meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đẩy mạnh phát triển nhà ở, giải quyết nút thắt an cư tại Hà Nội

Thứ năm, 27/01/2022-10:01
Hà Nội là địa phương có mật độ dân cư đông đúc vào bậc nhất cả nước. Do đó, để giải quyết bài toán về nhà ở cho người dân Thủ đô là không hề đơn giản.

Tồn tại nhiều bất cập trong phát triển nhà ở

Theo thống kê, đến năm 2025 chỉ tính riêng nhà ở xã hội thành phố cần thêm hơn 6 triệu m2 sàn nhà ở cho công nhân, người lao động, bên cạnh nhu cầu nhà ở khác. Do vậy, cần cấp thiết đẩy nhanh tiến độ cấp phép các dự án, tạo điều kiện để gỡ nút thắt an cư cho hàng triệu người dân Thủ đô.

Có thể nói, trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã nỗ lực phát triển các dự án nhà ở, khu đô thị mới. Qua đó, đáp ứng nhu cầu an cư của người dân cũng như cải thiện chất lượng sống. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, lĩnh vực này vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập. Hiện phân khúc nhà ở giá rẻ và bình dân chiếm tới 70% nhu cầu của người dân, nhưng hiện vẫn thiếu. Trong khi đó, ở phân khúc trung, cao cấp, nguồn cung lại chiếm 65% sản phẩm được triển khai. Dó đó, nhà ở tại Hà Nội vừa thiếu lại vừa thừa. 

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, Hà Nội đã đạt, thậm chí vượt chỉ tiêu về nhà ở. Tuy nhiên ở các phân khúc nhà giá rẻ, nhà xã hội lại thiếu hụt trầm trọng.


Nhà ở tại Hà Nội vừa thiếu lại vừa thừa.
Nhà ở tại Hà Nội vừa thiếu lại vừa thừa.

Hiện thành phố đã xóa nhà tạm, nhà đơn sơ. Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố vượt mục tiêu (99,1%). Nhà ở chung cư đạt khoảng 92%. Đối với nhà ở xã hội, nhà giá rẻ hiện chưa đạt mục tiêu đã đề ra. Cụ thể, nhà ở xã hội mới chỉ đạt 1,25 triệu m2 so với mục tiêu 6,22 triệu m2. Nhà tái định cư đạt 371.000 m2 so với mục tiêu 1,2 triệu m2.
Theo ghi nhận, tại nhiều quận, huyện xuất hiện tình trạng các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại xây xong đã lâu nhưng biến thành hoang phế, cỏ dại mọc um tùm. 

Nguyên nhân được cho là tại các dự án này chưa đủ điều kiện để bàn giao, nghiệm thu. Bên cạnh đó, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm đã dẫn tới tình trạng địa phương có quỹ nhà ở nhưng không ai tới ở do thiếu đồng bộ giao thông, tiện ích xung quanh.

Ngoài ra, khi tiến hành thực hiện xây dựng nhà ở trong các dự án tái định cư, cơ quan quản lý đã không nghiên cứu cụ thể nhu cầu thực tế của người dân. Điều này dẫn tới hệ quả có những khu nhà ở bị bỏ hoang, xuống cấp rất nhanh gây lãng phí nguồn lực của nhà nước, xã hội. Trong khi đó, người có nhu cầu về nhà ở thực sự lại mỏi mắt không tìm ra nơi để an cư. 

Với nhà ở xã hội, tình trạng cũng tương tự. Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhất cả nước, do đó đã thu hút lượng lớn công nhân, người lao động. Điều đó kéo theo nhu cầu về nhà ở mỗi ngày tăng cao hơn. Theo khảo sát, nhiều khu công nghiệp đã có nhà ở xã hội dành cho công nhân, người lao động. Tuy nhiên, mức giá thuê nhà ở xã hội thậm chí còn cao hơn so với thuê nhà trọ ở bên ngoài. Đó là chưa kể tới tính tiện ích, thuận tiện giao thông, mua bán, sinh hoạt còn kém. Theo khảo sát, nhà ở xã hội cho công nhân và người lao động còn nhiều bất cập, ví dụ như nhà ở kiểu ký túc xá với 4-6 người ở chung gây bất tiện trong sinh hoạt, chính sách thuê nhà của doanh nghiệp còn chưa hỗ trợ nhiều cho công nhân, dẫn tới có nơi nhà ở xã hội bị “ế”.  

Theo các chuyên gia, quá trình đô thị hóa nhanh đã giúp các khu công nghiệp xuất hiện nhiều, nhưng doanh nghiệp chưa tính tới hạ tầng dành cho nhà ở xã hội. Thậm chí nhiều nơi còn xây dựng kiểu đối phó, thừa chỗ này, thiếu cái kia, dẫn tới thực trạng nan giải cho bài toán nhà ở xã hội nói riêng, cũng như nhà ở nói chung.

Cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nhà ở

Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 nhằm đẩy mạnh công tác phát triển nhà ở. Kế hoạch này xác định rõ vị trí, khu vực, diện tích đất phát triển nhà ở, nguồn vốn. Từ đó, có căn cứ để huy động nguồn lực đầu tư cho các dự án nhà ở. Đồng thời Kế hoạch này cũng giúp kiểm soát chặt chẽ sự phát triển của thị trường bất động sản.

Theo đó, Hà Nội đặt ra mục tiêu phát triển thêm 44 triệu m2 sàn nhà ở trong giai đoạn 5 năm 2021-2025. Trong 44 triệu m2 này, có 1,25 m2 nhà ở xã hội. Nhà ở tái định cư là 560.000 m2. Nhà ở thương mại là 19,69 triệu m2 và nhà ở riêng lẻ là hơn 22 triệu m2. Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu tỷ lệ diện tích nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội đạt từ 30% trở lên trong tổng diện tích sàn của dự án đó. Đáng chú ý, Kế hoạch này cũng đặt mục tiêu diện tích nhà ở bình quân trên đầu người của thành phố đạt 29,5 m2. 

Căn cứ theo kế hoạch đề ra, thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu phát triển thêm 44 triệu m2 sàn nhà ở giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, nhà ở xã hội 1,25 triệu m2, nhà tái định cư 560.000 m2, nhà ở thương mại 19,69 triệu m2, nhà ở riêng lẻ 22,5 triệu m2. Tỉ lệ diện tích nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội phải đạt tối thiểu 30% tổng diện tích sàn và diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 29,5 m2 sàn/người.


Hà Nội đặt ra mục tiêu phát triển thêm 44 triệu m2 sàn nhà ở trong giai đoạn 5 năm 2021-2025.
Hà Nội đặt ra mục tiêu phát triển thêm 44 triệu m2 sàn nhà ở trong giai đoạn 5 năm 2021-2025.

Để đạt được những mục tiêu trên, Hà Nội sẽ sử dụng nguồn vốn từ nguồn thu quỹ đất các dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. Thành phố cũng rà soát, đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho việc phát triển nhà ở. Đối với các dự án chậm tiến độ sẽ bị thu hồi. 

Thành phố cũng sẽ cân đối dựa trên nhu cầu thực tế, qua đó cơ cấu các loại hình nhà ở để phù hợp với từng khu dân cư, tránh tập trung quá cao trong một khu vực.

Theo đại diện Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, thời gian tới, thành phố sẽ tiến hành giảm nhà ở tại các khu vực trung tâm, tăng đầu tư, phát triển tại các đô thị vệ tinh, nhằm thu hút dân cư ra khu vực ven đô, kết hợp với nơi làm việc mới. Bên cạnh đó, thành phố cũng tập trung cải tạo, chỉnh trang đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng sống của người dân. Đồng thời hoàn thành xây dựng Đề án khung cơ chế chính sách đặc thù để thúc đẩy tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Với những giải pháp như trên, có thể hy vọng thời gian tới nút thắt an cư của người dân sẽ sớm được giải quyết, đáp ứng nhu cầu về nhà ở chính đáng của người dân, đồng thời góp phần nâng cao hình ảnh, chất lượng cuộc sống tại Thủ đô.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước