Đại diện Lefaso: Đến quý II/2023, xuất khẩu da giày mới khởi sắc trở lại
BÀI LIÊN QUAN
Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm mạnh, báo hiệu tăng trưởng kinh tế kém khả quanHSBC: Xuất khẩu của Việt Nam thuộc diện “đứng mũi chịu sào” về mức độ tác độngTrị giá xuất khẩu đồ nội thất gỗ của Việt Nam tới Mỹ đạt 7,2 tỷ USD 9 tháng đầu nămXuất khẩu da giày dự kiến khởi sắc trở lại vào quý 2/2023
Số liệu của Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso) cho thấy, trong thời gian 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày ghi nhận đạt mức 21 tỷ USD, vượt qua mức 20,7 tỷ USD của cả năm 2021. Dự kiến trong năm 2022, ngành này sẽ có thể thu về được kim ngạch xuất khẩu ghi nhận khoảng 25 tỷ USD.
Trong tọa đàm “Gia tăng hàm lượng xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang EU trong EVFTA”, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) - bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết, từ đầu quý 4 đến nay, lạm phát trên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có mặt hàng da giày.
Đáng chú ý, ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản thì tình trạng lạm phát khiến cho sức mua của người tiêu dùng giảm, tồn kho cao cùng với mặt hàng thời trang có ảnh hưởng đến tình hình đơn hàng cũng như lao động của ngành da giày.
Hé lộ những bí mật chưa bật mí phía sau con số xuất khẩu kỷ lục 10 tỷ USD của ngành thủy sản
Theo như nhận định của Chủ tịch Sao Ta, năm 2022 đã để lại hàng loạt các thành quả ấn tượng cho tất cả những sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là cá tra. Tuy nhiên, những khó khăn trong năm 2023 ngày càng hiện hữu; vì thế các doanh nghiệp cần phải linh hoạt trong sách lược hoạt động cũng như kinh doanh để vượt qua sóng gió.Nghề “lao động xuất khẩu” được tìm kiếm nhiều nhất của Nhật Bản: Sẵn sàng tăng 3 lương để chiêu mộ nhân tài
Tại Học viện Sushi Tokyo - trường đào tạo các đầu bếp sushi và cũng là nơi điều hành trang web Sushi Job, cho biết các lời mời làm việc đã bắt đầu phục hồi vào năm ngoái, chủ yếu đến từ châu Âu. Các nhà hàng đã hoạt động bình thường trở lại, các khách hàng cũng dần đông hơn.Cũng theo lời bà Xuân, dự kiến đến hết quý 2/2023, ngành da giày mới bắt đầu có tín hiệu khả quan. Cũng trong bối cảnh lạm phát gia tăng, đơn hàng giảm và các doanh nghiệp da giày sẽ phải tìm kiếm thêm các nguồn cung nguyên liệu thì thị trường mới tận dụng được tốt các thị trường có FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Điển hình như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng đã hỗ trợ tốt cho việc xuất khẩu da giày của Việt Nam. Và sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực vào đầu tháng 8/2020 thì tỷ trọng thị trường EU được nâng từ mức 22% lên mức 26% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của da giày Việt Nam.
Hay thậm chí là trong thời gian hai năm vừa qua, da giày cũng bị chịu tác động của đại dịch COVID-19 và hầu như xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường đều có sự suy giảm. Mặc dù vậy thì nhờ EVFTA, ngành da giày vẫn có thể duy trì được xuất khẩu vào thị trường EU.
Bà Phan Thị Thanh Xuân khẳng định rằng: “Trong 9 tháng đầu năm 2022, mức độ tăng trưởng của thị trường EVFTA cũng khá tốt với mức độ là 15% và hầu như mức độ tăng trưởng xuất khẩu vào các thị trường trong khối EVFTA đều tăng ở mức 15 - 20%. Hiệp định EVFTA cũng đóng vai trò lớn trong thành tích xuất khẩu của ngành da giày”.
Đại diện của Hiệp hội cũng cho rằng nếu như muốn phát triển những dòng giày có hàm lượng giá trị tăng cao thì cần phải chú trọng thu hút đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, đặc biệt chính là vùng nguyên liệu da thuộc. Chính vì thế mà các địa phương cũng cần phải mở rộng việc phát triển vùng nguyên liệu này với những công nghệ mới, công nghệ thân thiện với môi trường và có thể đáp ứng được các tiêu chí.
Ở chiều hướng khác, cơ quan quản lý cũng cần phải hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực thiết kế bởi vì EU, hiện nay các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là gia công và chưa có được hàm lượng giá trị gia tăng tốt cũng như chưa chủ động được trong đổi mới sáng tạo để từ đó có thể tạo ra được giá trị gia tăng cao hơn.
Quy định mới của hiệp định EVFTA tính từ ngày 1/1/2023
Được biết, thông tin về những quy định mới ở thị trường EU, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - bà Trịnh Thị Thu Hiền cũng cho biết: “Từ ngày 1/1/2023, cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EVFTA sẽ hết hiệu lực và cơ chế chứng nhận xuất xứ đối với hàng đi EU sẽ phải theo quy định của hiệp định này”.
Chi tiết, những lô hàng này có giá trị từ 6000 Euro trở xuống thì doanh nghiệp cũng sẽ thực hiện chứng nhận xuất xứ đối với những lô hàng đó và không cần phải có văn bản chấp thuận từ phía Bộ Công Thương.
Và đối với những lô hàng trên 6000 Euro thì doanh nghiệp cũng sẽ thực hiện việc nộp bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EUR.1 trong khuôn khổ EVFTA đối với những lô hàng xuất khẩu đi EU.
Bà Trịnh Thị Thu Hiền nói thêm: “Không phải cứ hàng từ mức 6000 Euro trở xuống thì sẽ bắt buộc phải tự chứng nhận xuất xứ mà doanh nghiệp cũng hoàn toàn có quyền. Và trong trường hợp nếu như doanh nghiệp vẫn muốn có chứng từ C/O EUR.1 thì phía doanh nghiệp vẫn phải nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ đối với những lô hàng dưới 6000 Euro trở xuống. Và cũng tương tự như hồ sơ mà đề nghị cấp đối với lô hàng trên 6000 Euro”.
Bên cạnh đó, phía doanh nghiệp cũng cần phải có hệ thống lưu trữ hồ sơ, chứng từ để đề phòng trường hợp cần phải xác minh xuất xứ cũng như hậu kiểm.
Có liên quan đến vấn đề này, bà Phan Thị Thanh Xuân cũng cho rằng việc thay đổi GSP đối với những doanh nghiệp từng xuất khẩu thành công đến thị trường EU cũng không có quá nhiều khó khăn bởi vì các quy định về yêu cầu xuất xứ cũng khá là tương đồng. Mặc dù vậy thì với những doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu thì cần phải nắm bắt các quy định cũng như thủ tục về chứng nhận xuất xứ để có thể hưởng ưu đãi theo các cam kết của EVFTA.