meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất xây 2 cầu kết nối TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai

Thứ năm, 12/01/2023-20:01
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đã đề xuất nghiên cứu xây cầu Đồng Nai 2 và Phú Mỹ 2 để tăng cường kết nối giao thông, kinh tế giữa tỉnh Đồng Nai với TP Hồ Chí Minh qua sông Sài Gòn. 

Cầu Phú Mỹ 2

Theo baogiaothong.vn, đề xuất dự án cầu Phú Mỹ 2 sẽ là cầu dây văng, kết nối Quận 7 của TP Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai. Hướng tuyến từ sông Đồng Nai theo đường Hoàng Quốc Việt gồm 6 làn xe, kết nối hai làn xe vào đường Đào Trí (Quận 7), đi theo đường Hoàng Quốc Việt nối nhánh rẽ với đường Nguyễn Lương Bằng (Quận 7). Sau đó, tuyến tiếp tục nối vào đường Nguyễn Hữu Thọ. Đoạn nối từ đường Nguyễn Lương Bằng đến đường Nguyễn Hữu Thọ có quy mô 4 làn xe. 

Tại vị trí giao cắt với đường Nguyễn Hữu Thọ đề xuất bố trí nút giao khác mức (dự kiến phần tuyến chính đường Nguyễn Hữu Thọ đi trên cao) để hạn chế ảnh hưởng đến các đồ án quy hoạch. 

Theo thiết kế, mặt cắt ngang cầu chính Phú Mỹ 2 gồm 6 làn xe với chiều rộng 27,5 m. Thiết kế dự kiến là cầu dây văng. Cầu Phú Mỹ 2 sẽ kết nối khu nam TP Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai thông qua hướng đi từ đường Đào Trí nói trên. 

Đề xuất xây 2 cầu kết nối TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai - ảnh 1

Cầu Phú Mỹ hiện hữu là cầu dây văng lớn nhất TP Hồ Chí Minh bắc qua sông Sài Gòn, kết nối Quận 7 và Quận 2 (nay là TP Thủ Đức). Tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng. Công trình giao thông này đã được khởi công xây dựng từ tháng 9/2005, khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 9/2009. Cầu có tổng chiều dài 2.031m, rộng 27,5 m với 6 làn xe; tổng chiều cao 160 m tính từ đỉnh tháp trụ dây văng đến mực nước sông. 

Cầu Phú Mỹ giúp việc lưu thông trên quốc lộ 1 đoạn từ miền Bắc và miền Trung đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long qua địa phận TP Hồ Chí Minh được rút ngắn. Dự kiến sau khi cầu Phú Mỹ 2 và các đường vành đai nối đến cầu hoàn thành sẽ góp phần giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ ở TP Hồ Chí Minh. 

Cầu Đồng Nai 2 

Cầu Đồng Nai 2 sẽ kết nối TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đề xuất phương án xây dựng dự án có điểm đầu nối với đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh tại nút giao Gò Công và đường nhánh từ tuyến Vành đai 3 ra xa lộ Hà Nội Lớn, thuộc phường Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức; điểm cuối của dự án kết nối đường tỉnh 777B thuộc xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. 

Theo đề xuất này, cầu Đồng Nai 2 sẽ có quy mô 6 làn xe, rộng khoảng 28 m gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp. Hướng tuyến từ điểm đầu tuyến đi về hướng đông, vượt sông Tắc để vào địa bàn cù lao Long Phước. Hướng tuyến bám theo các trục đường quy hoạch của các đồ án 1/2000, sau đó tuyến rẽ về phía đông nam để kết nối vào phương án 1 (theo hướng tuyến dự kiến của tỉnh Đồng Nai). Chiều dài tuyến đoạn qua TP Hồ Chí Minh dài khoảng 5,4 km. 


Cầu Phước Khánh là một trong 2 cầu đang thi công xây dựng kết nối giữa TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
Cầu Phước Khánh là một trong 2 cầu đang thi công xây dựng kết nối giữa TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

Cầu Cát Lái 

Ngoài đề xuất xây dựng 2 cầu trên, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh còn điều chỉnh quy hoạch cầu Cát Lái. Cụ thể, theo quy hoạch trước đó cầu Cát Lái sẽ có 8 làn xe và nối vào đường Nguyễn Thị Định gần cảng Cát Lái, khi xây dựng sẽ phải điều chỉnh tuyến từ 60 m lên 77 m, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất hai bên tuyến đường. Do đó, Sở đề xuất điều chỉnh quy mô cầu thành 6 làn để phù hợp với việc triển khai, tránh ảnh hưởng đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng hai bên dự án. 

Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cũng đề xuất điều chỉnh hướng tuyến cầu Cát Lái phù hợp với quy hoạch chung các dự án hạ tầng của Thành phố. Cụ thể, điểm đầu của cầu Cát Lái nằm trên đường trục Bắc - Nam TP Hồ Chí Minh đi về phía đông vượt Rạch Đĩa, cắt đường Nguyễn Lương Bằng, trùng tuyến Hoàng Quốc Việt, cắt đường Huỳnh Tấn Phát. Sau đó vượt sông Đồng Nai qua xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai rồi đi trùng đường quy hoạch để kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành. 

Tỉnh Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh bị chia cắt bởi các sông Thị Vải, Đồng Nai, Lòng Tàu, Đồng Tranh. Hệ thống đường bộ kết nối giữa hai địa phương thông qua 3 trục chính là quốc lộ 1, quốc lộ 1K (đi qua địa phận tỉnh Bình Dương), cao tốc Long Thành. Những tuyến đường này ngày càng bị quá tải, thường xuyên xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông. Cây cầu duy nhất kết nối hai địa phương đã hoàn thành là cầu Long Thành. Hai cầu đang triển khai xây dựng là Phước Khánh trên cao tốc Bến Lức - Long Thành; Nhơn Trạch trên tuyến Vành đai 3. Dự án cầu Cát Lái chưa triển khai. 

Đề xuất xây 2 cầu kết nối TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai - ảnh 3

Cầu Cát Lái đã được TP Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng bổ sung vào quy hoạch giao thông vận tải nhằm thay thế bến phà hiện hữu từ năm 2016. Mục đích kết nối hai địa phương với nhau, cùng với đó kết hợp quốc lộ 51, các cao tốc, Vành đai 3 tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ giữa TP Hồ Chí Minh qua Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Cầu Cát Lái được kỳ vọng là động lực phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, cho các địa phương, đặc biệt là Nhơn Trạch khi nơi này sắp được quy hoạch lên thành phố. 

Đến năm 2017, đề xuất được Thủ tướng chấp thuận và đưa vào quy hoạch. Thời điểm đó, dự án cầu Cát Lái được nghiên cứu dài 4,5 km; 8 làn xe. Công trình có điểm đầu từ nút giao Mỹ Thủy (quận 2 nay là TP Thủ Đức), đi theo đường Nguyễn Thị Định, vượt sông hướng về tỉnh lộ 25B ở Nhơn Trạch (Đồng Nai). Cầu dự kiến triển khai theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với mức kinh phí khoảng 7.200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2020. 

Đến năm 2019, sau nhiều buổi làm việc, hai địa phương đồng thuận tỉnh Đồng Nai sẽ chủ trì việc đầu tư cầu Cát Lái và được Chính phủ chấp thuận. Tỉnh Đồng Nai và đơn vị tư vấn nghiên cứu sau đó đưa ra 5 phương án để TP Hồ Chí Minh xem xét, trên cơ sở hạn chế tối đa ảnh hưởng quy hoạch, hoạt động cảng Cát Lái và các dự án khác trong khu vực. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

16 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

16 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

16 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

16 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

16 giờ trước