meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp bán lẻ Mỹ gồng mình qua giai đoạn khó khăn vì lạm phát và dịch bệnh: Sale sập sàn vẫn không ai mua

Thứ tư, 10/08/2022-16:08
Có lẽ các doanh nghiệp bán lẻ Mỹ đang phải đối mặt với giai đoạn thị trường khó khăn nhất từ trước đến nay. Ảnh hưởng từ lạm phát cũng như tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm hơn. Vì thế, các doanh nghiệp buộc phải tích hàng tồn kho để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng, đưa ra hàng loạt chiến lược giảm giá nhưng vẫn không khả quan hơn...

Theo Financial Times, tại Walmart Supercenter gần trụ sở của nhà bán lẻ ở Bentonville, Arkansas, không khó để mọi người nhìn thấy những tấm biển quảng cáo, giảm giá đại loại như: Nồi chiên không dầu giảm từ 149 USD xuống còn 110 USD, bạt lò xo giảm giá 10%, quần áo giảm giá từ 12 USD xuống chỉ còn 9 USD. Hay cách quảng trường thị trấn nhỏ khoảng một dặm đường, nơi mà Sam Walton mở cửa hàng vào năm 1950 và bắt đầu xây dựng đế chế bán lẻ lớn nhất thế giới, các đợt quảng bá được thực hiện gần đây đã phần nào phản ánh thực trạng khó khăn của ngành bán lẻ tại Mỹ. Hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ ở nước này đang phải đối mặt với cả khó khăn về nguồn cung lẫn nhu cầu.

Mới tuần này, công ty với trị giá lên tới 350 tỷ USD đã đưa ra cảnh báo về lợi nhuận lần thứ hai chỉ trong vòng gần 2 tháng. Họ cũng thẳng thắn chia sẻ với các nhà đầu tư về việc lạm phát tăng cao đã tác động trực tiếp đến giá thực phẩm và nhiên liệu, ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng mua hàng của người tiêu dùng.


Ông lớn bán lẻ ở Mỹ buộc phải áp dụng nhiều đợt giảm giá hơn so với kế hoạch
Ông lớn bán lẻ ở Mỹ buộc phải áp dụng nhiều đợt giảm giá hơn so với kế hoạch

Từ trước đến nay, Walmart ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng đến từ chiến lược xây dựng giá cả cạnh tranh cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn được hãng gọi là "rollbacks". Thế nhưng hiện tại, mọi thứ dường như đã không còn tác dụng. Ông lớn bán lẻ ở Mỹ buộc phải áp dụng nhiều đợt giảm giá hơn so với kế hoạch, trong đó phải để đến mục đích thay đổi hàng tồn kho trong lĩnh vực may mặc.

Đồng cảnh ngộ, tại các cửa hàng trên Đại lộ South Walton, những quả bóng bay màu vàng nổi bật với dòng chữ “clearance” đã xuất hiện trên những chiếc áo phông trị giá 4 USD cùng với những áo khoác nỉ Bentonville Tigers trị giá 11 USD. Tuy nhiên, tuyên bố của Walmart trước đó đã ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu của hãng nói riêng, giá cổ phiếu của các đối thủ khác trong ngành như Amazon hay Home Depot nói chung. Thế nhưng có thể khẳng định rằng, sự thay đổi đột ngột trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng thế nào đến lượng hàng tồn kho sẽ cần thêm thời gian để có thể xác định rõ ràng.

Tích trữ hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa mua sắm cao điểm

Mới tháng 5 vừa qua, Target đã lên tiếng cảnh báo về việc họ sẽ phải giảm giá sản phẩm, đồng thời hủy đơn đặt hàng để có thể “tẩu tán” những lượng hàng tồn kho từ TV cho đến sản phẩm ghế ngoài trời. Chung tình trạng, Bed Bath & Beyond, Macy’s và Gap cũng thừa nhận đang phải giải quyết những khó khăn về vấn đề hàng tồn kho trong những tháng gần đây.

Thế nhưng, nhu cầu là điều không thể nào đoán trước, đặc biệt đối với những người tiêu dùng đang thiếu tiền mặt. Một số công ty đang tích cực trích trữ hàng hóa từ đầu năm nay vì lo sợ sẽ lặp lại tình trạng chậm trễ của chuỗi cung ứng khiến họ bị “cháy hàng” vào mùa lễ trước. Mới đây, Mattel - nhà sản xuất búp bê Barbie và xe hơi Hot Wheels đã báo cáo và cho biết, lượng hàng tồn kho của họ so với cùng kỳ năm trước đã tăng 43%. Trong khi đó, đối thủ của họ là Hasbro cũng đang có mức tồn kho cao bất thường, nguyên nhân đến từ việc dự trữ cho mùa cao điểm của các nhà sản xuất đồ chơi.


Hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ ở nước này đang phải đối mặt với cả khó khăn về nguồn cung lẫn nhu cầu
Hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ ở nước này đang phải đối mặt với cả khó khăn về nguồn cung lẫn nhu cầu

Giải thích về vấn đề này, Zvi Schreiber - CEO công ty dịch vụ logistics Freightos cho biết: “Các nhà nhập khẩu hiện tại đã không còn tin tưởng vào chuỗi cung ứng. Trong khi đó, các nhà bán lẻ không muốn chấp nhận bất kỳ rủi ro nào. Nếu có thể mua được hàng, họ sẽ làm như vậy để dự trữ cho mùa lễ hội mua sắm”.

Walmart - một trong những ông lớn ngành bán lẻ lớn nhất trên thế giới dù hoạt động hiệu quả hơn so với hầu hết các đối thủ khác trong việc duy trì lượng hàng tồn kho nhờ quy mô lớn cùng với khả năng đàm phán vượt trội với các nhà cung cấp, tuy nhiên chi phí hoạt động tăng chóng mặt trong bối cảnh tập đoàn phải thuê thêm nhiều chuyến tàu chở hàng để có thể đưa hàng hóa của mình lên kệ. 

Trong ba tháng kết thúc vào ngày 30/4, thu nhập ròng của “ông kẹ” ngành bán lẻ thế giới” đã giảm gần 25%, xuống còn 2,05 tỷ USD. Trước đó, Giám đốc điều hành Walmart Doug McMillon từng chia sẻ trong một thông báo rằng, tình hình lạm phát ở Mỹ, đặc biệt là giá lương thực và nhiên liệu tăng cao chóng mặt đã tạo nhiều áp lực lên lợi nhuận biên cùng với chi phí hoạt động. Theo như dự kiến của Walmart, thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm tài chính 2023 của tập đoàn sẽ giảm khoảng 1% so với năm nay, trong khi dự báo trước đó là tăng ở mức trung bình một chữ số.

Trước đó, ông lớn ngành tiêu dùng này cũng đã điều chỉnh báo cáo thu nhập quý 2 năm nay. Công ty hiện ước tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu của mình sẽ từ không đổi cho đến tăng nhẹ so với dự báo trước đó, là tăng từ thấp cho đến trung bình một chữ số.  

Tình trạng thiếu lao động kéo dài, chi phí logistics tăng cao

Cho đến thời điểm hiện tại, rất ít các nhà bán lẻ tin rằng, tình trạng tắc nghẽn sẽ sớm kết thúc. Nguyên nhân bởi, tình trạng thiếu lao động kéo dài đã khiến cho các công ty buộc phải trì hoãn kế hoạch. Bên cạnh đó, các công đoàn vẫn đang trong quá trình đàm phán với các cảng của California. Trong khi đó, tình trạng bất ổn lao động thậm chí còn đe dọa tới cả hình thức vận chuyển bằng xe tải và đường sắt. 

Không những thế, các nhà bán lẻ còn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm, tốn kém cho các khoản chi phí có liên quan đến logistics. Một công ty cho thuê kho là Prologis cho biết, tỷ lệ lấp đầy trung bình của họ cũng đã tăng từ 96% lên 97,6% trong bối cảnh giá thuê các kho mới tại Mỹ đã tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.


Cho đến thời điểm hiện tại, rất ít các nhà bán lẻ tin rằng, tình trạng tắc nghẽn sẽ sớm kết thúc
Cho đến thời điểm hiện tại, rất ít các nhà bán lẻ tin rằng, tình trạng tắc nghẽn sẽ sớm kết thúc

Đáng chú ý, lời cảnh báo từ Walmart nói riêng và các nhà bán lẻ khác nói chung đã đặt ra nhiều câu hỏi về việc lượng hàng trong kho đó sẽ được bán như thế nào theo kế hoạch. CEO công ty logistics AIT là Vaughn Moore cũng thừa nhận, hiện tại họ vẫn chưa biết nhu cầu vào dịp lễ của khách hàng sẽ như thế nào, ở mức độ ra làm sao. Tuy nhiên, có điều chắc chắn phải lưu ý đó là, hai khách hàng bán lẻ lớn của công ty đã hạ dự báo bán hàng của họ trước thời kỳ mua sắm cao điểm mỗi năm.

Hàng loạt thông tin kiểu này đã khiến cho mùa mua sắm trước thời điểm năm học mới được các doanh nghiệp xem xét và phân tích kỹ lưỡng hơn. Đồng thời, điều này cũng có thể cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về cách người dùng sẽ tiếp cận nhiều hơn đối với các mùa lễ lớn hơn vào cuối năm. 

Đáng chú ý, theo như kết quả từ cuộc thăm dò ý kiến ​​của National Retail Federation, các hộ gia đình sẽ chi tiêu nhiều hơn 2% so với năm trước để mua bút chì, sổ tay cùng với các vật dụng khác. Tuy nhiên, tổng doanh thu của các nhà bán lẻ so với năm ngoái vẫn sẽ giảm nhẹ, từ 37,1 tỷ USD xuống còn 36,9 tỷ USD.

Mùa thu năm ngoái, nhiều nhà bán lẻ đã rơi vào tình trạng chậm chuyến hàng do lượng hàng tồn đọng nhiều tại các cảng của Mỹ và Trung Quốc. Điều này khiến một số khoản bị thiếu hụt, đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao. Chính vì thế, các lô hàng đến muộn đã trở thành hàng tồn kho dư thừa mà các nhà bán lẻ buộc phải tiến hành giảm giá, khuyến mãi vào mùa xuân hoặc cho vào kho để đến tháng 12 bán lại cho khách hàng. 

Thời điểm hiện tại, giá vận chuyển đường biển đã giảm so với mức đỉnh năm ngoái, nhưng so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát thì vẫn cao hơn rất nhiều. Theo như thông tin từ Freightos, chi phí trung bình vào tuần trước cho việc vận chuyển một container 40 feet từ châu Á đến bờ Tây của Mỹ là 6,593 USD. So với cùng kỳ năm 2021, con số này đã giảm 2/3 nhưng vẫn gấp hơn 4 lần so với những gì các nhà nhập khẩu phải trả vào năm 2019.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước