meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

ĐHĐCĐ LienVietPostBank (LPB): Mục tiêu lợi nhuận 6.000 tỷ đồng, dự kiến phát hành 10 triệu cổ phiếu ESOP

Thứ hai, 24/04/2023-12:04
Năm 2023, ngân hàng này lên kế hoạch kinh doanh với 6.000 tỷ đồng mục tiêu lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 5,4% so với năm 2022. Tổng tài sản dự kiến tăng 14,4% và đạt 375.000 tỷ đồng. Trong khi đó, huy động thị trường 1 là 295.740 tỷ đồng, tăng 17,8% trong khi tín dụng thị trường 1 là 273.490 tỷ đồng, tăng 16%.

Nhịp sống thị trường thông tin, chiều 23/4/2023 vừa qua, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình đều đã được thông qua.

Báo cáo tại đại hội, ông Nguyễn Đức Thuỵ Chủ tịch HĐQT LPB cho biết, ngân hàng trong năm 2022 đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu mà cổ đông thông qua. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của LPB là 5.690 tỷ đồng, so với năm 2021 đã tăng 56% và vượt 19% kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, ngân hàng này cũng tuân thủ đúng những tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 

Trong năm qua, LienVietPostBank vẫn giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng sở hữu mạng lưới lớn nhất Việt Nam, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ và nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó đảm bảo được tính thanh khoản. Đáng chú ý, LienVietPostBank còn tập trung đẩy mạnh những nguồn thu ngoài lãi và thu nhập từ phí.


Chiều 23/4/2023 vừa qua, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023
Chiều 23/4/2023 vừa qua, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

Báo cáo của ban điều hành cho thấy, tín dụng thị trường 1 của LienVietPostBank trong năm 2022 đã tăng 12,8% và sử dụng hết hạn mức tín dụng được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước. Trong năm qua, huy động vốn thị trường 1 là 250.936 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 16% và phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. LienVietPostBank luôn duy trì việc tuân thủ những tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đáp ứng chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel III. 

Về vốn điều lệ, LienVietPostBank năm 2022 đã tăng từ 12.036 tỷ đồng lên 17.291 tỷ đồng và hoàn thành 84% kế hoạch đề ra.

Đặt mục tiêu lợi nhuận 2023 là 6.000 tỷ đồng

Tại đại hội, ông Hồ Nam Tiến, Quyền Tổng giám đốc LienVietPostBank cho biết, tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ở mức hơn 26.000 tỷ đồng, trong đó tăng trưởng trong lĩnh vực nông thôn là hơn 14.000 tỷ đồng. Tỷ lệ cho vay bất động sản đang chiếm 14% trong tổng tín dụng và đều có tài sản đảm bảo và chất lượng tín dụng.

Nhận định về tình hình kinh tế năm 2023, ông Bùi Thái Hà – Phó TGĐ thường trực LienVietPostBank cho biết, 2023 vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn. Ban lãnh đạo ngân hàng dự báo tình hình kinh tế sẽ phục hồi chậm và trong thời gian tới nợ quá hạn tăng cao. Ngân hàng trích lập dự phòng đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ nợ xấu của LienVietPostBank tính đến ngày 31/12/2022 là 142%. Điều này cho thấy ngân hàng sở hữu bộ đệm tài chính khá lành mạnh, giúp vượt qua khó khăn trong thời gian tới. 

Năm 2023, LienVietPostBank lên kế hoạch kinh doanh với 6.000 tỷ đồng mục tiêu lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 5,4% (tương đương mức tăng 310 tỷ đồng) so với năm 2022. Tổng tài sản dự kiến tăng 14,4% và đạt 375.000 tỷ đồng. Trong khi đó, huy động thị trường 1 là 295.740 tỷ đồng, tăng 17,8% trong khi tín dụng thị trường 1 là 273.490 tỷ đồng, tăng 16%. Đáng chú ý, kế hoạch tăng trưởng tín dụng có thể được điều chỉnh phụ thuộc theo giới hạn tăng trưởng, đúng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.


Năm 2023, huy động thị trường 1 là 295.740 tỷ đồng, tăng 17,8% trong khi tín dụng thị trường 1 là 273.490 tỷ đồng, tăng 16%; kế hoạch tăng trưởng tín dụng có thể được điều chỉnh phụ thuộc theo giới hạn tăng trưởng, đúng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước
Năm 2023, huy động thị trường 1 là 295.740 tỷ đồng, tăng 17,8% trong khi tín dụng thị trường 1 là 273.490 tỷ đồng, tăng 16%; kế hoạch tăng trưởng tín dụng có thể được điều chỉnh phụ thuộc theo giới hạn tăng trưởng, đúng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước

Ông Hoàng Nam Tiến khẳng định, chuyển đổi số trong thời gian tới vẫn tiếp tục là trụ cột chính trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Trong 2022, LienVietPostBank đã làm việc với đối tác tư vấn về hệ thống công nghệ thông tin làm cơ sở đầu tư và ứng dụng công nghệ mới. Đồng thời, ngân hàng này cũng đã thành lập văn phòng chuyển đổi với mục đích thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh và trải nghiệm, tương tác với khách hàng.

Chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 19%, phát hành 10 triệu cổ phiếu ESOP

Trong năm 2023, LienVietPostBank có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ. Theo dự kiến, ngân hàng này sẽ phát hành 328,5 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức, tương đương với tỷ lệ chia cổ tức là 19%. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ theo dự kiến sẽ tăng thêm 3.285 tỷ đồng.

Chưa dừng lại ở đó, LienVietPostBank còn lên kế hoạch chào bán 500 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, tương đương với quy mô lên đến 5.000 tỷ đồng. Giá chào bán sẽ không thấp hơn so với mệnh giá, HĐQT sẽ quyết định mức giá cụ thể.

LienVietPostBank trong năm nay còn có kế hoạch chào bán riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài, tương đương với quy mô lên đến 3.000 tỷ đồng. Giá chào bán sẽ không thấp hơn so với mệnh giá, HĐQT sẽ quyết định mức giá cụ thể. Những cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm đối với các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa tại LienVietPostBank của các nhà đầu tư nước ngoài sau khi phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho những là đầu tư này là 15,5% vốn điều lệ.


Trong năm 2023, LienVietPostBank có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ. Theo dự kiến, ngân hàng này sẽ phát hành 328,5 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức, tương đương với tỷ lệ chia cổ tức là 19%
Trong năm 2023, LienVietPostBank có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ. Theo dự kiến, ngân hàng này sẽ phát hành 328,5 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức, tương đương với tỷ lệ chia cổ tức là 19%

Cũng theo dự kiến, LienVietPostBank còn phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu đúng theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Giá phát hành cũng không thấp hơn mệnh giá. Mức giá cụ thể sẽ được quyết định bởi HĐQT và số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm tính từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Sau khi đợt phát hành hoàn tất, vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ tăng thêm 11.385 tỷ đồng, từ mức 17.291 tỷ đồng lên 28.676 tỷ đồng.

Đổi tên viết tắt thành “LPBank”; bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới

Cũng tại đại hội lần này, ngân hàng cũng đã trình cổ đông thông qua tên viết tắt tiếng Anh của LienVietPostBank. Phía ngân hàng cho hay, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt kể từ năm 2011 cho đến nay đã sử dụng tên viết tắt, và tên viết tắt bằng tiếng Anh chính thức là LienVietPostBank trên tất cả các văn bản pháp lý cùng với kênh truyền thông. Điều đáng nói, tên gọi LienVietPostBank có quá nhiều ký tự, khó phát âm và khó nhớ nên càng khó nhận biết và hiệu ứng truyền thông không được cao. Trong khi đó, xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay là sử dụng tên viết tắt ở dạng rút gọn nhất có thể, vừa dễ đọc lại dễ nhớ.

Chính vì thế, Hội đồng quản trị ngân hàng đã quyết định trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt đối với việc thay đổi tên viết tắt của ngân hàng từ “LienVietPostBank” trở thành “LPBank”.

Cũng tại đại hội, ngân hàng đã tiến hành bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và thành viên Ban Kiểm soát của LienVietPostBank nhiệm kỳ IV (2023-2028). Theo dự kiến, danh sách thành viên tham gia HĐQT gồm 7 người là ông Nguyễn Đức Thuỵ (hiện đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT LPB), ông Huỳnh Ngọc Huy (đang đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT), ông Lê Hồng Phong (đang là thành viên HĐQT), ông Nguyễn Văn Thuỳ và ông Lê Minh Tâm cùng với ông Hồ Nam Tiến (đang là Quyền Tổng giám đốc), ông Bùi Thái Hà (đang là Phó Tổng giám đốc thường trực).

Đáng chú ý, ông Nguyễn Văn Thuỳ là em trai của ông Nguyễn Đức Thuỵ. Trong danh sách đề cử không có ông Phạm Doãn Sơn và ông Dương Công Toàn cũng như thành viên HĐQT nhiệm kỳ cũ là Dương Hoài Liên.

Đối với Ban Kiểm soát, danh sách nhân sự dự kiến gồm có 4 người là bà Dương Hoài Liên (đang là thành viên độc lập HĐQT), ông Trần Thanh Tùng (đang giữ vị trí Trưởng BKS), bà Nguyễn Thị Lan Anh (thành viên không chuyên trách BKS) và ông Nguyễn Phú Minh.

Đồng thời, ngân hàng cũng đã trình phương án mua/nhận chuyển nhượng/thuê tài sản làm văn phòng làm việc cho Trụ sở chính cũng như các Chi nhánh của ngân hàng. Theo đó, HĐQT LienVietPostbank đã trình đại hội phương án mua Toà nhà số 210 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội để làm văn phòng làm việc cho Trụ sở chính tại Thủ đô. Mức giá chuyển nhượng tối đa đúng theo giá trị định giá của một công ty thẩm định giá độc lập.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

12 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

12 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

12 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

12 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước