meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

"Cửa" nào cho nghề môi giới khi bão sa thải lan đến ngành chứng khoán

Thứ tư, 31/05/2023-15:05
Nếu như so với thời kỳ bùng nổ vào quý 2/2022 thì ước tính tổng nhân sự của các công ty chứng khoán đã giảm trên nghìn người, phần lớn sự sụt giảm này ở nhóm môi giới chứng khoán.

Hàng trăm môi giới nghỉ việc khi thị trường ảm đạm

Theo Nhịp sống thị trường, thị trường chứng khoán đã đi qua giai đoạn bùng nổ, hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán cũng đã bớt phần thăng hoa. Những biến động của thị trường trong thời gian một năm trở lại đây đã khiến cho khó khăn trong ngành chứng khoán ngày càng rõ rệt hơn. Thanh khoản thị trường giảm sâu, tự doanh gặp khó và hoạt động tư vấn doanh nghiệp, trái phiếu ảm đạm đã khiến cho nhiều công ty chứng khoán đã phải mạnh tay cắt giảm nhân sự.

Thống kê ở 19 công ty chứng khoán, tổng số nhân sự cuối quý 1/2023 đã ghi nhận 8.324 người, so với đầu năm giảm gần 380 người. Nếu như so với thời kỳ bùng nổ vào quý 2/2022 thì ước tính tổng nhân sự của các công ty chứng khoán cũng đã giảm trên nghìn người. Cũng cần phải lưu ý rằng, con số trên chỉ bao gồm những công ty chứng khoán công bố dữ liệu, số lượng nhân sự sụt giảm trên thực tế có thể sẽ cao hơn ước tính, chưa kể một lượng lớn cộng tác viên môi giới cũng nghỉ việc khó có thể thống kê. 


"Cửa" nào cho nghề môi giới khi bão sa thải lan đến ngành chứng khoán
"Cửa" nào cho nghề môi giới khi bão sa thải lan đến ngành chứng khoán

Đáng chú ý là Chứng khoán VNDirect khi đã mạnh tay cắt giảm 325 nhân sự trong quý đầu năm, lượng nhân sự cuối quý 1 đã thu hẹp về mức 1.233 người. Khá khẩm hơn đôi chút là ở công ty chứng khoán đầu ngành SSI, lượng nhân sự chỉ với đi 53 người trong quý đầu năm 2023. Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cũng ghi nhận lượng nhân sự sụt giảm 75 người về con số 334 người chỉ sau thời gian 3 tháng. Hay thậm chí, nếu như so với mức đỉnh cao trong quý 2/2022 thì TVSI đã mất đi khoảng 45 tổng nhân sự. 

Còn trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp khó thì việc công ty chứng khoán cắt giảm một số bộ phận không cần thiết để có thể tối ưu chi phí là điều rất dễ hiểu. Mặc dù vậy thì khả năng cao lượng nhân sự sụt giảm chủ yếu đến từ đội ngũ mới - đây là bộ phận chiếm số lượng lớn ở hầu hết các công ty chứng khoán và từng gia tăng một cách mạnh mẽ khi mà thị trường thăng hoa. 

Môi giới không còn “mặn mà” với nghề khi thu nhập “về mặt đất”

Thời điểm hai năm trước, đi kèm với đà tăng nóng của thị trường thì số lượng môi giới ở các công ty chứng khoán cũng đã nhanh chóng gia tăng để có thể đáp ứng được kịp thời nhu cầu tư vấn, mở tài khoản của các nhà đầu tư. Môi giới chứng khoán lúc đó đã trở thành công việc hot với mức thu nhập khủng, thậm chí là con số hàng trăm triệu đồng mỗi tháng không quá khó với những người mới vào nghề. 


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Mặc dù vậy thì sau quãng thời gian thuận lợi, hàng loạt khó khăn đã xuất hiện với nghề môi giới từ đầu quý 2/2022 khi mà thị trường giảm sâu, chỉ số VN-Index từ vùng 1.500 điểm cũng có lúc rơi xuống dưới 900 điểm đã khiến cho nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng nề và lực lượng môi giới tư vấn đầu tư lúc này trở nên có phần kém uy nghi hơn. 

Không chỉ giảm mạnh về điểm số mà thanh khoản thị trường cũng đã sụt giảm hay thậm chí trong những tháng qua chỉ còn khoảng ⅓ so với giai đoạn đỉnh. Thị trường giao dịch kém phần sôi động cũng chính là nguyên nhân chính khiến cho hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán ngày càng trồi sụt. 

Và tính từ quý 1/2022 đến nay, doanh thu môi giới đã sụt giảm rõ rệt khi mà quý sau đều thấp hơn so với quý liền trước. Chỉ riêng quý 1/2023, tổng doanh thu hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán đã giảm 34% về khoảng 2.000 tỷ đồng - đây chính là mức thấp nhất trong thời gian 9 quý vừa qua. Hay thậm chí là tổng doanh thu môi giới đã giảm xấp xỉ 70% nếu như so với giai đoạn bùng nổ trong quý 4/2021. 

Nguồn thu sụt giảm mạnh, biên lãi gộp của mảng môi giới cũng đã có hẹp lại mỏng như tờ giấy với chỉ vỏn vẹn 9% - đây là mức thấp nhất trong thời gian 3 năm qua. Điều này cũng đồng nghĩa với công ty chứng khoán thu 10 đồng doanh thu từ hoạt động môi giới, tuy nhiên nhận về không nổi 1 đồng lãi. 


Đơn vị tính: Người
Đơn vị tính: Người

Chi tiết hơn, doanh thu mảng môi giới trong quý 1/2023 của các công ty chứng khoán đã giảm mạnh so với giai đoạn bùng nổ trong quý 4/2021 như là VPS (tương đương -63%), SSI (tương đương -68%), VND (tương đương -73%), HSC (tương đương -64%), Mirae Asset (tương đương -61%). 

Đến hiện tại, hầu hết các công ty chứng khoán hiện vẫn đang theo mô hình truyền thống, có nghĩa là sử dụng môi giới để kiếm khách, hỗ trợ giao dịch. Thu nhập viên môi giới này cũng sẽ trích được phần lớn từ phí giao dịch của khách hàng nộp cho công ty chứng khoán. 

Và với việc doanh thu môi giới trong quý 1/2023 giảm 70% so với đỉnh thiết lập trước đó, tính một cách đơn giản thì tổng thu nhập của nghề môi giới trong quý vừa qua còn chưa đến ⅓ so với thời kỳ đang đỉnh cao. 

Và như một hệ quả tất yếu, sức ép doanh số khi mà thanh khoản giảm mạnh cùng với thu nhập không còn con số mơ ước đã khiến cho nhiều môi giới chứng khoán chẳng còn mặn mà với nghề. Một số trường hợp khác, công ty chứng khoán cũng đã buộc phải cắt giảm nhân sự để có thể cơ cấu lại mô hình hoạt động. 


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nghề môi giới trong tương lai phải “nếm” nhiều áp lực

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của thị trường mà nghề môi giới chứng khoán đã được dự báo sẽ chịu nhiều sức ép trong tương lai. 

Trên thực tế thì sự lên ngôi của công nghệ số, dữ liệu số đã khiến cho vai trò của nhiều môi giới đang dần trở nên mờ nhạt. Trải qua rất nhiều mất mát, nhiều nhà đầu tư F0 đã dần tốt nghiệp nhờ vào những bài học trên thị trường. Thay vì đầu tư theo phím hàng của môi giới, có rất nhiều người có thể tự tìm kiếm thông tin và đưa ra quyết định đầu tư bằng những nền tảng công nghệ trực tuyến. Công nghệ cũng có thể giúp cho các nhà đầu tư chủ động trong việc sàng lọc thông tin cũng như ít chịu cảm xúc chi phối như là nhân viên môi giới tư vấn. 

Đáng chú ý, áp lực với môi giới chạy bằng cơm cũng đang ngày càng lớn khi mà các công ty chứng khoán đang chạy đua phát triển mảng công nghệ hướng đến việc sử dụng môi giới trong tương lai. Thay vào đó là sử dụng Chatbox, AI, môi giới ảo tự động. Đến thời điểm hiện tại, nhiều công ty chứng khoán số đã theo xu hướng không sử dụng môi giới như là DNSE, Pinetree, TCBS, Finhay.

Hiện tại thì một số công ty chứng khoán sử dụng môi giới truyền thống đang có xu hướng nâng cấp lên làm quản lý tài sản cho khách hàng qua nhiều hình thức, nổ bật nhất là Copy trade - là hình thức sao chép giao dịch của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Dù cho mô hình này hướng đến việc tìm kiếm tài khoản chất lượng và quản lý tài sản cho nhà đầu tư, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều điểm bất cập, tiềm ẩn rủi ro. 


Tương quan giữa thanh khoản HoSE và TK mở mới
Tương quan giữa thanh khoản HoSE và TK mở mới

Trong đó thì chất lượng của các môi giới cũng đóng vai trò là người được sao chép vị thế cũng là một vấn đề đáng bàn. Mặc dù vậy thì có rất nhiều người trong số này không thực sự có đủ chuyên môn cũng như kinh nghiệm để đảm bảo tài sản cho khách hàng. Hay thậm chí là nhiều người vẫn còn non kinh nghiệm có thể khiến cho khách hàng gặp rủi ro cháy tài khoản nếu như thị trường biến động mạnh. 

Mới đây, Ủy ban chứng khoán đã có công văn yêu cầu các công ty chứng khoán tăng cường quản lý người hành nghề chứng khoán, khi tư vấn phải công bố số chứng chỉ hành nghề chứng khoán, những môi giới không được tham gia diễn đàn và hội nhóm trên không gian mạng để tư vấn đầu tư cũng như lôi kéo nhà đầu tư mua và bán chứng khoán.

Chủ tịch VNSC by Finhay - ông Nghiêm Xuân Huy cho biết, với nhiều công ty chứng khoán, môi giới bằng con người vẫn đóng một vai trò nhất định, tuy nhiên sự xuất hiện của nhóm công ty không sử dụng môi giới sẽ là cơn gió tươi mát ở trên thị trường. Nghề môi giới theo đó cũng sẽ có một cuộc thanh lọc, chỉ những môi giới thực sự, có chứng chỉ và có trình độ chuyên môn, tích cực trau dồi mới có thể tiếp tục đồng hành cùng với cộng đồng nhà đầu tư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước