meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điểm sàn là gì? Một số khái niệm xoay quanh kỳ thi tuyển sinh Đại học

Thứ năm, 27/10/2022-15:10
Điểm sàn là gì? Một thắc mắc không hề nhỏ của các bạn học sinh chuẩn bị đứng trước những kỳ thi Đại học quan trọng. Đôi khi chúng ta vẫn thường nhầm lẫn điểm sàn và điểm chuẩn. Vậy làm thế nào để phân biệt hai loại thuật ngữ này? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu điểm sàn trong trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm điểm sàn là gì? 

Điểm sàn được hiểu là điểm thi THPT quốc gia tối thiểu mà thí sinh phải đạt được để các trường Đại học hay Cao đẳng lấy làm cơ sở xét tuyển sinh.

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục chỉ quy định cho mức điểm sàn đối với các ngành đào tạo giáo viên, y khoa, răng hàm mặt, y học cổ truyền, dược học, điều dưỡng, dinh dưỡng, hộ sinh,.... đào tạo trình độ đại học.

Vì vậy, tất cả các trường có đào tạo những ngành này phải xây dựng phương án tuyển sinh dựa trên ngưỡng điểm sàn mà Bộ Giáo quy định.


Khái niệm điểm sàn là gì?
Khái niệm điểm sàn là gì?

Đối với những nhóm ngành khác thì các trường có thể tự xác định điểm sàn của trường mình và đưa ra mức điểm sàn dựa vào các chỉ tiêu xét tuyển cũng như điểm thi của thí sinh.

Khái niệm điểm chuẩn được hiểu là gì?

Nghe ai đó nói rằng điểm chuẩn ngành Hàn Quốc học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (USSH) là 27 điểm. Nhưng bạn vẫn chưa hiểu điểm chuẩn là gì? Bởi trước đó bạn cũng đã từng nghe đến điểm sàn năm nay của trường khoảng chừng 19 điểm. Thật dễ để hiểu sai vấn đề trong tích tắc đúng không nào? 

Bạn có thể hiểu đơn giản là điểm chuẩn là điểm trúng tuyển vào một chuyên ngành cụ thể nào đó của một cơ sở đào tạo cụ thể. Điểm chuẩn là mức điểm do chính cơ sở đó quyết định, chứ không phải là do một cá nhân nào khác, hay nhiều bạn vẫn lầm tưởng về điểm chuẩn là do Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra. 


Khái niệm về điểm chuẩn
Khái niệm về điểm chuẩn

Trên thực tế, không có một điểm chuẩn chung nào áp dụng cho tất cả các chuyên ngành, mà mỗi chuyên ngành khác nhau thì sẽ lại có một mức điểm chuẩn khác nhau.

Mức điểm chuẩn cho chuyên ngành này cũng không giống và cũng không thể nào áp dụng cho mức điểm chuẩn cho một chuyên ngành như thế tại một cơ sở đào tạo khác. 

Chẳng hạn như, mức điểm chuẩn của chuyên ngành Việt Nam học trường Đại học Văn hóa Hà Nội là 19 điểm, nhưng điểm chuẩn của chuyên ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là 20 điểm. Điểm trúng tuyển cũng chính là điểm chuẩn.

Phân biệt điểm chuẩn với điểm sàn là gì?

Như chúng tôi đã nói ngay từ đầu, nhiều sĩ tử vẫn nhầm lẫn giữa điểm chuẩn và điểm sàn. Sau khi biết điểm chuẩn là gì và điểm sàn là gì? Chúng ta hãy cùng đi phân biệt sự khác nhau giữa điểm chuẩn với điểm sàn nhé! 

Điểm sàn 

Một mức điểm do chính Bộ giáo dục đưa ra để sử dụng làm thang điểm căn cứ xét tuyển cho tất cả các cơ sở đào tạo đang hoạt động trên cả nước và được công bố ngay sau khi có thông báo chính thức về điểm cho thí sinh, mức điểm này được gọi là điểm sàn. 

Điểm sàn được sử dụng giống như một cơ sở đảm bảo đầu vào chất lượng cho các cơ sở đào tạo. Điểm sàn Đại học chính quy thường được áp dụng cho toàn bộ khối thi, chứ không được áp dụng cho từng chuyên ngành như là điểm chuẩn. 

Chẳng hạn, mức điểm sàn năm 2017 là 15 điểm và mức điểm sàn năm 2018 là 16 điểm,... Trên cơ sở đã được công bố về mức điểm sàn trong năm đó, các cơ sở đào tạo trên khắp cả nước không được phép xét tuyển cho các thí sinh là những người có mức điểm thi thấp hơn mức điểm sàn đã được quy định này. 


Phân biệt sự khác nhau giữa điểm sàn và điểm chuẩn 
Phân biệt sự khác nhau giữa điểm sàn và điểm chuẩn 

Cập nhật thông tin mới nhất trong năm 2018, Bộ Giáo dục đã quyết định bỏ quy định áp dụng điểm sàn với các khối ngành ngoài khối ngành đào tạo sư phạm. Chính vì thế, các cơ sở đào tạo không có chuyên ngành sư phạm sẽ tự quy định và tự công bố mức điểm sàn của mình. 

Điểm chuẩn 

Như đã nói ở trên, điểm chuẩn hay còn được gọi là điểm trúng tuyển là mức điểm thí sinh cần phải đạt được để đủ điều kiện trúng tuyển vào một ngành học cụ thể của trường đăng ký xét tuyển.

Tuy nhiên, ở một số trường có số lượng thí sinh đăng ký quá lớn vượt quá chỉ tiêu thì sẽ áp dụng các tiêu chí phụ để xét các thí sinh có điểm thi bằng nhau và bằng đúng với điểm chuẩn ở cuối danh sách xét tuyển. Thông thường, các trường Đại học sẽ công bố điểm chuẩn ngay sau khi kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng.


Phân biệt sự khác nhau giữa điểm sàn và điểm chuẩn 
Phân biệt sự khác nhau giữa điểm sàn và điểm chuẩn 

Qua đây, bạn đã hiểu rõ khái niệm điểm sàn, điểm chuẩn và sự khác nhau giữa điểm chuẩn với điểm sàn là gì rồi phải không nào? Sau đây hãy cùng tôi đi đến một khái niệm khác nữa nhé. 

Khái niệm TTNV là gì? 

Hiểu một cách đơn giản, TTNV chính là chữ viết tắt của cụm từ thứ tự nguyện vọng trong điểm chuẩn. 

Ưu tiên trong thứ tự nguyện vọng chính là một tiêu chí phụ trong công tác xét tuyển vào các trường. Điều này có thể được hiểu là khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường, bạn có thể được quyền xét nhiều nguyện vọng vào nhiều chuyên ngành của nhiều trường khác nhau, mỗi nguyện vọng là một chuyên ngành nào đó. Chính vì vậy sẽ có TTNV trước sau.


TTNV được hiểu là gì?
TTNV được hiểu là gì?

Giả sử, bạn đăng ký chuyên ngành Thương mại quốc tế của Đại học Kinh tế quốc dân là nguyện vọng 1 và chuyên ngành Thương mại quốc tế của trường Đại học Thương mại là nguyện vọng hai thì đây chính là thứ tự nguyện vọng 1 và 2 của bạn. Điều này có ý nghĩa như thế nào?

Thông thường, ở một số trường, thứ tự nguyện vọng thường không quá quan trọng. Tuy nhiên, tại một số trường đại học, đây chính là tiêu chí phụ để xét tuyển tân sinh viên.

Đó là khi bạn có điểm thi THPT quốc gia bằng với điểm chuẩn của chuyên ngành đó của trường cùng với nhiều học sinh khác thì các trường sẽ so sánh ai có TTNV cao hơn thì xét tuyển người đó. 

Công thức tính điểm xét tuyển đại học hiện nay 

Công thức tính điểm xét tuyển là điều rất nhiều sinh viên quan tâm. Thông thường, với những ngành không có môn chính hay không nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, ta có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó: Điểm M1, M2, M3 lần lượt là điểm của các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển mà thí sinh đã đăng ký.

Theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học được ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì điểm ưu tiên xét tuyển đại học sẽ bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực cùng với điểm ưu tiên theo chế độ chính sách.


Công thức tính điểm xét tuyển đại học hiện nay
Công thức tính điểm xét tuyển đại học hiện nay

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã hiểu các khái niệm thuật ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia từ điểm sàn là gì, điểm chuẩn cho đến công thức tính điểm xét tuyển. Hy vọng các sĩ tử sẽ lựa chọn cho mình những ngành học phù hợp để làm điểm dừng chân trong 4 năm sắp tới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

23 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

23 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

23 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

23 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước