Công nghiệp trọng điểm là gì? Tìm hiểu chung về các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta
BÀI LIÊN QUAN
Giải mã sức hút của ngành công nghiệp mới đang khiến hàng loạt "ông lớn" rót vốn đầu tưCác ngành công nghiệp trọng điểm hiện nay của Việt NamViệt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của ngành công nghiệp khu vực Đông Nam ÁNgành công nghiệp trọng điểm là gì?
Ngành công nghiệp trọng điểm (Key industry) dùng để chỉ các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu, được xác định dựa trên chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, phụ thuộc vào nhu cầu, yêu cầu thực tế và điều kiện phát triển trong và ngoài nước. Cụ thể các ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam gồm có công nghiệp chế biến lượng thực, thực phẩm, công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,….
Công nghiệp trọng điểm là các ngành công nghiệp có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tạo ra vị trí, thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm quốc gia, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan khác. Ngoài ra các ngành này còn có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, đưa một nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.
Đặc điểm của các ngành công nghiệp trọng điểm là gì?
Từ định nghĩa trên, chắc hẳn bạn đã có thể trả lời được câu hỏi ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh phát triển lâu dài dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên, guyên liệu, kỹ thuật - công nghệ, lao động và thị trường.
Công nghiệp trọng điểm là những ngành có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao hơn so với các ngành khác. Vì vậy, cơ sở để xác định, đánh giá và đầu tư thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm không phải ngắn hạn mà cần tiếp cận trên quan điểm tăng trưởng cao, lâu bền và có ý nghĩa chiến lược.
Đây là ngành đại diện cho xu hướng phát triển công nghệ. Đặc điểm này đòi hỏi khả năng tiếp cận, cập nhật, sáng tạo và tiếp nhận chuyển giao công nghệ quốc tế. Đồng thời có các chính sách liên quan để đưa trình độ công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp trọng điểm phát triển vượt bậc hơn so với các ngành công nghiệp, ngành kinh tế khác.
Vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm là gì?
Tùy thuộc vào bối cảnh và điều kiện của từng quốc gia sẽ xác định “vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm là gì?”, nhưng nhìn chung, công nghiệp trọng điểm có những vai trò cơ bản sau:
- Góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
- Các ngành công nghiệp trọng điểm là một yếu tố quan trọng phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.
- Đây là các ngành có ưu thế, được tạo điều kiện ưu tiên đầu tư phát triển, hướng đến thị trường rộng lớn.
- Sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ tạo ra bước đột phá, là điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và toàn bộ cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta
Mỗi quốc gia sẽ có những thế mạnh riêng, từ đó tạo ra những ngành công nghiệp trọng điểm khác nhau. Ở Việt Nam “các ngành công nghiệp trọng điểm là gì?”, đó cũng là những ngành mang những thế mạnh của đất nước như công nghệ dầu khí, công nghệ năng lượng, công nghệ hóa chất, phân bón, công nghê dệt may, công nghệ chế biến,..
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
Khi nhắc đến “ngành công nghiệp trọng điểm là gì?”, nhiều người sẽ nhớ ngay đến công nghiệp chế biến thực phẩm. Bởi vì thế mạnh của Việt Nam là nước thuần nông, có nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực và có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
Ngành công nghiệp trọng điểm này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng có khả năng thu hồi vốn nhanh, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động. Đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, ngành ngư nghiệp, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng,…
Đây là ngành có cơ cấu ngành đa dạng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Bao gồm các phân ngành chính là chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy sản. Mỗi ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau, phân bổ rộng khắp cả nước nhưng được tập trung chủ yếu ở TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Đà Nẵng.
Công nghiệp năng lượng
Ngành công nghiệp năng lượng của nước ta bao gồm khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện. Thế mạnh của nước ta về ngành công nghiệp năng lượng là nguồn nhiên liệu (than đá, than antraxit, than bùn, than nâu, dầu khí, mỏ sắt, nhiệt điện…) phong phú. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi Việt Nam dày đặc, nguồn thủy năng lớn, tập trung nhiều ở hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai có tiềm năng thủy năng dồi dào.
Ngành than tập trung phần lớn ở bể than Quảng Ninh có thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nhờ sự phát triển của công nghiệp năng lượng đã góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thủy điện, Mỗi năm sản lượng điện ở nước ta ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Các nhà máy điện lớn của nước ta phải kể đến là nhà máy điện Hòa Bình, nhà máy điện Trị An, nhà máy nhiệt điện lớn như Phú Mỹ nằm ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Công nghiệp dệt may
Công nghiệp dệt may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng nằm trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Ngành công nghiệp trọng điểm này giúp giải quyết nhu cầu may mặc, sinh hoạt trong nước cũng như trên thế giới. Sự phát triển của ngành này giúp thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng như công nghiệp hóa chất và giải quyết công ăn việc làm cho lao động nữ.
Lời kết
Thông qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái quát về khái niệm “ngành công nghiệp trọng điểm là gì?” và các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Hy vọng rằng với những gì chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập cũng như trong công việc.