Dấu ấn của cà phê Việt: Hành trình từ thức uống quý tộc đến món ngon đường phố khiến thế giới nể phục
BÀI LIÊN QUAN
Chuỗi cà phê tiến hành "bứt tốc" sau giai đoạn co cụm vì COVID-19Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 3,6 tỷ USD, đến gần hơn với mục tiêu nămCơ hội nào cho ngành cà phê Việt Nam bứt phá khi suy thoái kinh tế đang là trở ngại lớn?Những dấu ấn cà phê của Việt Nam
Phân tích mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới với lượng xuất khẩu ghi nhận là đạt 11,6 triệu bao từ đầu niên vụ 2021- 2022 cho đến nay. Con số này cũng đã tăng mạnh 19,1% so với niên vụ trước đó. Có thể thấy rằng, không chỉ là đồ uống quốc dân thì cà phê Việt còn giữ cho mình vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế. Để có thể sở hữu vị thế đó, cà phê Việt cũng đã trải qua hành trình dài với những cột mốc đáng nhớ.
Lúc đầu thì cà phê được các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp đã mang hạt sang Việt Nam trồng lẻ tẻ từ các thế kỷ 17, 18 nhưng mãi đến những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 19 và mô hình trồng trọt này mới dần được nhân rộng với quy mô lớn. Cũng bởi điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nên giống cây này cũng dễ dàng thích nghi cũng như sinh trưởng mạnh ở Việt Nam.
Điểm danh những thương hiệu cà phê có độ nhận diện cao nhất tại Việt Nam
Khảo sát từ Q&Me cho thấy, một số thương hiệu cà phê hiện nay đang có độ phủ cũng như nhận diện thương hiệu cao hơn các chuỗi khác ở Việt Nam như Trung Nguyên, Highlands Coffee, The Coffee House, Starbucks,...Chủ tịch Intimex: Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022 - 2023 vẫn tiếp tục giảm mạnh
Theo ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, sản lượng cà phê xuất khẩu trong niên vụ 2022-2023 dự kiến sẽ giảm mạnh so với niên vụ trước.Vào đầu thế kỷ 20, cà phê từ thành thị cũng đã lan dần đến nông thôn. Từ thức uống vốn dĩ chỉ dành cho giới quan chức và quý tộc Pháp thì cà phê cũng dần dần len lỏi vào đời sống của người Việt. Cũng bởi lối sống tập thể và đề cao tính cộng đồng của người Việt nêm các quán cà phê cũng đã nhanh chóng trở thành nơi giao lưu cũng như sinh hoạt và trao đổi thông tin, giao dịch của người dân.
Cũng từ đó thì cà phê đã trở thành đồ uống của sự kết nối. Ngày nay thì những quán cà phê đa năng đã mọc lên khắp nơi, bên cạnh đáp ứng khẩu vị của những người ghiền cà phê thì còn phục vụ những nhu cầu đặc biệt như thiền, đọc sách, triển lãm tranh, làm việc một mình,...
Và mỗi vùng miền ở Việt Nam có đặc sản cũng như cách thưởng thức cà phê khác nhau từ đó tạo nên những trải nghiệm vô cùng thú vị. Một số loại cà phê được yêu thích phải kể đến ví dụ như cà phê chồn, cà phê culi, Arabica, Robusta Buôn Ma Thuột,...
Cà phê đã bùng nổ trên các ứng dụng gọi món trực tuyến
Có thể thấy, cà phê Việt Nam cũng được đánh giá cao và đã trở thành thức uống đầy hấp dẫn với rất nhiều người ở trên thế giới. Vừa qua thì CNN cũng đã đưa cà phê Việt với bánh mì và phở vào TOP 50 món ăn đường phố ngon nhất châu Á. Trang tin này cũng đã trích dẫn sự đa dạng trong cách phục vụ cà phê ở Việt Nam, đáng chú ý là những quán cà phê gắn mác "made in Vietnam" như là cà phê cóc, cà phê đường tàu,... Bên cạnh đó thì cách mà người Việt biến tấu cà phê với sữa đặc, nước cốt dừa được ướp đá lạnh cũng đã được trang này ưu ái giới thiệu.
Không những phủ sóng khắp các hàng quán mà cà phê còn phổ biến ở trên các ứng dụng gọi món trực tuyến ở trong nước. Và theo thống kê từ Gojek Việt Nam thì cà phê luôn nằm trong TOP những loại thức uống được đặt nhiều nhất ở trên nền tảng đặt đồ ăn GoFood của Gojek ở cả TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội trong thời gian 6 tháng đầu năm 2022.
Theo chị Nguyễn Minh Ngọc (quận 3, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ rằng: "Tôi cũng thường đặt cà phê trên ứng dụng bởi nó vừa nhanh gọn, lại tiết kiệm thời gian và không phải chờ đợi hay xếp hàng. Một số thương hiệu tôi hay uống đó là Gờ Cafe, Laha Coffee hay là Guta Coffee thì đều có ở trên GoFood của Gojek và cũng hay có khuyến mãi. Các bác tài ở bên đây giao hàng cũng cẩn thận nên ly cà phê đến tay vẫn thơm lừng. Tôi chỉ mong rằng các quán đều sử dụng cốc giấy để vừa đảm bảo thẩm mỹ lại vừa thân thiện với môi trường".
Còn theo anh Trần Nguyên Vũ (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) nói rằng: "Gọi món qua app rất tiện lợi bởi các nhà hàng trên app đều được sắp xếp theo vị trí gần mình nhất cũng như có đánh giá của các khách hàng trước nên nó rất phù hợp để thử nghiệm những quán mới gần mình. Bên cạnh đó thì tôi cũng lưu những quán ưa thích trên app Gojek và có xa mấy mà lúc lên cơn thèm tôi cũng gọi. Dân văn phòng thường hay dùng app gọi món vừa tiết kiệm thời gian lại vừa rẻ vì mua nhiều còn được khuyến mãi".
Giám đốc phát triển Đối tác GoFood của Gojek Việt Nam - bà Lê Nguyễn Ngọc Dung cho biết: “Với nhịp sống hối hả như hiện nay thì không phải ai cũng dễ dàng sắp xếp thời gian để có thể đảm bảo các bữa ăn trong ngày hay là để tìm đến các quán quen ăn các món yêu thích. Chính vì thế mà dân "ghiền" cà phê dù bận rộn vẫn có thể thưởng thức cafe tại những cửa hàng thân thuộc hay là thử các quán mới khi đặt hàng trên các nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến như GoFood của Gojek”. Có thể thấy, với sự phát triển của công nghệ thì hành trình của cà phê chắc chắn sẽ ngày càng rực rỡ và không ngừng lan tỏa những giá trị tốt đẹp.
Nét văn hóa cà phê của người Việt
Có thể thấy, hương vị cà phê đậm đà cũng đã trở nên vô cùng quen thuộc trong nhịp sống mỗi ngày của người dân Việt Nam. Sự tinh tế của cà phê thể hiện ở nét văn hóa cũng như phong cách thưởng thức cà phê khác lạ của người Việt.
Theo đó, người Việt có phong cách thưởng thức cà phê rất riêng, họ không coi cà phê là thức uống nhanh và có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà sẽ thưởng thức cà phê như một văn hóa, nhâm nhi và suy tưởng. Khi ngồi bên tách cà phê, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo, nghe nhạc hay trò chuyện cùng bạn bè…
Gu thưởng thức cà phê của người Việt chính là đậm - đắng - thơm mùi hạnh nhân và mùi đất. Tùy vào mỗi một loại cà phê mà nó sẽ mang lại cho người thưởng thức cái cảm nhận về vị chua, độ dầu cùng với mùi hương của các loại hoa trái khác nhau. Một ly cà phê ngon thì sẽ là ly cà phê đậm đà hương vị tự nhiên, có độ chua thanh và tươi, sạch lưỡi,...
Còn cà phê phin được xem là thức uống được ưa thích nhất của người Việt. Chính cái cảm giác ngồi chờ đợi từng giọt cà phê rơi là một cảm giác rất thú vị. Người ta cũng có thể đoán biết được tính cách của con người, văn hóa của mỗi vùng miền thông qua cách pha cà phê cũng như sở thích uống của mỗi người. Ví dụ như người miền Nam sẽ bọc cà phê ở trong tấm vải và nấu trong nồi, họ thích uống cà phê đá hơn là uống nóng. Còn như người miền Bắc thì chủ yếu uống cà phê pha phin, đen hoặc nâu nhưng nó đều rất đậm đặc.