Doanh nghiệp chăn nuôi có giải pháp nào đối phó khi giá nguyên liệu liên tục biến động?
BÀI LIÊN QUAN
EVN gặp khó khăn về tài chính 8 tháng nay vì giá nguyên liệu sản xuất điện tăng caoGiá nguyên liệu rẻ, tại sao giá bánh trung thu lại quá đắt?VDSC: Bức tranh xuất khẩu nửa cuối năm có phần ảm đạm vì nhập khẩu nguyên liệu suy giảmTheo Nhịp sống thị trường, trong 2 tháng qua, giá của các nguyên liệu đầu vào làm thức ăn chăn nuôi như lúa mì, ngô hay đậu tương ghi nhận diễn biến khá trầm lắng. Thế nhưng, giá lại liên tục rung lắc mạnh qua những dấu hiệu gần đây. Do đó đã xuất hiện lo ngại về giai đoạn đột phá có thể xảy đến.
Đề xuất nới thêm room tín dụng: Doanh nghiệp BĐS liệu có hết "khát" vốn?
Việc "khát" vốn đặc biệt là vốn dài hạn, phụ thuộc phần lớn vào nguồn vay ngân hàng đã khiến thị trường bất động sản và các chủ đầu tư gặp không ít khó khăn trong thời gian qua khi Ngân hàng Nhà nước chặt siết room tín dụng.Các doanh nghiệp thủy sản “lội ngược dòng” ngoạn mục, dự kiến lập mốc kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2022
Có thể thấy, sau thời gian dài hoạt động ảm đạm và thậm chí là có thời điểm tăng trưởng âm bởi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 thì các doanh nghiệp thủy sản đã có màn “lội ngược dòng” ngoạn mục khi dự kiến sẽ lập mốc kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2022. Và giữa thị trường thế giới đầy biến động như hiện nay, điều kỳ lạ là các ông vua, bà hoàng của thủy sản Việt Nam vẫn đạt được mức lợi nhuận chưa từng có.Doanh nghiệp nước ngoài có được cho thuê kho, nhà xưởng không?
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết giá đậu tương kết thúc giao dịch ngày 12/10 đã chứng kiến mức bật tăng mạnh sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7. Giá của lúa mì cũng biến động mạnh khi quay đầu suy yếu và mất đi mức nhảy vọt hoàn toàn vào đầu tuần. Trước hết, cần hiểu được nguyên nhân của những sự biến động trên nhằm có chiến lược phù hợp đối với cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Nguồn cung vẫn bị thắt chặt
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vào 11pm ngày 12/10 đã đưa ra báo cáo về cung cầu nông sản thế giới trong tháng 10. Giống như đa số các báo cáo hàng tháng trước đó, các mặt hàng nông sản cũng cho thấy sự thay đổi về các số liệu. Đà tăng rõ nét nhất được thể hiện qua giá đậu tương khi triển vọng của nguồn cung thắt chặt hơn.
Trong báo cáo ngày 30/09 của USDA, tồn kho đậu tương niên vụ cũ cao hơn dự kiến của thị trường. Điều này đã khiến giá mặt hàng trở nên suy yếu. Do đó, xu hướng giá lại đang có dấu hiệu đảo chiều sau những phiên tăng liên tục trong thời gian gần đây.
USDA một lần nữa hạ dự báo năng suất đậu tương ở niên vụ 2022-2023 của Mỹ trong báo cáo lần này xuống còn 49,8 giạ/mẫu, thấp hơn so với kỳ vọng duy trì ở mức 50,5 giạ/mẫu của thị trường.
Trong suốt giai đoạn phát triển của cây trồng, tình trạng hạn hán nghiêm trọng tiếp tục khiến mùa vụ năm nay chịu thiệt hại lớn. Tồn kho cuối niên vụ 22/23 được dự báo đạt 200 triệu giạ, mức thấp nhất trong 7 năm qua do năng suất và sản lượng mùa vụ mới bị cắt giảm đáng kể.
Ở một mặt khác, sau báo cáo WASDE, giá lúa mì lại chịu sức ép lớn do kỳ vọng vào những điều chỉnh trong thời gian sắp tới. USDA vẫn duy trì sản lượng và xuất khẩu lúa mì của Mỹ ở mức 91 triệu tấn và 42 triệu tấn bất chấp Nga thông tin rằng đã có một vụ lúa mì bội thu với sản lượng đạt tới 100 triệu tấn dù chưa kết thúc hoạt động thu hoạch.
Số liệu lần này được cho là đã khiến lúa mì trở thành mặt hàng giảm nhiều nhất trong nhóm nông sản. Thế nhưng, so với báo cáo, về cơ bản sản lượng lúa mì của Mỹ và Argentina niên vụ 22/23 thấp hơn nhiều vẫn cho thấy triển vọng nguồn cung bị thắt chặt hơn.
Mối bận tâm lớn vẫn là thời tiết
Nhiều khả năng vận chuyển trong thời gian tới sẽ quyết định lớn tới xu hướng giá các mặt hàng do hoạt động thu hoạch đậu tương và ngô Mỹ đang ở mùa cao điểm. Độ ẩm vẫn chưa được cải thiện sau đợt nắng nóng nghiêm trọng nhất vào mùa hè, do đó mức nước trên sông Mississippi sụt giảm. Điều này gây ra trở ngại khi các sà lan di chuyển qua đây sẽ phải giảm bớt trọng tải và khiến nguồn cung ra nước ngoài bị gián đoạn.
Tình trạng gián đoạn thu hoạch không chỉ ở Mỹ mà 2 quốc gia Nam Mỹ cũng chứng kiến mùa vụ ngô và đậu tương gặp rủi ro về thời tiết. Hãng tin AgRural cho biết tiến độ gieo trồng đậu tương niên vụ 2022/23 của Brazil chỉ đạt 9,6% diện tích dự tính, chậm hơn so với năm 2021. Cây trồng muộn có thể đối mặt rủi ro thời tiết xấu ở giai đoạn cuối mùa và khiến năng suất bị ảnh hưởng nếu tiến độ tiếp tục bị trì hoãn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia dự báo mô hình La Nina sẽ tiếp tục có mặt trong năm thứ 3 liên tiếp. Tình hình mùa vụ lúa mì tại Argentina có thể tồi tệ hơn nhiều nếu La Nina trở lại. Đồng bằng Pampas, khu vực gieo trồng chính đã trải qua gần 4 tháng không có mưa và dự báo cho thấy Argentina sẽ đối mặt với mùa đông sắp tới khô hạn nhất kể từ năm 1995.
Cách đây 2 năm, sự xuất hiện của La Nina sẽ hạn chế lượng mưa ở những khu vực quan trọng và có thể Argentina sẽ gặp đại hạn hán từng xảy ra ở niên vụ 2008/09.
Giá nông sản sẽ biến động mạnh trong quý cuối năm
Sẽ có nhiều sự kiện quan trọng xảy ra trong giai đoạn tới gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và giá nông sản cũng chịu tác động không nhỏ. Đà tăng giá của USD cũng như mặt hàng nông sản khác sẽ do động thái cắt giảm lãi suất của Fed quyết định.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ diễn ra vào ngày 16/10. Cuộc họp này sẽ làm rõ chính sách Zero Covid được duy trì đến khi nào và liệu nhu cầu với nông sản có bị ảnh hưởng không.
Bên cạnh đó, giá lúa mì dậy sóng cũng vì mối căng thẳng tại Biển Đen đang nóng trở lại một lần nữa. Hậu quả là gây nên những lo ngại về việc Nga sẽ không gia hạn thỏa thuận cho những chuyến hàng ngũ cốc xuất khẩu từ Ukraine.
Theo MXV, giá nông sản có thể sẽ biến động mạnh trong quý 4 trong bối cảnh nền kinh tế và các yếu cơ bản như hiện nay. Các mặt hàng hiện đang ở mức giá cao những đợt tăng liên tục suốt 2 năm qua. Việc chờ đợi và kỳ vọng vào xu hướng giảm mạnh cuối năm gặp nhiều rủi ro. Bởi vậy, các doanh nghiệp chăn nuôi nên tranh thủ mua hàng vào thời điểm giá điều chỉnh ngắn ở những đợt biến động lớn.