Điểm khác giữa Học viện và Đại học là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Đào tạo từ xa là gì? Nên lựa chọn đại học chính quy hay đào tạo từ xaĐiểm sàn là gì? Một số khái niệm xoay quanh kỳ thi tuyển sinh Đại họcĐại học chính quy là gì? Cách nhận biết giữa hệ chính quy và không chính quyHọc viện là gì?
Học viện trong tiếng Anh là “Academy”, có nghĩa là một tổ chức giáo dục cao hơn giáo dục trung học, chuyên về nghiên cứu.
Các tài liệu về thuật ngữ cho rằng Học viện và viện hàn lâm đều sử dụng chung danh từ “academy” trong tiếng anh để chỉ những cơ sở đào tạo và nghiên cứu bất kỳ một lĩnh vực nào đó nhằm để thúc đẩy sự phát triển trong xã hội. Các lĩnh vực cơ bản chính đó là khoa học tự nhiên, nghệ thuật, quân sự, âm nhạc hay bất kỳ một lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Ví dụ, tại Học viện Quân sự, Học viện không chỉ được học về Quân sự mà còn được nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Đây là điều ít có ở các trường Đại học.
Học viện khác gì Đại học?
Đại học tiếng Anh là University và là bậc học gần như cao nhất kế tiếp Trung học Phổ thông. Vì thế, có rất nhiều băn khoăn giữa những điểm khác biệt giữa Đại học và Học viện là gì của các bạn học sinh, sinh viên. Cùng là bậc học mà nhiều người hướng đến sau khi hoàn thành chương trình THPT nhưng Học viện và Đại học cũng có rất nhiều những điểm khác biệt.
+ Học viện (tiếng Anh là Academy) sẽ gồm cả phần dạy và phần nghiên cứu, Học viện thường là đơn vị của ngành. Trong khi đó Đại học (tiếng Anh là University) thường sẽ chuyên về giảng dạy.
+ Thời gian đào tạo cũng khác nhau trung bình thời gian tại Đại học là 04 năm hoặc từng chuyên ngành là 04 - 06 năm. Còn Học viện trung bình là trên dưới 05 năm.
+ Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao và thiên về nghiên cứu. Còn đào tạo của Đại học mang tính chất nghề nghiệp nhiều hơn.
Tổ chức tại Học viện thuộc chuyên ngành ví dụ Học viện Quân sự thuộc ngành quân sự, sẽ được phép giảng dạy chi tiết và chuyên sâu về lĩnh vực đó.
Còn lại, về cơ bản, Học viện và Đại học đều yêu cầu bạn phải tốt nghiệp cấp 3 mới có thể tham gia thi. Khi ra trường, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, bằng cấp của Đại học và Học viện đều giống nhau. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học tại đây đều được cấp bằng cử nhân hoặc bằng kỹ sư tùy chuyên ngành học.
Hệ thống giáo dục tại Việt Nam đều được phân cấp từ bé đến lớn, xét toàn bộ tính chất và quy mô đào tạo thì quá trình học sẽ xếp bậc bé đến lớn: trung cấp, cao đẳng, Đại học và Học viện. Và có thể nhận thấy đào tạo giáo dục cao nhất tại Việt Nam chính là Đại học và Học viện.
Nên chọn học tại Học viện hay Đại học?
Sau khi đã hoàn thành chương trình THPT, bên cạnh điểm số, chúng ta cũng phải đối mặt với áp lực lớn không kém đó là chọn trường. Theo đó, chọn giữa các trường cùng hệ đào tạo khó một thì chọn giữa Đại học và Học viện thường khó hơn gấp đôi. Nói như thế bởi khi đó, thứ bạn cần quan tâm không phải chất lượng giảng dạy thông thường mà còn là kiến thức chuyên môn và con đường tương lai.
Trên thực tế, mọi sự so sánh đều khập khiễng nên bài viết không thể trả lời chính xác nên học Đại học hay Học viện hơn. Vì thế, bạn có thể tham khảo một trong hai hướng dưới đây để dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định:
Khi nào nên lựa chọn học Đại học?
Nếu bạn là người yêu thích cả kiến thức chuyên môn và các kỹ năng thì Đại học chính là môi trường hoàn hảo dành cho bạn. Tại đây, kiến thức giảng dạy được nghiên cứu và chọn lọc để phù hợp nhất với mọi sinh viên. Cùng với đó, các chương trình thực hành, rèn luyện cũng được áp dụng song song nhằm mục đích giúp sinh viên vững vàng hơn khi ra trường.
Nhờ vậy, nếu chăm chỉ rèn luyện và học tập không quá khó để bạn có thể có được một công việc tốt ngay sau khi tốt nghiệp. Tuy vậy, khung chương trình đào tạo Đại học mang tính chất khái quát nên nếu muốn thực sự giỏi trong một lĩnh vực, bạn cần phải đầu tư tương đối nhiều thời gian cho việc đọc, tìm hiểu và nghiên cứu,…
Khi nào nên lựa chọn Học viện?
Ngược lại, nếu như bạn cảm thấy bản thân vô cùng yêu thích và muốn nghiên cứu sâu một lĩnh vực nào đó là Học viện sẽ là lựa chọn phù hợp. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn và nghiên cứu sâu về bất kỳ lĩnh vực nào như Kinh tế, Quân sự, Ngoại giao, Nghệ thuật,…
Theo đó những gì mà bạn nhận được là điều không phải cơ sở đào tạo nào hiện nay cũng có được. Với khối lượng kiến thức khổng lồ, chuyên sâu từ Học viện, bạn sẽ dễ dàng phát triển theo nhiều hướng khác nhau mà không bị gò bó theo khuôn khổ. Bạn có thể chọn tiếp tục nghiên cứu cao hơn, giảng dạy hoặc tìm kiếm công việc phù hợp với đam mê của bản thân.
Khi nào nên lựa chọn học tại Học viện? Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng kiến thức tại Học viện tương đối nặng về học thuật nên sẽ khó áp dụng trên thực tế. Vì thế, bạn sẽ cần tự trau dồi và rèn luyện thêm về các kỹ năng để phục vụ cho công việc sau này.
Các trường Đại học và Học viện tốt ở Việt Nam
Để học tại Đại học hoặc Học viện, bạn đều phải tốt nghiệp cấp 3. Khi ra trường, bằng cấp của Học viện và Đại học đều giống nhau do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Một số trường Học viện tốt ở Việt Nam: Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Học viện m nhạc Quốc gia Việt Nam; Học viện Cảnh sát nhân dân; Học viện Ngoại giao; Học viện Ngân hàng; Học viện Hàng không Việt Nam
Một số trường Đại học tốt tại Việt Nam: Đại học Ngoại thương; Đại học Kinh tế quốc dân; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TP.HCM; Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học FPT; Đại học Xây dựng…
Có một điều các bạn có thể yên tâm rằng, không có sự khác biệt về chất lượng giáo dục cũng như uy tín về văn bằng của hai đơn vị giáo dục này. Các nhà tuyển dụng cũng không quan tâm bạn đã học ở đâu – tại Học viện hay Đại học.
Về bản chất, họ chỉ quan tâm tới mức độ hiểu biết, kỹ năng chuyên ngành, thái độ của bạn với công việc mà thôi. Do đó, nếu biết cố gắng tích lũy kiến thức, không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực thì bạn sẽ thành công.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ là những kinh nghiệm giúp bạn có thêm hiểu biết về sự khác nhau giữa Học viện và Đại học, từ đó có thể lựa chọn cho mình môi trường học tập và phát triển thích hợp. Chúc bạn thành công.