Đề xuất 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu
BÀI LIÊN QUAN
Từ ngày 15/2/2023, việc hưởng chế độ BHXH có những thay đổi gì?NÓNG: Bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXHMuốn nhận được lương hưu ở mức tối đa, người lao động cần đóng BHXH bao nhiêu năm?Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.BHXH Việt Nam thông tin về đề xuất chỉ được rút 8%/lần khi chưa đến tuổi hưu
Trong nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, một trong các phương án đang được đề xuất chỉ được rút 8% với bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần đang được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lao động, việc làm và người lao động quan tâm. Quá trình sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội đang phải đối diện với 2 vấn đề: Đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu an sinh xã hội lâu dài và nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần trước mắt khi người lao động gặp khó khăn về tài chính cá nhân…Theo Báo Lao Động, Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan.
Cụ thể, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định, khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo Bộ Luật lao động năm 2019, có từ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu hàng tháng (thay vì tối thiểu 20 năm như hiện hành).
Người lao động làm trong một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hầm lò, vùng khó khăn được nghỉ hưu sớm hơn từ 5-10 năm so với tuổi chung.
Trường hợp đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để có lương hưu phải 20 năm thay vì 15 năm như những người khác.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, theo quy định hiện hành, điều kiện thời gian tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội để có cơ hội hưởng lương hưu là đủ 20 năm.
Điều này dẫn đến nhiều người lao động do có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn nên khi hết tuổi lao động, không tích luỹ đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu. Do đó, việc sửa đổi giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu được hưởng lương hưu chính là để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động.
Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) - cho biết, điều kiện phải đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu như quy định hiện hành là thời gian quá dài.
Như vậy, với một số trường hợp người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động muộn, có số năm đóng bảo hiểm xã hội thấp sẽ rất khó để đủ thời gian hưởng chế độ hưu trí theo quy định.
Ông Quảng viện dẫn, Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã xác định, sửa đổi điều kiện về hưu theo hướng giảm dần điều kiện tối thiểu để tham gia bảo hiểm xã hội, để được hưởng chế độ lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới có thể giảm thấp hơn nữa.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được bàn tới đây, việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội là một trong những giải pháp đảm bảo tăng số lượng người ở lại trong hệ thống bảo hiểm xã hội. Từ đó, họ sẽ được hưởng chế độ hưu trí.
Trước những băn khoăn về việc giảm năm đóng có thể khiến mức hưởng lương hưu cũng thấp, ông Lê Đình Quảng cho rằng, hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội vẫn theo nguyên tắc đóng - hưởng, đặc biệt ở chế độ hưu trí.
Cho nên, rất nhiều lao động, nhất là lao động trực tiếp có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn và thường về hưu trước tuổi, nên tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí rất thấp. Vì vậy, cần khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội càng nhiều năm đóng thì mức hưởng càng cao.