meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đà Nẵng: Gần 8.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển thành phố

Thứ bảy, 19/02/2022-19:02
Đà Nẵng sẽ “mạnh tay” điều chỉnh, phân bổ vốn để tập trung thi công hoàn thành các dự án trong năm 2022. Đáng chú ý, thành phố đầu từ 532 tỷ đồng cho 30 công trình mới.

Chi hơn 500 tỷ đồng để đầu tư mới 30 công trình

Có thể nói, thành phố Đà Nẵng dành nhiều ưu tiên trong phân bổ nguồn vốn đầu tư công, nhất là vốn đầu tư cho phát triển. Theo Quyết định 4356 của Ủy ban nhân dân thành phố, trong năm 2022 này, vốn đầu tư phát triển là 7.880 tỷ đồng. Trong số gần 8.000 tỷ đồng này, thành phố dành hơn 1.500 tỷ đồng để đầu tư vào 66 công trình giao thông. Trong đó có 22 công trình đã hoàn thành trong năm 2021.

Trong nguồn vốn được phân bổ, Đà Nẵng dùng 503 tỷ đồng để xây dựng bến cảng Liên Chiểu. Đây là một trong những công trình lớn của thành phố. Dự án này khi hoàn thành có thể tiếp nhận tàu lên tới 100.000 tấn, tàu chở container với sức chứa lên tới 8.000 Teus, bên cạnh các hạng mục như đê chắn sóng, kè chắn sóng, luồng tàu… 

Đáng chú ý, thành phố Đà Nẵng sẽ tiến hành đầu tư xây dựng mới 30 công trình trong năm 2022. Tổng vốn đầu tư cho 30 công trình này là 532 tỷ đồng. Có thể kể tới như: nâng cấp và cải tạo đường ĐT 601; đường Võ Duy Ninh; đường ven sông Cầu Đỏ - Túy Loan; nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý; đường Ngô Quyền và Ngũ Hành Sơn; mở rộng đường quanh chợ Phước Mỹ; đường Tô Hiệu; đường Nguyễn Như Hạnh; bãi đỗ xe ở 255 Phan Châu Trinh; bãi đỗ xe 166 Hải Phòng; đường Đà Sơn đến Nguyễn Minh Thảo; đường Trần Thái Tông – Phạm Ngọc Mậu… 

Về phát triển hạ tầng giao thông, Đà Nẵng cũng đầu tư vào các dự án như: đường Lưu Quý Kỳ; đường An Thượng 2 và 3; Ngô Thì Sỹ - Võ Nguyên Giáp…


Đà Nẵng sẽ chi hơn 500 tỷ đồng để đầu tư mới 30 công trình.
Đà Nẵng sẽ chi hơn 500 tỷ đồng để đầu tư mới 30 công trình.

13 dự án chuyển tiếp từ các năm trước cũng được bố trí vốn bổ sung 455 tỷ đồng gồm: mở rộng đường Đỗ Ngọc Du; đường phía tây quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh; trục 1 Tây Bắc; đường liên xã Hòa Phú – Hòa Ninh; đường quốc phòng tại quận Sơn Trà, Liên Chiểu; dự án kênh Khe Cạn; mở rộng, nâng cấp đường Ngô Chân Lưu; Tô Hiệu đến khu Trung Nghĩa, đường gom đường sắt từ Hòa Cầm tới Cầu Đỏ; đường nối từ khu dân cư Phong Bắc tới phường Hòa Thọ Tây; đường ngang quốc lộ 14B; đường nội thị quận Cẩm Lệ…

Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường thành phố Đà Nẵng cũng dành nguồn lực lớn để đầu tư phát triển. Thành phố dành 760 tỷ đồng chi cho lĩnh vực dân số - gia đình, y tế với 35 công trình. 

Lĩnh vực văn hóa - thông tin được đầu tư 235 tỷ với 35 công trình. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo gồm 58 công trình với tổng mức 500 ty đồng. Lĩnh vực khoa hoạc và công nghệ có mức đầu tư 132 tỷ đồng gồm 4 công trình. Lĩnh vực công nghệ và thông tin được đầu tư 207 tỷ đồng với 9 công trình. 

Lĩnh vực cấp – thoát nước được đầu tư 311 tỷ đồng với 16 công trình. Lĩnh vực môi trường với 17 công trình được đầu tư hơn 800 tỷ đồng. 

Hai chợ Tân An và chợ Hòa Phước (thuộc quận Thanh Khê) được đầu tư 9 tỷ đồng. Với ngành du lịch, thành phố đầu tư 16 tỷ đồng cho 12 công trình. Ngành thể thao với 39 tỷ đồng dành cho 5 công trình và phát thanh – truyền hình 7 tỷ đồng cho 2 công trình. 

Bên cạnh đó, có 15 công trình của lĩnh vực xã hội được thành phố đầu tư 128 tỷ đồng. Lĩnh vực an toàn xã hội 43,7 tỷ đồng. 

Theo ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, Sở đã xây dựng phương án hướng dẫn hoạt động thi công trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19. Theo ông Phong, đây là cơ sở để đảm bảo tiến độ giải ngân, tiến độ thi công các công trình của thành phố trong năm 2022. Đồng thời, thành phố cũng đã bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA, hỗ trợ đầu tư cho các dự án tại miền nam nước Lào và tỉnh Quảng Nam.

Khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư

Ngay trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra, Đà Nẵng đã tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đồng thời chuẩn bị hồ sơ pháp lý nhằm sẵn sàng đón “đại bàng về làm tổ”. 

Có thể nói, Đà Nẵng đã và đang quyết tâm cao nhất nhằm khơi thông các nguồn lực để phát triển thành phố. Hiện tại thành phố đã có sẵn 6 “tổ” là các khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tới đầu tư. Bên cạnh đó, Đà Nẵng nỗ lực xúc tiến thành lập thêm 4 khu công nghiệp khác để đón đầu dòng chảy đầu tư vào thành phố. 

Các dự án trọng điểm như cảng Liên Chiểu, các dự án giao thông lớn là nguồn lực để thành phố tạo ra sức cạnh tranh, nâng cao vị thế. 


Trong năm 2022, Đà Nẵng tích cực đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư cho nhiều dự án quan trọng.
Trong năm 2022, Đà Nẵng tích cực đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư cho nhiều dự án quan trọng.

Theo thống kê, hiện các khu công nghệ cao, khu công nghiệp của thành phố đã đón 505 dự án với số vốn đăng ký lên tới 3 tỷ USD. Thành phố đặt mục tiêu 5 năm 2021- 2025 sẽ thu hút thêm 3 tỷ USD vốn đầu tư. Trong đó, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, đạt 50% và 100% từ nay đến 2030. Tỷ lệ nội địa hóa đạt mức 30 và 40% trong hai giai đoạn. Lao động qua đào tạo đạt 75% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030. Thành phố cũng sẽ ưu tiên thu hút đầu tư trong các lĩnh vực: công nghệ cao, năng lượng sạch, y tế, giáo dục, du lịch chất lượng cao, logistics, nông nghiệp chất lượng cao…

Để đạt được mục tiêu này, thành phố Đà Nẵng đưa ra 6 nhóm giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư vào thành phố. Cụ thể, các nhóm giải pháp gồm: Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư; Nhóm giải pháp cơ sở hạ tầng đô thị; Nhóm giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao; Nhóm giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cuối cùng là nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả về quản lý, giám sát đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.

Theo ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, thành phố sẽ quyết tâm trở thành đô thị khởi nghiệp, sáng tạo, là cực tăng trưởng của khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng như là một trung tâm tâm kinh tế - xã hội của đất nước. 

Theo thống kê, tổng sản phẩm xã hội (GRDP) năm 2021 của Đà Nẵng tăng trưởng 0,18%. Chủ đề của thành phố trong năm 2022 là “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”, thành phố đặt mục tiêu GRDP tăng 6 – 7% so với năm 2021.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước