Dệt may TNG: Doanh thu 5 tháng đầu năm khả quan, kế hoạch đạt 6.000 tỷ đồng cho cả năm
BÀI LIÊN QUAN
Nửa đầu năm nay, Đạm Cà Mau lãi 2.556 tỷ đồng nhờ chênh lệch lớn giữa doanh thu và giá vốn6 tháng đầu năm, doanh thu của Vinataba đạt hơn 12.838 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 94 triệu USDCEO Đoàn Văn Hiểu Em: Kế hoạch mở 2.000 nhà thuốc An Khang vào năm 2023, nâng doanh thu trung bình lên 600 triệu/tháng/cửa hàngMới đây, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (HNX: TNG) đã tham gia “Talkshow chọn danh mục – kỳ 8: Dấu hỏi lạm phát” do Báo Đầu Tư tổ chức. Ông Thời đã có những chia sẻ về tình hình kinh doanh của công ty hậu dịch bệnh Covid-19.
Theo nhà lãnh đạo này, hậu dịch bệnh khiến cho giá cả hàng hóa tăng, lạm phát cũng tăng theo ảnh hưởng không nhỏ đến mọi lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng. Giá cả tăng khiến cho chi phí đầu vào tăng, giá đầu ra cũng tăng. Chính vì thế, chỉ những doanh nghiệp lớn có tích lũy, năng suất lao động cao mới có thể bù đắp được phần nào.
Chắc chắn hoàn thành hoặc vượt kế hoạch năm
Theo tiết lộ của Chủ tịch Nguyễn Văn Thời, Dệt may TNG trong 5 tháng đầu năm nay ghi nhận kết quả kinh doanh rất tốt. Cụ thể, doanh thu của TNG trong 5 tháng là 2.479 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 42%. Trong khi đó, lợi nhuận kinh doanh của TNG cũng tăng 85% khi so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, biên lợi nhuận dù đã cải thiện nhưng chưa nhiều. Ông cũng kỳ vọng trong thời gian tới, biên lợi nhuận sẽ được cải thiện nhiều hơn.
Trong tháng 4, doanh thu của Dệt may TNG đã tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và đạt 551,2 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu ở mức 1.809,5 tỷ đồng, tăng 42% so với thực hiện trong cùng kỳ năm trước.
Xét về cơ cấu, doanh thu xuất khẩu tháng 4 của công ty chiếm 98,12% còn doanh thu nội địa chiếm 1,88% ít ỏi còn lại. Còn khi xét về thị trường, thị trường xuất khẩu trọng yếu của TNG vẫn là Mỹ, tỷ trọng chiếm tới 55,23%. Theo sau Mỹ là EU, tỷ trọng doanh thu là 40,32%, tiếp theo là Nga với tỷ trọng 3,15%, còn lại là đến từ các thị trường khác.
Trước đó, theo báo cáo tài chính quý I/2022, doanh thu thuần của Dệt may TNG là 1.260 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 38%. Bên cạnh đó, giá vốn bán hàng bán tăng ít hơn so với mức tăng của doanh thu, chính vì thế lãi gộp của Dệt may TNG trong quý đầu năm nay còn 158 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021.
Cũng trong quý này, Dệt may TNG có gần 22 tỷ đồng doanh thu tài chính, so với cùng kỳ đã cao gấp gần 3 lần. Thế nhưng, các chi phí khác của công ty cũng tăng cao, trong đó tăng cao nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp, từ 44 tỷ đồng lên mức 82 tỷ đồng. Kết quả, lãi sau thuế của Đầu tư và Thương mại TNG là 38 tỷ đồng, so với quý đầu năm ngoái đã tăng 74%, tương đương EPS đạt 414 đồng.
Thời điểm hiện tại, các đơn hàng của Dệt may TNG đã đủ cho tới tháng 8. Bên cạnh đó, doanh thu 6 tháng đầu năm nay của công ty ước đạt hơn 3.200 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 35%. Ngoài ra, lợi nhuận cũng ước khoảng 125 tỷ đồng, tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2022, công ty đề ra kế hoạch doanh thu ở mức 6.000 tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm trước. Bên cạnh đó, lợi nhuận ước đạt 280 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện năm trước. Dựa trên kết quả 6 tháng, Chủ tịch Nguyễn Văn Thời tự tin chắc chắn hoàn thành và vượt kế hoạch năm.
Xét chung toàn ngành, ông Thời cho biết, dự kiến kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm nay rơi vào khoảng 43 tỷ USD, so với năm 2021 tăng 10%. Với tình hình lạm phát như thời điểm hiện tại, mục tiêu này khó đạt được dù vẫn tăng trưởng trong mức khoảng 5%.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/6 vừa qua, cổ phiếu TNG của Dệt may TNG tăng 900 đồng lên mức 30.100 đồng cho mỗi cổ phiếu với khối lượng giao dịch 3.235.947 đơn vị.
Nhận định ngành dệt may năm 2022
Theo lãnh đạo của Dệt may TNG, tính đến tháng 6 và tháng 7 năm nay, tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may vẫn khá khả quan. Tuy nhiên, đến khi qua giai đoạn tháng 8 cho đến tháng 12 sẽ có sự phân hóa rõ ràng giữa doanh nghiệp lớn, uy tín cùng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc Mỹ và EU tăng lãi suất, sức mua thị trường giảm khiến cho đơn hàng từ các thị trường này cũng sẽ giảm theo, tuy nhiên điều này giữa các doanh nghiệp lại không đồng đều. Theo vị chủ tịch này lý giải, khi lượng đơn hàng giảm sẽ tập trung vào những doanh nghiệp lớn, uy tín. Thời điểm hiện tại, Dệt may TNG đang ký với khoảng 4 cho tới 5 khách hàng lớn ở Pháp, Mỹ, Colombia. Chính vì thế, tình hình đơn hàng của TND vẫn ổn định.
Với thị trường Nga, giá trị đơn hàng năm 2021 của Dệt may TNG rơi vào khoảng 10 triệu USD, đến năm 2022 dự kiến là 20 triệu USD. Đặc biệt, tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đã khiến cho 4 container hàng chở đi đã bị trả về. Tuy nhiên, từ tháng 3 trở đi, tình hình giao hàng cùng với thanh toán thông suốt trở lại khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh cũng khởi sắc.
Tới thời điểm hiện tại, ông Thời đánh giá thị trường Nga đang rất khả quan, đối tác cũng đã đặt vấn đề nâng giá trị đơn hàng lên 30 triệu USD và có thêm 1 khách hàng mới. Ông Thời khẳng định: “Tôi dự đoán tình hình đơn hàng xuất khẩu đi Nga của Việt Nam nói chung và TNG nói riêng có thể tăng tới 150%”.
Trong vòng 5 năm tới, Dệt may TNG kỳ vọng đạt mốc doanh thu 300 triệu USD, tương với khoảng 6.900 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế đạt 25 triệu USD tương đương với khoảng 575 tỷ đồng.
Đáng chú ý, may là mảng cốt lõi của Dệt may TNG, bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như tăng thị phần ở các thị trường mới nổi, doanh nghiệp cũng sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thời trang trong nước của công ty tới tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, phân phối ra cả nước ngoài thông qua kênh thương mại điện thoại. Hiện tại, Dệt may TNG đang đầu tư hoàn chỉnh 2 nhà máy may TNG Việt Đức và Việt Thái tại khu công nghiệp Sơn Cẩm.
Với mảng bất động sản, đơn vị tiếp tục đầu tư và đưa vào kinh doanh cụm khu công nghiệp Sơn Cẩm với diện tích lên tới 70 ha. Bên cạnh đó còn có khu tái định cư, nhà ở thương mại tại xã Sơn Cẩm, TP Thái Nguyên với diện tích lên tới 20 ha. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đầu tư kinh doanh bất động sản tại 2 khu đất Việt Đức và Việt Thái.