meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất nới thêm room tín dụng: Doanh nghiệp BĐS liệu có hết "khát" vốn?

Chủ nhật, 16/10/2022-07:10
Việc "khát" vốn đặc biệt là vốn dài hạn, phụ thuộc phần lớn vào nguồn vay ngân hàng đã khiến thị trường bất động sản và các chủ đầu tư gặp không ít khó khăn trong thời gian qua khi Ngân hàng Nhà nước chặt siết room tín dụng.

Doanh nghiệp "khát vốn" vì ngân hàng "khắt khe"

Thời gian qua, việc Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng đã gây ra không ít khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp bất động sản. Nhiều nhà đầu tư, người mua nhà khó có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác. Bên cạnh đó, việc huy động vốn ứng trước của các khách hàng cũng rất khó khăn do thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại, trầm lắng và giao dịch sụt giảm dẫn đến rủi ro mất thanh khoản.

Ngoài ra, việc Chính phủ cùng với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với ngành bất động sản để kiểm soát tình trạng lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng thời gian qua cũng đã khiến các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, nhà đầu tư, người mua nhà gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng.

von-vay-1-1665591563.jpg
Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng đã gây ra không ít khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp bất động sản. (Ảnh minh họa)

Là chủ một doanh nghiệp đang triển khai một số dự án bất động sản, bà Đặng Thị Kim Oanh - Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Kim Oanh khẳng định, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đều rất khó khăn, khi việc tiếp cận nguồn vốn chính từ ngân hàng thì đã bị hạn chế, với điều kiện cho vay thực sự khắt khe. Doanh nghiệp muốn vay được vốn thì dự án phải đảm bảo đủ điều kiện từ giấy phép xây dựng, chứng nhận quyền sử dụng đất,... thì mới cho vay đặt cọc.

"Hiện có nhiều thay đổi trong chính sách, quy định liên quan đến bất động sản như siết vốn, đánh thuế,... cũng đã làm không ít người mua ngại xuống tiền" - bà Oanh cho biết.

Cùng quan điểm, ông Ngô Đức Sơn, Tổng Giám đốc DRH Holding cho biết, dù không than phiền nhưng thực sự nhiều doanh nghiệp đã kiệt sức, bởi các kênh liên quan đến nguồn vốn đều bị "bóp". Một khó khăn lớn nữa mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt đó là hạn trả nợ, thanh toán lãi từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp 2 năm qua, nhưng kênh này lại đang bị siết, nợ chồng nợ, khó chồng khó.

"Khả năng thị trường sẽ lặp lại kịch bản năm 2006 - 2007 và nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng 2008 - 2012 rất cao. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đã đuối sức và chắc chắn nếu chính sách không thay đổi thì sẽ không có nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường" - Ông Sơn nhận định.

Được biết, nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 18,7 tỷ USD giảm hơn 15 % so với cùng kỳ năm 2021, nhưng tỷ lệ giải ngân đạt 15, 4 tỷ USD, tăng hơn 16 % so với cùng kỳ năm 2021 là con số rất có ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang rất khó khăn và xu thế sụt giảm nguồn vốn FDI.

Riêng lĩnh vực bất động sản đạt tới 3,5 tỷ USD, chiếm 19% nguồn vốn FDI và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 (1,8 tỷ USD). Đây cũng là lĩnh vực đứng thứ 2 trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng tập trung chủ yếu là vào thị trường bất động sản công nghiệp và một số tập đoàn bất động sản lớn, còn các doanh nghiệp vừa và khó thì rất khó tiếp cận nguồn vốn này.

200.000 tỷ đồng có "giải khát" được cho các doanh nghiệp?

Trước những vướng mắc trên, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) mới đây đã có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, cũng như một số đề xuất đối với Ngân hàng Nhà Nước về việc tạo điều kiện để các chủ đầu tư, người mua nhà, các nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường bất động sản tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn.

“Nếu Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng thêm 1-2% thì sẽ có thêm khoảng 200 nghìn tỷ được bổ sung vào nền kinh tế để giải “cơn khát vốn”, trong đó có thị trường bất động sản. Các chủ đầu tư và người mua nhà đều mong muốn tiếp tục được vay tín dụng dù phải trả lãi suất cao hơn trước” - Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có biện pháp chỉ đạo, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư và người mua nhà để có thể tiếp cận được vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, khu đô thị, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghiệp, nhà ở thương mại, văn phòng cho thuê… với các chủ đầu tư uy tín và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhất là các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội.

HoREA cũng đề nghị xem xét lại, nên sửa đổi Thông tư số 20/2021/TT-NHNN để cho phép các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định (gồm BIDV, Agribank, Vietcombank, VietinBank) được cho cá nhân, hộ gia đình vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

anh-5-1665591658.jpg
TS Cấn Văn Lực.

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, người dân và doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn vốn ngoài kênh tín dụng ngân hàng như trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài, chứng khoán,...

"Thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ phục hồi tùy và từng phân khúc. Phân khúc bất động sản nhà ở, khu công nghiệp sẽ bắt đầu khởi sắc khi dòng vốn tín dụng, huy động vốn trái phiếu, cổ phiếu được thuận lợi còn phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ cần thêm thời gian khi du lịch quốc tế mở cửa mạnh mẽ hơn", chuyên gia nhận định.

Cũng theo ông Lực, phân khúc nghỉ dưỡng, bất động sản du lịch không nên trông chờ vào tín dụng ngân hàng vì phân khúc này rủi ro hơn các phân khúc khác, cơ sở pháp lý lại chưa tốt. Đối với các nước khác, phân khúc này sẽ được huy động vốn từ các nhà đầu tư và quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

"Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định 153 sửa đổi, quy định chi tiết hơn về quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có dự án tốt, tình hình tài chính minh bạch có thể huy động vốn từ kênh này. Đây là một vấn đề cấp thiết và cần Chính phủ quan tâm, giúp thị trường phát triển một cách bền vững và ổn định"- ông Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Ông Lực cũng cho biết, thời gian qua có không ít doanh nghiệp lớn đã huy động được nguồn lực tài chính từ trái phiếu quốc tế. Tuy nhiên, muốn huy động được thì hồ sơ phải tốt. Còn nếu các doanh nghiệp cứ trông chờ vào một nguồn vốn là từ ngân hàng thì không thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn để huy động vốn từ các kênh khác ngoài nguồn vốn ngân hàng.

Minh Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước