 3 tại Brazil, Indonesia. Thậm chí, nhiều vị khách phương Tây còn tỏ ra vô cùng bất ngờ, bởi công ty của ông Phan Minh Thông là công ty hiếm hoi tại Việt Nam “sành sỏi” về buôn bán chuyển khẩu. Bây giờ, mọi người tìm đến Phúc Sinh không chỉ để mua hồ tiêu mà còn buôn nhiều loại nguyên liệu khác trên thế giới.


Với kinh nghiệm nhiều năm, ông Thông khẳng định thu nhập cấp quản lý tại Việt Nam trong ngành này đang dần ngang tầm thế giới
Với kinh nghiệm nhiều năm, ông Thông khẳng định thu nhập cấp quản lý tại Việt Nam trong ngành này đang dần ngang tầm thế giới

Ông Thông luôn mong muốn người Việt sẽ trở thành cầu nối về hàng hóa, bản thân vị doanh nhân cũng rất nhiều lần đấu tranh do chính sách cho vay chuyển khẩu thay đổi liên tục trong vòng 14 năm qua. Thực tế, nhà sáng lập Phúc Sinh cho rằng, chuyển khẩu là điều rất hay ho. Các nơi như Hà Lan, Hong Kong, người ta thường lái những dòng tiền đi qua đó. Việt Nam cũng có thể học hỏi điều này. Ví dụ, hàng từ  Indonesia đi thẳng sang Mỹ sẽ không liên quan đến Việt Nam. Nhưng nếu chuyển khẩu, nước ta vừa có ngoại hối mà doanh nghiệp vừa có thêm lợi nhuận để nộp thuế.

Về công ty của mình, ông Thông thuê khá nhiều người nước ngoài cho các vị trí trưởng đại diện, giám đốc kinh doanh, giám đốc bán hàng… và cả trader. Trong ngành xuất nhập khẩu, những người trader rất quyền lực, bởi họ thay mặt công ty để đảm phán những hợp đồng lớn đến 1-2 triệu USD. 

Với kinh nghiệm nhiều năm, ông Thông khẳng định thu nhập cấp quản lý tại Việt Nam trong ngành này đang dần ngang tầm thế giới. Những công ty Việt thuê được người giỏi phương Tây cùng mức giá cạnh tranh cũng khá phổ biến. Ví dụ, nếu như muốn kiểm toán qua Big4 (4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới gồm Deloitte Touche Tohmatsu Limited; Ernst & Young; Price Waterhouse Cooper và Klynveld Peat Goerdeler) rất dễ, bởi chỉ cần bỏ ra 100-150 triệu đồng là xong xuôi. Trong suốt 15-16 năm qua, Phúc Sinh của doanh nhân Phan Minh Thông vẫn kiểm toán qua Big4. Nhiều người cho rằng làm như vậy tốn kém, nhưng vị doanh nhân này cho biết thực ra giá rất rẻ. Đồng thời, khi kiểm toán như thế sẽ giúp uy tín công ty tăng lên nhiều lần và được ngân hàng đánh giá tốt.

“Gu của tôi là bán cho những doanh nghiệp tư nhân, sẵn sàng thanh toán trước 100%”

Ông Thông cho biết, thời kỳ mới khởi nghiệp, ông thường xuyên xách ba lô đi khắp nơi; không ngại xông vào hội chợ, hội nghị để chào hàng. Ông chủ của Phúc Sinh không muốn “đặt trứng vào một giỏ”, thế nên ông chưa bao giờ bán hết cho các tập đoàn lớn. Chưa kể, nếu bán cho những doanh nghiệp lớn, ông cũng không đàm phán được bởi họ chỉ có một hợp đồng sau đó đưa cho mình ký, họ có thể chọn nguồn khác tốt hơn và “đá” mình ra bất cứ khi nào. 

“Gu của tôi là bán cho những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, đặc biệt là những công ty gia đình lâu đời ở châu  Âu với tiềm lực tài chính mạnh, sẵn sàng thanh toán trước 100%”, ông Thông bổ sung. Ông còn kể rằng, đơn hàng đầu tiên của ông là 75 tấn tiêu bán cho một vị khách tại Mỹ. Đôi bên gặp nhau trong một văn phòng đi thuê rộng chưa đến 20m2 ở Việt Nam. Ông thật thà nói với đối tác: “Tôi rất muốn, cũng vô vô cùng cần kinh doanh nhưng lại không có đủ tiền trong khi ngân hàng lại chưa cho tư nhân vay”. Nghe xong, vị khách bất ngờ bảo: “Nếu anh quyết làm, tôi sẽ giúp!”.


"20 năm thương trường luôn biến động không ngừng, có những lúc rất thuận lợi để thoái thác thế nhưng vì chữ tín, tôi luôn đối xử tốt với tất cả các khách hàng”, vị doanh nhân 7x nhấn mạnh
"20 năm thương trường luôn biến động không ngừng, có những lúc rất thuận lợi để thoái thác thế nhưng vì chữ tín, tôi luôn đối xử tốt với tất cả các khách hàng”, vị doanh nhân 7x nhấn mạnh

Sau đó, họ đặt trước toàn bộ số tiền hàng để ông chủ Phúc Sinh đi mua hồ tiêu. Thời đó, 250.000 USD là một số tiền khổng lồ, đủ mua 8 lô đất tại Sài Gòn. Nhiều khi, ông Thông vẫn vui đùa nghĩ rằng, nếu ngày đó ôm tiền lặn mất tăm thì hiện tại có khi đã là triệu phú bất động sản. Thế nhưng, tiền bạc so với ước mơ vươn ra tầm thế giới để buôn bán của vị doanh nhân này lại không có cửa để so sánh. 

Không chỉ khách ở Mỹ, các khách tại Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Singapore… đều có người như vậy. Ông Thông bộc bạch, nhiều người có lẽ thấy được sự nỗ lực và trung thực của ông nên nhiệt tình giúp đỡ. Có vị khách Mỹ từ năm nào giờ đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn buôn bán với con, cháu của họ. “20 năm thương trường luôn biến động không ngừng, có những lúc rất thuận lợi để thoái thác thế nhưng vì chữ tín, tôi luôn đối xử tốt với tất cả các khách hàng”, vị doanh nhân 7x nhấn mạnh.  

Việt Nam chính là nước quyết định giá hồ tiêu thế giới

Đối với mảng hồ tiêu, Việt Nam rất có vị thế. Ông Thông cho biết, ngành tiêu đang ngày càng phát triển lên một tầm cao mới. Việt Nam đã bước vào công nghiệp chế biến sâu trong khi nhiều quốc gia khác vẫn chỉ xuất khẩu thô. Nếu xét về độ đồng đều, ông chủ Phúc Sinh nhận định tiêu nước ta vẫn còn kém một chút với Indonesia. Tuy nhiên, nếu so với Indonesia hay thậm chí là Brazil – đất nước phát triển hơn Việt Nam - giá tiêu Việt Nam vẫn luôn cao hơn hẳn 400 USD/ tấn.

Có thể, nhiều người không để ý đến điều này bởi người Việt dùng rất ít gia vị. Cụ thể, hơn 90 triệu dân nhưng chỉ dùng chưa đến 5% sản lượng tiêu trồng được. Khi ít có nhu cầu, người ta sẽ cảm thấy nó không quý. Tuy nhiên trên thế giới, hạt tiêu lại được mệnh danh là “king of spice” (vua của các loại gia vị). Nguyên nhân bởi, tất cả những món cơ bản nhất của họ như thịt nguội, xúc xích, thịt hộp, mì gói… đều có tiêu trong đó. Với ngành công nghiệp chế biến, tiêu có ý nghĩa sống còn, đến nỗi dù đắt thế nào người ta cũng buộc phải mua. Các hãng kinh doanh gia vị tại phương Tây cũng nhất định phải có tiêu.


Doanh nhân Phan Minh Thông cho rằng, đã đến lúc có thể tự hào nói rằng: Việt Nam là nước quyết định giá hồ tiêu trên thế giới
Doanh nhân Phan Minh Thông cho rằng, đã đến lúc có thể tự hào nói rằng: Việt Nam là nước quyết định giá hồ tiêu trên thế giới

Điều đáng nói, không phải quốc gia nào cũng trồng được tiêu. Chỉ có một số nước như Việt Nam, Brazil, Indonesia, Campuchia,  Malaysia, Ấn độ... mới trồng được loại cây này. Trong đó, sản lượng tiêu của nước ta chiếm đến 55-65% thị phần và đứng số 1 thế giới. Bán tiêu nhiều nhưng Việt Nam vẫn giữ được mức giá bán cao. Vì thế, doanh nhân Phan Minh Thông cho rằng, đã đến lúc có thể tự hào nói rằng: Việt Nam là nước quyết định giá hồ tiêu trên thế giới.

Ông cũng bổ trung, suốt 15 năm qua, các công ty xuất khẩu Việt Nam đã xây rất nhiều nhà máy chế biến tiêu nhưng Brazil, Indonesia hầu như không hề làm gì. Công nghệ chế biến của Việt Nam cũng vượt trội hơn hẳn, tiêu sấy lạnh không nơi đâu có; ngoài ra còn có sốt tiêu, tiêu đen, tiêu trắng…

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

7 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

7 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

7 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

7 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước