meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp giữ nhịp sản xuất, đảm bảo đơn hàng cuối năm 2022

Thứ hai, 21/11/2022-15:11
Trong bối cảnh hiện nay, chấp nhận những đơn hàng kiểu “lấy công làm lời” chính là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Giữ nhịp sản xuất đang là những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp

Có thể thấy, chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán - đây chính là thời điểm các doanh nghiệp bước vào cao điểm sản xuất để có thể đảm bảo đơn hàng cũng như đón đầu nhu cầu tiêu dùng cuối năm của người dân. Mặc dù vậy thì bối cảnh năm nay, với nhiều yếu tố tác động thì việc giữ nhịp sản xuất đang là những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. 

Điển hình như đối với các doanh nghiệp ngành thực phẩm, dù cho được dự báo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa Tết cũng sẽ tăng khoảng 30% nhưng trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng thì làm sao để giữ giá hàng hóa phù hợp với khả năng chi tiêu của người dân đang là bài toán mà nhiều doanh nghiệp đang phải tính đến. 



Trong bối cảnh hiện nay, chấp nhận những đơn hàng kiểu “lấy công làm lời” chính là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Trong bối cảnh hiện nay, chấp nhận những đơn hàng kiểu “lấy công làm lời” chính là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Chủ tịch HĐTV Richy - Hoàng Mai - ông Trần Sỹ Trực cho biết, công ty có kế hoạch dài hạn nên nguồn nguyên liệu rất cạnh tranh so với những đơn vị mua phát sinh. Và theo tính toán thì giá nguyên liệu nhập khẩu cũng đã tăng ít nhất là 30% nhưng cho đến hiện nay, doanh nghiệp vẫn chỉ tăng từ 3 - 15% cho thực phẩm Tết và thậm chí là nhiều mặt hàng được cam kết giữ nguyên giá. 

Còn theo Tổng Giám đốc Saigon Co.op - ông Nguyễn Anh Đức thì đơn vị cũng đã chuẩn bị gấp 3 lần nguồn hàng để có thể đảm bảo nguồn hàng đến tay của bà con, cam kết chất lượng và xuất xứ. Liên kết và tạo ra những chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và gắn với những chương trình lớn của cả nước ví dụ như cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam. 

Và để có thể đảm bảo được ổn định giá cả cũng như đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao vào dịp cuối năm, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết cũng đã có phương án phối hợp các cơ sở và ban ngành nhằm cắt giảm đi các chi phí trung gian cũng như hợp tác cùng các hệ thống ngân hàng với mục đích hỗ trợ lãi suất trong các chương trình bình ổn giá từ đó giúp cho các doanh nghiệp có thể tiết chế được sự gia tăng giá cả. 

Dự báo đến giữa năm 2023, nhu cầu thị trường xuất khẩu hàng may mặc sẽ giảm 30%

Dự báo trong năm 2022, hàng hóa bình ổn ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đáp ứng được khoảng 43% nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng, mùa sản xuất hàng hóa tết của năm 2022 sẽ đạt mức tăng trưởng từ 20 - 30% so với năm 2021. 



Dự báo trong năm 2022, hàng hóa bình ổn ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đáp ứng được khoảng 43% nhu cầu của thị trường
Dự báo trong năm 2022, hàng hóa bình ổn ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đáp ứng được khoảng 43% nhu cầu của thị trường

Còn đối với các doanh nghiệp hàng xuất khẩu thì đây cũng là thời điểm để có thể tăng tốc sản xuất hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu. Mặc dù vậy thì năm 2022, nhiều nhà máy đang phải tiến hành cắt giảm công suất và vắng bóng công nhân bởi những khó khăn về đầu ra từ các thị trường chủ lực. Và để có thể giữ nhịp sản xuất, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp thì nhiều địa phương cũng đã chủ động trong việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ. 

Dự báo đến giữa năm 2023, nhu cầu thị trường xuất khẩu hàng may mặc sẽ giảm 30%, có doanh nghiệp cũng đã thực hiện giải pháp không cắt giảm lao động mà cắt giảm thời gian sản xuất. Ngoài ra, đó chính là chú trọng vào việc tìm kiếm những đơn hàng dù cho số lượng ít nhưng lại đòi hỏi chất lượng cao và tận dụng lợi thế về công nghệ để có biên lợi nhuận tốt hơn. 

Còn một số doanh nghiệp khác cũng chủ động trong việc tìm kiếm khách mua ở những thị trường mới ví dụ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á. Chấp nhận những đơn hàng kiểu lấy công làm lời nhưng ít nhất vẫn có thể duy trì được hoạt động sản xuất. 

Chủ tịch Công đoàn Công ty PouYuen Việt Nam - ông Củ Phát Nghiệp cho biết, đơn hàng nhỏ dù lời ít vẫn nhận. Trước đây, công  ty còn lựa chọn đơn hàng với giá trị cao bởi vì thời điểm đó đơn hàng nhiều. Tuy nhiên, hiện nay để có thể ổn định công việc cho người lao động thì công ty buộc phải lựa chọn đơn hàng có lời rất ít. 

Ngoài nỗ lực tự thân của doanh nghiệp thì chính quyền địa phương cũng đã khẩn trương triển khai các giải pháp để hỗ trợ. Ví dụ như tại An Giang, chính quyền tỉnh cũng đã tiến hành tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp tiến hành bổ sung chính sách hỗ trợ cũng như giữ lại khoảng 1.000 lao động có hoàn cảnh khó khăn. 



Dự báo đến giữa năm 2023, nhu cầu thị trường xuất khẩu hàng may mặc sẽ giảm 30%, có doanh nghiệp cũng đã thực hiện giải pháp không cắt giảm lao động mà cắt giảm thời gian sản xuất
Dự báo đến giữa năm 2023, nhu cầu thị trường xuất khẩu hàng may mặc sẽ giảm 30%, có doanh nghiệp cũng đã thực hiện giải pháp không cắt giảm lao động mà cắt giảm thời gian sản xuất

Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang - ông Trần Anh Thư cho hay: “Chúng tôi cũng có chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể duy trì, đặc biệt là trong việc tiếp cận đơn hàng. Đối với những dự án doanh nghiệp triển khai nhưng chưa triển khai thì sẽ tiến hành trả lại, chúng tôi cũng sẽ tổ chức lựa chọn các nhà đầu tư mới”. 

Có thể thấy, các giải pháp dài hạn hơn cũng đang được chính quyền các tỉnh, thành xúc tiến ví dụ như giới thiệu việc làm cho người lao động mất việc cho đến các doanh nghiệp có nhu cầu, cũng như tiến hành đẩy nhanh việc thu hút các dự án đầu tư để có thể tạo việc làm. 

Chuyên gia kinh tế Trần Thanh Hải cho hay, để có thể chống đỡ được cơn bão kép là việc tăng giảm giá xăng dầu cũng như việc tăng giảm giá. Ông nhấn mạnh: “Tôi biết là có nhiều nhóm doanh nghiệp liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực đầu vào giá xăng dầu đã hy sinh biên lợi nhuận để giữ chân được khách hàng, giữ chân được thị trường”. Và đây cũng là việc ông Hải cho rằng không đáng có và nhà nước có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong một chiến lược dài hơi hơn. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước