meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp vận tải cần làm gì để đối phó với chi phí nhiên liệu tăng?

Thứ bảy, 17/09/2022-16:09
Lãnh đạo Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết, để có thể đối phó với việc chi phí nhiên liệu tăng thì các doanh nghiệp vận tải phải thực hiện nhiều giải pháp để có thể tiết kiệm được nhiên liệu. Mặc dù vậy, các giải pháp này đã và đang có ảnh hưởng trực tiếp đến các hợp đồng dịch vụ của các doanh nghiệp.

Để có thể đối phó với việc chi phí nhiên liệu tăng, theo Hiệp hội Logistics Việt Nam thì các doanh nghiệp vận tải cần phải thực hiện nhiều giải pháp để có thể tiết kiệm nhiên liệu. Mặc dù vậy thì các giải pháp này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các hợp đồng vụ của hàng loạt doanh nghiệp. 

Hơn thế, những biến động không ngừng của giá xăng dầu trong thời gian qua cũng đã tác động trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu cũng như đời sống của người dân cũng như doanh nghiệp bởi giá thành sản xuất cũng như phân phối hàng hóa và dịch vụ tăng cao từ đó làm tăng CPI. 

Ở thị trường Việt Nam, Tổng Cục Thống kê cho biết, giá xăng dầu tăng 10% sẽ khiến cho tình trạng lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm đồng thời tăng trưởng kinh tế giảm 0,5 điểm %. Trong khi đó, giá xăng dầu ở trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu ở trên thế giới bởi vì nguồn cung xăng dầu ở trong nước không đáp ứng được đủ nhu cầu của nền kinh tế. 

Các chuyên gia cho rằng, dù giá xăng dầu trên thế giới có xu hướng giảm trong thời gian gần đây đồng thời cũng đã giảm 30% so với mức đỉnh vào hồi tháng 3 nhưng vẫn còn duy trì được ở mức cao đồng thời áp lực tăng giá với xăng dầu vẫn còn hiện hữu, nhất là khi nguồn cung đang dần bị hẹn hẹp và Châu Âu sắp phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nên cần dự trữ xăng dầu cũng như khí đốt. 


Để có thể đối phó với việc chi phí nhiên liệu tăng, theo Hiệp hội Logistics Việt Nam thì các doanh nghiệp vận tải cần phải thực hiện nhiều giải pháp để có thể tiết kiệm nhiên liệu
Để có thể đối phó với việc chi phí nhiên liệu tăng, theo Hiệp hội Logistics Việt Nam thì các doanh nghiệp vận tải cần phải thực hiện nhiều giải pháp để có thể tiết kiệm nhiên liệu

Kịch bản tiêu cực nhận định: Giá dầu có thể lên đến mức 150 USD/thùng 

Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Lê Tuấn Anh có phát biểu tại tọa đàm “Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển” sáng 8/9 như sau: “Dự báo giá dầu thời gian tới vẫn duy trì ở mức cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường”. 

Và trên cơ sở đánh giá xu hướng cung - cầu cũng như triển vọng tăng trưởng trên toàn cầu thì một số tổ chức quốc tế đã cho rằng giá dầu sẽ đạt mức dao động từ 100-115 USD/thùng trong năm 2022, so với năm 2021 sẽ cao hơn khoảng 40 - 60% và giảm về mức 92 USD/thùng vào năm 2023 và năm 2024 là 80 USD/thùng.

Ngân hàng Mỹ (BoA) và Morgan Stanley đánh giá, trong kịch bản tiêu cực, giá dầu có thể lên đến mức 150 USD/thùng nếu như xuất khẩu dầu Nga ghi nhận giảm mạnh. 

Cũng theo ông Tuấn Anh, xăng dầu hiện nay chính là mặt hàng chiến lược đồng thời là máu của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng từ 40 - 45% trong cơ cấu giá thành của vận tải và chiếm 3,52% tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế đồng thời chiếm 1,5% tổng chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. 

Một khi giá xăng dầu tăng sẽ làm cho giá hàng hóa và dịch vụ cũng tăng theo. Theo đó, bình quân trong 8 tháng đầu năm, giá xăng dầu ở trong nước ghi nhận tăng 45,33% so với cùng kỳ năm trước đã tác động làm cho CPI tăng 1,63 điểm %. 

Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp cho biết: “Theo như tính toán, nếu như giá dầu thô trên thế giới bình quân trong năm 2022 ở mức 100 - 125 USD/thùng thì xăng dầu ở trong nước ghi nhận tăng bình quân từ 40 - 75%. Lúc đó chỉ riêng yếu tố xăng dầu tác động làm cho lạm phát của nền kinh tế tăng từ 1,44-2,7%”.  

Và trong bối cảnh giá xăng dầu vẫn còn nhiều biến động như hiện nay thì ông Tuấn Anh cho rằng cần có được những kịch bản ứng phó để cho nền kinh tế có thể giữ vững được mức tăng trưởng ổn định và bền vững. Theo đó thì thời gian qua, Chính Phủ cũng đã tiến hành triển khai nhiều chính sách cũng như giải pháp điều hành ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và đã có thể thu lại được một số kết quả khả quan. 

Mặc dù vậy, để có thể thích ứng được với chi phí xăng dầu tăng thì ông Tuấn Anh cho rằng, bên cạnh việc điều chỉnh giá bán một số sản phẩm cho phù hợp thì doanh nghiệp cũng nên triển khai thực hiện đồng thời một số giải pháp ví dụ như tận dụng cũng như tiết kiệm nguyên vật liệu ở mức tối đa với mục đích có thể giảm bớt một phần chi phí cũng như tăng cường quản lý, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh được chặt chẽ hơn và hạn chế thất thoát.



Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam kiêm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - ông Lê Quang Trung
Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam kiêm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - ông Lê Quang Trung

Song song với đó cũng cần đàm phán với đơn vị vận chuyển (là xe thuê ngoài) để không tăng cước vận chuyển quá cao, hơn thế cũng nên tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu khác để có được chất liệu tốt và giá thành cũng ít biến động nhất; đầu tư cải tiến dây chuyền để có thể cải thiện được môi trường làm việc và tăng năng suất từ đó hạn chế chi phí đội giá thành của sản phẩm. 

Ngoài ra, ông Tuấn Anh cũng cho biết thêm, Chính phủ cũng cần có giải pháp tổng thể cũng như nâng cao năng lực dự trữ xăng dầu đồng thời cũng nâng cao năng lực khai thác lọc hóa dầu ở trong nước để có thể đảm bảo được nguồn cung cấp dài hạn cho nền kinh tế từ đó có thể giảm bớt việc lệ thuộc vào sức tăng của giá xăng dầu thế giới nhằm mục đích phát triển nền kinh tế của đất nước. 

Ông Tuấn Anh đề xuất: "Cơ quan điều hành cũng cần tính toán các dư địa để có thể tiếp tục giảm thuế, phí trong giá bán lẻ xăng dầu đồng thời cũng cần cân nhắc giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng xăng dầu đến hết năm 2022 và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu như kinh nghiệm của các nước”. 

Doanh nghiệp cần ứng phó như thế nào?

Có thể thấy, giá xăng dầu tăng cao cũng gây ảnh hưởng nặng đến hoạt động của các doanh nghiệp và đáng chú ý là các doanh nghiệp trong ngành vận tải và logistics. 

Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam kiêm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - ông Lê Quang Trung cho biết, đối với hoạt động vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng thì chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng từ 30 - 40% chi phí khai thác tàu. Chính vì thế mà giá nhiên liệu cũng liên tục tăng cao sẽ làm tăng chi phí đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này, đáng chú ý là trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa mới vực dậy sau dịch bệnh COVID-19. 

Theo ông Lê Quang Trung, để có thể ứng phó với việc chi phí nhiên liệu tăng thì doanh nghiệp vận tải cần phải xem xét lại tốc độ khai thác tàu một cách hợp lý để tiết kiệm nhiên liệu và tính toán phương án tuyến khai thác hợp lý hay mở các tuyến vận tải mới chạy trực tiếp hay như áp dụng nâng cao hàm lượng công nghệ trong cơ cấu dịch vụ để có thể giảm thiểu được chi phí khai thác. 

Ông Trung chia sẻ: “Mặc dù vậy các biện pháp điều chỉnh ví dụ như điều chỉnh giảm tốc độ tàu cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quy trình khai thác cũng như khả năng đàm phán lựa chọn các hợp đồng có giá thành cao cũng như ảnh hưởng đến các hợp đồng dịch vụ cam kết dài hạn”. 
Vị lãnh đạo này cũng cho biết, các doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng trong việc bình ổn giá nhiên liệu ở trong nước hay giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như thuế bảo vệ môi trường. 

Ông Trung cũng đề nghị Chính Phủ cũng cần tiếp tục các biện pháp giảm thuế cũng như ổn định giá xăng dầu ít nhất là hết quý 2/2023 với mục đích giúp cho doanh nghiệp và nhất là doanh nghiệp vận tải logistics khôi phục, ổn định sản xuất. Song song với đó là giảm chi phí logistics bởi vì các chi phí vận tải chiếm khoảng 60% chi phí logistics. 

Trên cương vị là trung gian giữa bên mua và bên bán, Phó tổng giám đốc Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam - ông Nguyễn Đức Dũng cũng đưa ra một số lời khuyên cho doanh nghiệp để bình ổn sản xuất trong bối cảnh giá dầu bấp bênh. 



Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Lê Tuấn Anh
Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Lê Tuấn Anh

Ông Dũng cho hay, trên thế giới, các doanh nghiệp xăng dầu cũng thường dùng các công cụ bảo hiểm giá thông qua các hợp đồng tương hay hay hợp đồng quyền chọn để chốt giá nhập khẩu, xuất khẩu theo chu kỳ là vài tháng và thậm chí là vài năm. Điều này cũng khiến cho giá đầu vào và đầu ra được ổn định và khi giá biến động thì họ có nhiều room để điều tiết được thị trường hơn. 

Ông Dũng nhấn mạnh: “Tôi kỳ vọng chúng ta có thể sớm đồng bộ chính sách của các bộ ban ngành để cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự tin sử dụng những công cụ bảo hiểm giá một cách hiệu quả. Hiện tại thì vẫn còn nhiều vướng mắc về mặt cơ chế để có thể thực hiện một cách hiệu quả công cụ bảo hiểm giá này”.

Xét về góc nhìn rộng hơn các giải pháp để hạn chế tác động của sự tăng giá xăng dầu đối với người dân hay doanh nghiệp, Phó giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - TS. Lương Văn Khôi cho rằng cần phải tính toán các dư địa để có thể tiếp tục giảm thuế, phí trong giá bán lẻ xăng dầu hiện nay. Đáng chú ý là cần cần nhắc giảm thuế VAT đối với mặt hàng xăng dầu đến hết năm 2022 hoặc là giảm thuế tiêu thụ đặc biệt thuế nhập khẩu đối với xăng dầu như kinh nghiệm của các nước. 

Song song với đó là cần tăng cường kiểm soát giá cả của thị trường, yêu cầu doanh nghiệp cần phải công khai và minh bạch về giá cả hay có các chế tài xử lý nghiêm việc giác các mặt hàng tiêu dùng tăng theo giá xăng dầu là không hợp lý. Theo đó cũng cần có giải pháp tổng thể nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu đồng thời điều tiết hệ thống phân phối, tránh đứt đoạn nguồn cung làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Không những thế, ông Khôi cho biết cũng cần kết hợp đồng bộ chính sách tiền tệ và tài khóa cũng như chính sách kiểm soát giá để có thể giảm thiểu tác động đến tình hình lạm phát khi triển khai Chương trình phục hồi kinh tế.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước