meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công nghệ tài chính Fintech là gì? Những ảnh hưởng của Fintech đến lĩnh vực tài chính

Thứ hai, 10/10/2022-18:10
Cùng với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, những dịch vụ, sản phẩm của công nghệ Fintech ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm công nghệ tài chính Fintech là gì và những ảnh hưởng của chúng đối với ngành tài chính.

Khái niệm công nghệ tài chính Fintech là gì?

Công nghệ tài chính Fintech là gì là điều nhiều người quan tâm khi thuật ngữ mới này được các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin và đề cập đến.

Định nghĩa công nghệ tài chính Fintech là sự kết hợp của 2 thuật ngữ tiếng Anh là: Fintech = Finance (Tài Chính) + Technology (Công nghệ). Có thể hiểu một cách đơn giản Fintech là sử dụng sự sáng tạo về công nghệ mới để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả những vấn đề và các hoạt động từ dịch vụ tài chính.

Công nghệ Fintech được sử dụng chung cho tất cả những doanh nghiệp, công ty sử dụng mạng internet, công nghệ điện toán đám mây, điện thoại di động thông minh, và những phần mềm mã nguồn mở để nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao tối đa sự hiệu quả của các hoạt động ngân hàng và đầu tư.

Công nghệ tài chính Fintech hiện nay đang cung cấp các khá nhiều các loại hình dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như quản lý tài chính, thanh toán, công nghệ ngân hàng, quản lý tài chính, sự ra đời của các loại tiền kỹ thuật số… với những sản phẩm phong phú, đa dạng như:

  • Công nghệ sổ cái phân tán ở nền tảng blockchain
  • Ví điện tử 
  • Kinh doanh thương mại trực tuyến B2C
  • mPOS

Công nghệ Fintech cũng đã và đang mang đến một làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ trong ngành Tài chính – ngân hàng, một ngành đặc thù mà trước đây khi muốn tham gia cần phải có nguồn vốn khổng lồ. Điều này cũng đã dẫn đến sự phong phú, đa dạng về thành phần, đa dạng sản phẩm, dịch vụ tuy nhiên cũng sẽ gây ra sự khó khăn cho công việc quản lý.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng những sản phẩm, dịch vụ từ công nghệ Fintech.

Ngay cả những tổ chức tài chính truyền thống cũng đang trong quá trình thực hiện nghiên cứu, phát triển những sản phẩm sử dụng công nghệ tài chính thông qua việc bắt tay kết hợp với những công ty Công nghệ tài chính Fintech.


Công nghệ Fintech có sức ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực tài chính
Công nghệ Fintech có sức ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực tài chính

Sự ảnh hưởng của công nghệ Fintech đến lĩnh vực tài chính, đầu tư

Những ảnh hưởng của công nghệ tài chính Fintech là gì khi mà công nghệ này ngày càng phát triển mạnh mẽ:

  • Công nghệ tài chính Fintech đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ các kênh phân phối và những sản phẩm, dịch vụ tài chính truyền thống.
  • Khi xu hướng áp dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực tài chính và đầu tư ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại thì nó cũng sẽ tạo ra một sự thách thức vô cùng to lớn đối với những nhóm ngành dịch vụ tài chính truyền thống trong việc giảm bớt dần vai trò, chức năng của các chi nhánh ngân hàng/công ty tài chính. Mặt khác, xu hướng mới này cũng khiến cho cho sự cạnh tranh về công nghệ tài chính trở nên ngày một gay gắt, mạnh mẽ hơn trong những định chế tài chính.
  • Hỗ trợ phát triển những ứng dụng về công nghệ cao: Công nghệ Fintech có khả năng lưu trữ khối lượng tệp thông tin của khách hàng cực kỳ lớn và giúp cho các doanh nghiệp có thể phân tích hiệu quả về hành vi khách hàng, từ đó có thể giúp cho các định chế tài chính thực hiện thu thập các dữ liệu từ bên ngoài và từ bên trong một cách đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng hơn.  Qua đó, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu được tối đa các chi phí trong quá trình vận hành công việc, ra quyết định, đồng thời cũng có thể nâng cao tối đa chất lượng dịch vụ và đồng thời cũng nhận được sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng.
  • Hiện nay, thị phần các đơn vị ngân hàng thương mại đang có xu hướng bị giảm bớt và thế chỗ vào đó là thị phần của những đơn vị công ty Fintech đang bắt đầu tăng lên. Có thể dễ thấy nhất đó chính là dịch vụ giao dịch tiền ảo Bitcoin đang diễn ra hiện nay.
  • Thị trường lao động, nhân sự làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng đang chứng kiến có sự thay đổi rõ rệt và trong tương lai không xa, công nghệ tài chính Fintech được dự đoán là sẽ thay thế cho một lượng rất lớn các nhân viên ngân hàng, nhân viên tài chính, nhân viên bảo hiểm, tư vấn viên chứng khoán,... Lúc này, nhu cầu về nhân lực giỏi, có nhiều kinh nghiệm, có chuyên môn cả về tài chính lẫn công nghệ thông tin sẽ được quan tâm, chú trọng hơn cả.

