meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tái cơ cấu, sớm tập trung vào những dự án trọng tâm

Thứ năm, 16/02/2023-16:02
Bộ Xây dựng và các chuyên gia đều đang đưa ra những hướng xử lý, biện pháp giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản. Hiện nay, cả doanh nghiệp và thị trường đều đang bước vào giai đoạn sàng lọc lớn.

Nhóm giải pháp từ Bộ Xây dựng

Theo Tiền Phong, Bộ Xây dựng vừa đưa ra báo cáo chi tiết toàn cảnh về các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản ngay trước thềm hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh do Chính phủ chủ trì, dự kiến sẽ được tổ chức vào sáng ngày 17/2.

Theo Bộ Xây dựng, do gặp khó trong việc tiếp cận được nguồn vốn tín dụng nên hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2022 đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, tỉ giá ngoại tệ, lãi suất và giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh nên doanh nghiệp không thể thoát được hàng. Hàng loạt công ty và tập đoàn bất động sản buộc phải tinh giản bộ máy, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, giảm lao động, tạm dừng triển khai các hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án. Thị trường bất động sản gặp khó khăn, khiến nhiều ngành nghề kinh tế khác của bị ảnh hưởng. Theo đó, vấn đề an sinh xã hội cũng chịu tác động không nhỏ.


Thị trường và doanh nghiệp bất động sản đang bước vào thời kỳ thanh lọc lớn
Thị trường và doanh nghiệp bất động sản đang bước vào thời kỳ thanh lọc lớn

Một trong những nguyên nhân chính xuất phát từ những vướng mắc quy định về pháp luật đất đai, khó khăn tính tiền sử dụng đất, giao đất, định giá đất, đấu giá đất quyền sử dụng đất. Đối mặt với thực trạng trên, Bộ Xây dựng đã đưa ra kiến nghị và đề xuất nhóm giải pháp tương ứng nhằm giải quyết những khó khăn của thị trường để bất động sản có thể phát triển bền vững và lành mạnh.

Bộ Xây dựng cho rằng Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn tất thể chế và xây dựng hệ thống pháp luật có liên quan đến đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ. Trong đó bao gồm việc tập trung nghiên cứu sửa đổi và bổ sung các nghị định hướng dẫn đầu tư, Luật Thuế, Luật Đất đai, Luật chứng khoán và thúc đẩy phát triển nguồn cung nhà ở xã hội.

Theo đề xuất của Bộ Xây Dựng, Quốc hội, Chính phủ cần dành gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để cấp cho các ngân hàng thương mại nhằm cho vay phát triển các dự án nhà ở xã hội. Cần dành gói 30.000 tỷ đồng đối với nhà ở thương mại cho công nhân vay ưu đãi, tương tự như gói đã được triển khai rất tốt ở giai đoạn 2013-2016.

Bộ Xây dựng cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới room tín dụng phù hợp, qua đó hỗ trợ cho nền kinh tế năm nay và các năm tới. Ngoài ra, tạo điều kiện cho người mua nhà, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà đầu tư quốc tế có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và có những giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng hiệu quả và an toàn. Nguồn vốn tín dụng cần hướng đến các dự án và phương án vay vốn khả thi, tập trung vào những khách hàng có nỗ lực tài chính, có thể trả nợ đúng hạn và đầy đủ.

Doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tái cơ cấu, sớm tập trung vào những dự án trọng tâm - ảnh 2

Bộ Xây dựng cũng bày tỏ kỳ vọng các cấp các ngành cần cải thiện, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, của các cán bộ công chức, đồng thời khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm. Cần nhanh chóng kiểm tra, rà soát, tạo lập danh sách các dự án bất động sản, dự án nhà ở đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tuy nhiên, chưa triển khai hoặc chậm triển khai để tập trung giải quyết các khó khăn nhanh chóng.

Doanh nghiệp tự tái cơ cấu

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đã nhận định rằng vừa qua, thị trường bất động sản phát triển quá nóng khi thậm chí còn xuất hiện “bong bóng”. Cung cầu mất cân đối và cơ sở pháp lý còn chưa hoàn thiện. Ông Ánh cho rằng doanh nghiệp hiện này phần lớn đều than vãn về tăng trưởng tín dụng, giãn nợ hay giãn nợ trái phiếu. Ông cho rằng đó chỉ là giải pháp xử lý được phần ngọn mà không phải gốc rễ của thị trường. Thị trường bất động sản đứng trước nguy cơ tiếp tục phát triển méo mó nếu tiếp tục giải quyết theo hướng như vậy. Theo đó, mục tiêu phát triển thị trường bất động sản lành mạnh và bền vững sẽ không đạt được.

Ông Ánh cũng nói thêm rằng Tổ công tác của Chính phủ lập ra nhằm giải cứu thị trường bất động sản hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc nhận ra vấn đề ở đâu, song vẫn chưa có các biện pháp cụ thể là gì.

Theo ông Ánh, doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tái cơ cấu. Thị trường địa ốc chỉ nổi lên ở khoảng hơn 10 địa phương. Do đó, Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương phải vào cuộc thực hiện tái cơ cấu thị trường, đề xuất những phương án để doanh nghiệp phải giảm giá bán và bán bớt dự án bất động sản.

Doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tái cơ cấu, sớm tập trung vào những dự án trọng tâm - ảnh 3

Trong khi đó, TS. Đinh Thế Hiển chia sẻ rằng trong giai đoạn suy thoái, giải pháp “sống còn” với cả thị trường hay từng doanh nghiệp bất động sản là thực hiện tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, có thể chọn cách loại bỏ lĩnh vực và dự án không phải cốt lõi để giảm nợ vay, rồi chỉ tập trung vào một số dự án chủ lực để phát triển thật tốt.

Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội, có thể thực hiện giải pháp như chủ đầu tư có thể xem xét các cơ hội hợp tác đầu tư với những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính trong nước và quốc tế.

Bà Hằng cho rằng, đối với chủ đầu tư, các kênh huy động vốn hiện nay đang rất thách thức, trong bối cảnh lãi suất cao và tiếp cận tín dụng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh cách thức truyền thống như huy động từ các kênh sử dụng đòn bẩy tài chính, các chủ đầu tư cũng cần chủ động linh hoạt hơn trong chính sách bán hàng để không phụ thuộc vào kênh bên ngoài quá nhiều.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM mở rộng cung đường “tử thần” để xóa điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông

Mô hình bất động sản chia nhỏ: Chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư

Được rao bán 1 tỷ đồng/m2, nhà ven Hồ Tây có dễ thanh khoản?

Khó khăn trong huy động vốn khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm

Nghịch lý: Nhiều địa phương số người đăng ký mua NOXH ít hơn lượng căn hộ hiện có

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Tin mới cập nhật

Nghịch lý: Nhiều địa phương số người đăng ký mua NOXH ít hơn lượng căn hộ hiện có

1 giờ trước

Khó khăn trong huy động vốn khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm

1 giờ trước

Được rao bán 1 tỷ đồng/m2, nhà ven Hồ Tây có dễ thanh khoản?

1 giờ trước

Mô hình bất động sản chia nhỏ: Chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư

1 giờ trước

TP. HCM mở rộng cung đường “tử thần” để xóa điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông

1 giờ trước