Điểm danh loạt doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền mặt và chốt quyền mua cổ phiếu
BÀI LIÊN QUAN
Cổ phiếu nào cao nhất ngành dược với truyền thống chi trả cổ tức bằng tiền mặt "đều như vắt tranh"?Xuất khẩu Quảng Nam (Forexco) ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đều đặn qua các năm, từ khi lên sàn chưa từng chia cổ tức cho cổ đôngHàng loạt doanh nghiệp chuẩn bị trả cổ tức bằng tiền mặt, cao nhất lên đến 85%Một số doanh nghiệp đáng chú ý ở trong đợt này, cụ thể:
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling – Mã: PVD) dự định chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% - nghĩa là nhà đầu tư năm giữ 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận về 10 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 5/8. Hiện nay, PV Drilling đang có hơn 505 triệu cổ phiếu đang được lưu hàng nên sẽ cần phát hành thêm hơn 50,5 triệu cổ phiếu PVD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiểm soát trên 50% vốn của PV Drilling nên sẽ được nhận hơn 25 triệu cổ phiếu PVD trong đợt cổ tức sắp tới. Kết phiên ngày 29/7, giá PVD đã dừng ở mức 16.850 đồng/cp, so với hồi đầu năm 2022 giảm gần 32%. Vốn hóa hiện nay ghi nhận đạt hơn 8.500 tỷ đồng.
Mới chào sàn Upcom, Phốt Pho Apatit Việt Nam (PAT) tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%
Với khoảng 25 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, dự kiến Phốt Pho Apatit Việt Nam (PAT) sẽ chi khoảng 250 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này cho các cổ đông. Mới tháng 3 năm nay, công ty đã trả cổ tức tiền mặt năm 2021 với tỷ lệ 76%.FPT chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 bằng tiền mặt
Theo như nghị quyết tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của FPT, doanh nghiệp sẽ chia cổ tức năm nay bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% thành 2 đợt, tức là mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ được nhận thêm 2.000 đồng.Mới đây, PV Drilling đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 cho thấy khoản lỗ sau thuế gần 74 tỷ đồng, trái ngược lại với kết quả lãi 43 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021. Doanh thu thuần ghi nhận 1.505 tỷ, tăng trưởng hơn 35%. Công ty cũng có lợi nhuận gộp hợp nhất 123 tỷ đồng, tuy nhien riêng mảng dịch vụ khoan lại lỗ gộp 39 tỷ đồng. Các mảng bán hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật giếng khoan đã bù đắp lỗ gộp của mảng dịch vụ khoan. Lũy kế trong 2 quý đầu năm, công ty đã lỗ sau thuế 149 tỷ đồng, gấp 2,2 lần số lỗ nửa đầu năm 2021.
Còn Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC - Mã: SCS) dự định phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 85% - nghĩa là nhà đầu tư sẽ nắm giữ 100 cổ phiếu SCS tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 85 cổ phiếu mới. Và ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 5/8. Công ty hiện nay có 50,7 triệu cổ phiếu phổ thông và 7,19 triệu cổ phiếu ưu đãi đang được lưu hành. Chỉ có những nhà đầu tư nắm giữ cổ phần phổ thông mới có quyền nhận cổ phiếu phát hành thêm trong đợt này. Chính vì thế, SCSC sẽ cần phát hành thêm khoảng 43 triệu cổ phiếu.
Trong quý 3 vừa qua, SCSC đã ghi nhận lãi sau thuế 153 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng gần 4%. Lũy kế hai quý đầu năm, công ty đã có lãi hơn 340 tỷ đồng, tăng trưởng gần 20%. Hiện nay, hai cổ đông lớn của SCSC là Công ty cổ phần Gemadept (Mã: GMD) và Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (Mã: ACV) mới đây cũng vừa công bố kết quả kinh doanh trong quý 2 khởi sắc với mức lợi nhuận sau thuế tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021 lần lượt 88% và 412%. Biên lợi nhuận thuần của SCSC ghi nhận rất cao, nguyên nhân là vì công ty có giá vốn bán hàng rất thấp và không có chi phí lãi vay hay chi phí bán hàng.
Năm 2021, SCSC dã chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 30% tương đương với 3.000 đồng/cp. Còn năm 2019 - 2020, công ty cũng đều chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 8.000 đồng/cổ phiếu.
Đối với Công ty Cổ phần Phốt Pho Apatit Việt Nam (Mã: PAT) cũng dự định tạm chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương với 10.000 đồng/cổ phiếu. Còn ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày thanh toán lần lượt là 4/8 và 16/8. Hiện công ty có 25 triệu cổ phiếu đang được lưu hành nên sẽ cần chi trả khoảng 250 tỷ đồng để có thể hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông. Cổ phiếu PAT mới bắt đầu giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 17/6 năm 2022. Cổ đông lớn nhất chính là Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai - Công ty con của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã:DGC) với tỷ lệ sở hữu là 51%. Ông Đào Hữu Duy Anh và Đào Hữu Huyền là những lãnh đạo của DGC đều là cổ đông lớn của PAT. Hơn thế, nhiều doanh nghiệp cũng dự kiến chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100% như Công ty Cổ phần Sản xuất và Cung ứng Vật liệu Xây dựng Kon Tum (Mã: NXT), Công ty Cổ phần Du lịch Vietourist (Mã: VTD) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 4 (Mã: CC4). Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền cũng sẽ được mua 100 cổ phiếu mới và giá phát hành của cả ba doanh nghiệp trên đều ở mức 10.000 đồng/cp.
Trải qua thời gian hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Hóa chất Đức Giang (DGC) đã rất nỗ lực không ngừng để vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp. Và với bề dày lịch sử đi đôi với trình độ quản lý, công nghệ mang tầm quốc tế, Hóa chất Đức Giang đã đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng trong cũng như ngoài nước. Được thành lập năm 1963, Hóa chất Đức Giang (DGC) trong nhiều năm qua được người tiêu dùng Việt Nam biết đến với nhãn hiệu bột giặt Đức Giang. Tiền thân của Hóa chất Đức Giang (DGC) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Cục Hóa chất. Và sau khi được cổ phần hóa vào năm 2003, đến nay Hóa chất Đức Giang đã đi đầu trong lĩnh vực hóa chất Photphat để dùng cho lĩnh vực dược phẩm. DGC chủ yếu sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa, những hoạt động này chiếm gần 70% doanh thu thuần của công ty mẹ trong các năm 2012 - 2013. Ngoài ra, DGC cũng sản xuất và kinh doanh thương mại nhiều sản phẩm hóa chất khác ví dụ như các sản phẩm H3PO4, hóa dược, hóa chất tinh khiết, hóa chất kỹ thuật,... Các sản phẩm của DGC được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Tập đoàn GLOBAL (Anh Quốc) cấp. Chính vì thế công ty luôn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật để từ đó phục vụ cho phòng thí nghiệm các nhà máy, trường học, viện nghiên cứu, bệnh viện, người tiêu dùng,…