meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đà Nẵng: Đặt mục tiêu thu hút 4 tỷ USD giai đoạn 2021 - 2025

Thứ bảy, 05/02/2022-08:02
Theo Đề án Thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa ký ban hành, thành phố đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm thu hút đầu tư.

Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút 4 tỷ USD

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho biết, thời gian qua tình hình đầu tư vào thành phố là động lực quan trọng để phát triển, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 

Tuy nhiên, thành phố đánh giá tình hình thu hút đầu tư vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Do đó, thời gian tới, thành phố sẽ chủ động thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn FDI có chọn lọc, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đẩy nhanh tiến trình chuyển giao công nghệ, gắn kết với đầu tư trong nước. 


Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút 4 tỷ USD.
Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút 4 tỷ USD.

Theo thống kê, trong giai đoạn 5 năm 2016-2020, Đà Nẵng đã thu hút được 163 dự án với tổng số vốn đăng ký là hơn 76.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư trong nước. Các nhà đầu tư chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực: du lịch nghỉ dưỡng; bất động sản, y tế, giáo dục… 

Với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, giai đoạn 2016-2020, có 530 dự án được thành phố cấp phép đầu tư với số vốn hơn 1 tỷ USD. Các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có tổng số dự án, vốn chiếm vị trí cao nhất trong các nhà đầu tư nước ngoài tại thành phố. 

Thành phố đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD trong giai đoạn 5 năm 2021-2025 và tăng lên thành 4 tỷ USD trong giai đoạn 2026-2030. Trong đó, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, đạt 50% và 100% từ nay đến 2030. Tỷ lệ nội địa hóa đạt mức 30 và 40% trong hai giai đoạn. Lao động qua đào tạo đạt 75% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030. Thành phố cũng sẽ ưu tiên thu hút đầu tư trong các lĩnh vực: công nghệ cao, năng lượng sạch, y tế, giáo dục, du lịch chất lượng cao, logistics, nông nghiệp chất lượng cao… 

Đề ra 6 nhóm giải pháp thu hút đầu tư

Do đó, để có thể đạt được những mục tiêu đã nêu trong Đề án, thành phố Đà Nẵng đưa ra 6 nhóm giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư vào thành phố. Cụ thể, các nhóm giải pháp gồm: Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư; Nhóm giải pháp cơ sở hạ tầng đô thị; Nhóm giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao; Nhóm giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cuối cùng là nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả về quản lý, giám sát đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.

Đối với nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, thành phố sẽ giao cơ quan có thẩm quyền tham mưu, trình Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh Nghị định 144/2016/NĐ-CP quy định về cơ chế đặc thù đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp đối với Đà Nẵng; cơ chế, chính sách đặc thù hình thành trung tâm tài chính, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển…

Tham mưu trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Sửa đổi Quy trình chuẩn bị đầu tư với các dự án không dùng vốn nhà nước thực hiện ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố, phù hợp với Luật Đầu tư 2020.


Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Hỗ trợ đầu tư trong các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục, công nghiệp phụ trợ…

Hỗ trợ lãi suất với các tổ chức vay vốn để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng; Xây dựng cơ chế khuyến khích, tăng sự liên kết giữa đầu tư trong và ngoài nước; Đa dạng hóa mô hình hợp tác công – tư.

Về nhóm giải pháp cơ sở hạ tầng, đô thị, thành phố tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ sản xuất, kinh doanh. Chuẩn bị quỹ đất cho phát triển công nghiệp, công nghệ, thông tin; Đưa vào sử dụng Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2, KCN Hòa Nhơn, Hòa Ninh.

Đẩy nhanh tiến độ khu công viên phần mềm số 2; tập trung đầu tư 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao; phát triển nhà ở xã hội cho công nhân…

Về nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực, thành phố sẽ xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực đến năm 2030; Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước; Kết nối cung, cầu về nguồn nhân lực giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp theo từng lĩnh vực cụ thể; Nâng cao chất lượng các phiên chợ việc làm để hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động…

Về nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát đầu tư, thành phố cho biết sẽ khắc phục tình trạng vốn mỏng, chuyển giá cũng như đầu tư núp bóng, đầu tư chui; Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, áp dụng cơ chế một cửa liên thông; Điều chỉnh cách thức thống kê đầu tư trong và ngoài nước theo hướng đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư; Quản lý chặt các dự án thua lỗ trong nhiều năm, xử lý tình trạng thua lỗ giả… 

Về nhóm giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, thành phố sẽ đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, thu hút các nhà đầu tư nhỏ và vừa chủ động tiếp xúc với các tập đoàn lớn để tập trung kêu gọi đầu tư vào thành phố; Đẩy mạnh truyền thông, nêu bật Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Tiếp tục hỗ trợ hiệu quả các nhà đầu tư tại chỗ. Định kỳ tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức; 

Về nhóm giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả Hệ thống quản lý giám sát các dự án đầu tư, khẩn trương cập nhật các dự án đang xúc tiến vào hệ thống này; Đồng thời tích hợp vào hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng để thực hiện giám sát hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của các sở, ngành liên quan.

Xây dựng bộ thủ tục hành chính ngoài Một cửa cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Tiếp tục rà soát rút ngắn quy trình thực hiện các thủ tục liên quan đến đầu tư, tăng cường giám sát, kiểm tra đạo đức công vụ. Thiết lập đường dây nóng để doanh nghiệp phản ánh trường hợp công chức, cán bộ thiếu trách nhiệm trong quá trình xử lý dự án đầu tư. 

Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối triển khai các thủ tục đầu tư đối với các dự án thực hiện ngoài các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, chủ động báo cáo thành phố tiến độ triển khai và các vướng mắc trong quá trình thực hiện thu hút đầu tư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

21 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

21 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

21 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

21 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

21 giờ trước