Đại học Ngoại thương là gì? Tiềm năng của việc theo học Ngoại thương
BÀI LIÊN QUAN
Top những trường đại học có việc làm cao bạn nên biếtNhững cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà NộiĐiểm danh những trường đại học có khuôn viên xanh đẹp nhất Việt Nam, một khi đã vào là sống ảo quên lối vềĐại học Ngoại thương là gì?
Trường Đại học Ngoại thương là trường chuyên đào tạo chuyên ngành kinh tế và dẫn đầu về lĩnh vực này trong công cuộc giáo dục của Việt Nam. Và đây cũng là một trong số những trường Đại học đầu tiên tự chủ về ngân sách giáo dục tại Việt Nam.
Lịch sử hình thành của trường Đại học Ngoại thương
Trường Đại học Ngoại thương hay còn gọi bằng tên Quốc tế Foreign Trade University (FTU) là trường đại học công lập Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiền thân của trường là một bộ môn thuộc Trường Đại học Kinh Tế - Tài chính (tên gọi hiện nay là Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân) do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý, tích hợp cùng trường Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 1960.
Tới năm 1962, tích hợp cùng Học viện Ngoại giao chính thức tách ra với tên gọi Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương. Năm 1967, chính thức được thành lập trực thuộc Bộ Ngoại thương. Tới năm 1985, được chuyển sang Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. Từ năm 1984 tới nay, tái thiết trở thành Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trụ sở chính và các cơ sở của trường Đại học Ngoại thương
Cơ sở chính của Trường Đại học Ngoại thương được đặt tại số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Và cơ sở II là Trường Đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở III được đặt tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Ngoại thương là gì?
Trường Đại học Ngoại thương với tư cách ban đầu là trường kinh tế, mục tiêu của trường là mở rộng đào tạo đa phương diện, hướng tới kinh tế, xã hội, công nghệ toàn cầu và quan hệ kinh tế quốc tế. Đồng thời dàn trải đào tạo cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh khoa học, tiến sĩ trong các lĩnh vực về kinh tế.
Các chuyên ngành trong chương trình đào tạo của Đại học Ngoại thương là gì?
Chuyên ngành đào tạo chính trong chương trình đào tạo của Đại học Ngoại thương bao gồm các ngành học:
- Ngành Kinh tế: Bao gồm đào tạo về Kinh tế đối ngoại và Thương mại Quốc tế.
- Ngành Tài chính - Ngân hàng: Đào tạo về Tài chính Quốc tế; Phân tích và đầu tư tài chính; Ngân hàng.
- Ngành Quản trị kinh doanh: Là chuyên ngành đào tạo Quản trị kinh doanh Quốc tế.
- Ngành Kinh doanh Quốc tế: Chuyên ngành đào tạo Quản trị kinh doanh Quốc tế.
- Ngành Kinh tế Quốc tế: Chuyên ngành chính bao gồm đào tạo Kinh tế và Phát triển Kinh tế; Kinh tế Quốc tế.
- Ngành luật: Đào tạo chuyên ngành Luật thương mại Quốc tế.
- Ngành Kế toán: Đào tạo Kế toán - Kiểm toán; Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA.
- Ngành ngôn ngữ: Bao gồm các chuyên ngành đào tạo ngôn ngữ Anh thương mại; Pháp thương mại; Trung thương mại; Nhật thương mại.
- Ngành Quản trị khách sạn: Là chương trình đào tạo chất lượng cao Quản trị khách sạn.
Liên kết giáo dục Quốc tế với Đại học Ngoại thương là gì?
Liên kết giáo dục Quốc tế là sự kết nối giữa các công đoàn giáo viên toàn cầu với mục tiêu cam kết nghĩa vụ bình đẳng giáo dục cho học sinh và sinh viên dù dựa trên bất kỳ yếu tố cá nhân nào. Và xây dựng nên một nền giáo dục lấy định hướng trao đổi kiến thức giữa các học sinh, sinh viên trên toàn cầu làm định hướng phát triển.
Đối với Việt Nam, liên kết giáo dục Quốc tế được thể hiện qua việc Trường Đại học Ngoại thương là một trong những đối tác chiến lược của Đại học Huddersfield. Các khoa chuyên ngành đào tạo Quốc tế giữa 2 trường bao gồm: Khoa Tiếng Anh thương mại, Quản trị kinh doanh, Kinh tế Quốc tế.
Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế trường Đại học Ngoại thương đã mang đến những lộ trình du học hấp dẫn cho các bạn sinh viên với sự kết hợp giáo dục cùng với Đại học Huddersfield và công ty Du học INDEC.
Năm 2015, sự liên kết giáo dục Quốc tế giữa ba đơn vị giáo dục này được thể hiện qua việc mở rộng du học với khoa Tài chính ngân hàng của trường Đại học Ngoại thương.
Đại học Ngoại thương và cơ hội phát triển bản thân sau khi tốt nghiệp
Với các khoa đào tạo chuyên ngành mở rộng liên quan kinh tế và kinh tế hội nhập Quốc tế, Đại học Ngoại thương mang đến nhiều hứa hẹn và tiềm năng cho sinh viên trong công cuộc tìm việc và khởi nghiệp.
Cơ hội xin việc từ việc tốt nghiệp Đại học Ngoại thương là g?
Đối với câu hỏi này, chúng ta cần phải có cái nhìn thực tế về năng lực của bản thân cũng như những cơ chế của thị trường lao động được thay đổi theo từng thời đại.
Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, bạn xin việc dễ hay khó phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa mới đảm bảo cho bạn được câu trả lời thỏa đáng nhất.
Để có những vị trí tương xứng với năng lực của cá nhân bạn nói riêng và sự danh giá của ngôi trường Đại học Ngoại thương nói chung, thì việc chủ động nắm bắt cơ hội, năng động trong công tác tìm việc là yếu tố hết sức quan trọng.
Trong đó, coi trọng những giá trị nhỏ nhất đối với những công việc nhỏ nhất và tích lũy kinh nghiệm học hỏi được từ những người đi trước cũng hỗ trợ bạn rất nhiều khi tìm việc làm.
Công việc phù hợp với những sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại thương là gì?
Với ba lợi thế vốn có từ quá trình tiếp thu kiến thức trong quá trình đào tạo chuyên ngành bao gồm: Lợi thế ngoại ngữ, lợi thế trình độ chuyên môn, lợi thế kỹ năng mềm thì sinh viên trường Đại học Ngoại thương gần như có thể thử sức với bất kỳ công việc nào.
Không những vậy các cử nhân của trường đều có thể tự khởi nghiệp với vai trò lãnh đạo nhờ vào nền tảng kiến thức tài chính tiền tệ, kinh tế vĩ mô.
Một số những gợi ý về công việc cho các sinh viên trường Đại học Ngoại thương là gì?
Làm việc tại các cơ quan Nhà nước, các công ty nước ngoài, doanh nghiệp thương mại, Tổng cục Hải Quan, các tổ chức Quốc tế là một trong những gợi ý của chúng tôi dành cho các bạn sinh viên.
Ngoài ra, các bạn có thể xin làm tại các tập đoàn đa quốc gia, các công ty kiểm toán, ngân hàng hay các công ty phân phối và tổ chức nghiên cứu.
Các bạn có thể bắt đầu với các vị trí làm việc tại những nơi này như:
- Vị trí chuyên viên tại các phòng nghiệp vụ, phòng kinh doanh về hoạt động xuất nhập khẩu, các đơn vị kinh doanh, sản xuất.
- Vị trí chuyên viên tại công ty xuất nhập khẩu hoặc công ty Thương mại.
- Vị trí chuyên viên cho các đơn vị dịch vụ như chuyên viên văn phòng đại diện, đại lý hàng không, tài biển, bảo hiểm.
- Vị trí nhân viên bộ phận xuất nhập khẩu tại cửa khẩu và cảng biển.
- Vị trí giảng viên, trợ giảng tại các ngôi trường Cao đẳng, Đại học có chương trình giảng dạy các bộ môn ngoại thương.
Tổng kết
Qua bài viết này, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn câu hỏi “Đại học Ngoại thương là gì?” Có thể tổng kết lại như sau: Trường Đại học Ngoại thương là một ngôi trường đào tạo chuyên sâu về nền tảng kiến thức kinh tế cho học sinh sinh viên, góp phần thúc đẩy nhân lực tài năng xây dựng nền kinh tế Việt Nam hội nhập.
Tiềm năng của việc theo học Ngoại thương là vô kể và cơ hội phát triển sự nghiệp bản thân của sinh viên sau khi học tại đây là rất lớn.