Công nghệ tài chính Fintech đối diện với nhiều khó khăn thử thách
Công nghệ tài chính Fintech đối diện với nhiều khó khăn thử thách

Những cơ hội và thách thức của công nghệ tài chính Fintech giai đoạn hiện nay

Có thể nói, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư cùng với công nghệ tài chính Fintech đã mở ra rất nhiều cơ hội mới đối với khối ngành tài chính ngân hàng, và có thể kể ra một số những cơ hội rõ ràng như:

  • Phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của con người một cách dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn ở mọi lúc, mọi nơi.
  • Có thể dễ dàng tiếp cận và phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng ở khắp mọi nơi mà không cần thiết phải xây dựng, đầu tư phòng giao dịch, cơ sở vật chất quy mô.
  • Công nghệ tài Fintech hỗ trợ giải quyết hiệu quả các vấn đề cho khách hàng đang gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận với các loại hình dịch vụ tài chính. Công nghệ tài chính Fintech sẽ hỗ trợ hiệu quả hơn cho những nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ. Những nhóm đối tượng khách hàng này thường bị ngân hàng từ chối cung cấp dịch vụ tài chính do không thể đáp ứng được những yêu cầu về vấn đề vốn và tài sản.
  • Luôn có một lượng khách hàng tiềm năng khá lớn vì đa số mọi người hiện nay đều sử dụng các thiết bị điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối mạng.
  • Công nghệ tài chính Fintech có khả năng cung cấp 24/7 phong phú và đa dạng các danh mục sản phẩm về tài chính. Ví dụ: các công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay giữa người với người có thể giảm tối đa thời gian giải ngân xuống chỉ còn vài giờ đồng hồ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng.
  • Các công ty, doanh nghiệp có thể tự do vận hành hoạt động dịch vụ của mình mà không gặp phải quá nhiều vướng mắc, rào cản vì hiện nay nước ta vẫn chưa có nhiều ràng buộc về pháp luật.
  • Hỗ trợ cho những người trẻ tại Việt Nam có thể khởi nghiệp thành công.

Bên cạnh những cơ hội lớn thì công nghệ Fintech cũng đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể:

  • Công nghệ tài chính Fintech phải đối mặt với vấn thể có thể bị đánh cắp dữ liệu, thông tin.
  • Thị trường có nhiều những đối thủ cạnh tranh lớn, luôn thay đổi công nghệ mới hàng ngày hàng giờ.
  • Fintech có thể khiến cho những công ty hoạt động theo phương thức truyền thống đối mặt với nguy cơ phá sản do không thể cạnh tranh về công nghệ mới.
  • Một số công ty không thể phát huy tối đa được sự hiệu quả của công nghệ tài chính do vấn đề hạn chế về năng lực.
  • Thị trường vay vốn có thể rơi vào cảnh bất ổn, hỗn loạn, có thể gặp nhiều vấn đề rủi ro về thanh khoản, lãi suất, gặp phải tình trạng nợ xấu vì sự hỗ trợ thuận lợi đến từ những công nghệ vay vốn Fintech.
  • Do hiện nay vẫn chưa có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về lĩnh vực công nghệ tài chính đây cũng sẽ là một điểm bất lợi rất lớn cho cả người vay và bên cho vay khi xảy ra tranh chấp về tài chính.
  • Xu hướng mới đang lan rộng “tổ chức tài chính không giấy”, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, sử dụng robot thay cho con người sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Công nghệ tài chính Fintech có thể thay thế một lượng lớn các nhân viên đang làm việc trực tiếp ở những quầy giao dịch truyền thống tại ngân hàng hay công ty tài chính. Điều này có thể khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng mạnh mẽ.

Thực trạng sự phát triển của Fintech tại thị trường Việt Nam

Công nghệ tài chính Fintech đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, tài chính và các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Tổng ngân sách đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tài chính chỉ tính trong nửa đầu năm 2018 đã đạt được ở ngưỡng 31,7 tỷ USD với tổng số là khoảng 450 thương vụ đầu tư đã được thực hiện thành công, tăng giá trị gần gấp 3 lần so với thời điểm cùng kỳ của năm 2017 (KPMG).

Dữ liệu thông tin nói trên đã cho thấy sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ của công nghệ Fintech trong vài năm gần đây, biến lĩnh vực này trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu của lĩnh vực tài chính, hứa hẹn góp phần vào sự thay đổi của bộ mặt ngành tài chính toàn thế giới.

Không nằm ngoài guồng quay của sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Fintech toàn cầu, tại Việt Nam một vài năm trở lại đây cũng đã chứng kiến sự phát triển sâu rộng, vô cùng mạnh mẽ của lĩnh vực Fintech.


Công nghệ tài chính đem đến những điều tuyệt vời cho con người
Công nghệ tài chính đem đến những điều tuyệt vời cho con người

Số lượng các doanh nghiệp, công ty Fintech tham gia vào quy trình cung ứng dịch vụ, sản phẩm công nghệ trên thị trường Việt Nam đã tăng trưởng hơn gấp hai lần từ con số chỉ khoảng trên dưới 40 công ty vào thời điểm cuối năm 2016 lên tới số lượng hơn 100 công ty trong thời điểm hiện nay, phủ sóng hoạt động ở trên rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.

Không chỉ các công ty khởi nghiệp Fintech mới bước chân vào thị trường, mà hiện rất nhiều các ngân hàng thương mại cũng đã và đang dần chuyển đổi cách làm việc, vận hành hệ thống ngân hàng số dựa trên nền tảng công nghệ số hiện đại như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, TPBank,… đáp ứng được yêu cầu là phục vụ khách hàng tận tâm, nhanh chóng, thông suốt.

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có 48 công ty Fintech và có khoảng 48% các công ty đang tham gia vào trong các hoạt động hỗ trợ thanh toán, cung cấp cho các khách hàng và những nhà bán lẻ các loại hình dịch vụ cho phép thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thực hiện thanh toán kỹ thuật số (2C2P, VTPay, VinaPay, OnePay, VTCPay, BankPlus, VNPay, NganLuong, Senpay, BaoKim, ZingPay, 123Pay…).

Một số ít các công ty Fintech hoạt động ở lĩnh vực gọi vốn (Betado, FundStart, Comicola, Firststep), cung cấp dịch vụ chuyển tiền (Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance Hub), Blockchain (Bitcoin Vietnam, Copyrobo, VBTC Bitcoin, Cardano Labo), các dịch vụ về quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý thông tin dữ liệu, cho vay tiền và so sánh thông tin (Mobivi, Money Lover, Timo, Hottab, SoftPay, ibox, BankGo,…).

Lòi kết

Với thông tin trên bạn đã có thể hiểu thêm về công nghệ tài chính Fintech là gì cũng như thực trạng của Fintech ở Việt Nam hiện nay. Tròng tương la, Fintech chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước