meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công khai thông tin quy hoạch có khiến "cò đất" hết cửa "làm loạn” thị trường?

Thứ hai, 25/07/2022-06:07
Theo các chuyên gia cho rằng, việc công khai quy hoạch một cách minh bạch được xem là “chìa khóa” để ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Thông tin "mập mờ" khiến nhiều nhà đầu tư chịu thiệt

Các báo cáo thống kê cho thấy, trong khoảng 2 năm trở lại đây, giá bất động sản tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước liên tục thiết lập nhiều ở mức giá cao. Đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố ven TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Ghi nhận bùng nổ giao dịch đất nền mạnh nhất là vào tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 chủ yếu tập trung ở các tỉnh khu vực phía Bắc, mà tâm điểm là Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nam. Theo số liệu thống kê từ batdongsan.com.vn, lượt tìm kiếm đất nền dự án và đất nền tại các địa phương này điều tăng cao, lên mức 2 con số. Cụ thể, nhu cầu tìm mua đất nền ở Hà Nội gần 20% so với cùng kỳ 2020 trong khi Hà Nam tăng đến hơn 35% so với tháng 11/2021. Hòa Bình, Hưng Yên và Bắc Giang cũng ghi nhận lượt quan tâm tìm mua đất nền tăng 19-23% trong khi các điểm nóng từ giai đoạn trước là Bắc Ninh, Hải Dương cũng tiếp tục tăng thêm 8-13% so với 1 tháng trước đó.

co-dat-1-1658502962.jpg
Hiện tượng “cò đất” nâng giá, “thổi giá” diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia bất động sản nhận định, một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng sốt đất là giới đầu nậu, đầu cơ, “cò đất” thổi giá.

Với hàng loạt thông tin đón đầu quy hoạch, những dự án mới kèm theo các thông tin rao bán "có cánh" được tung ra để thu hút giới đầu tư. Hay từ những thông tin đồn thổi trên mạng xã hội như mảnh đất đầu tư chỉ với 500 triệu đồng sau một đêm đã được rao giá lên đến 1-2 tỷ đồng.

Chính những thông tin sai lệch này đã khiến thị trường bất động sản "chao đảo", nhiều nhà đầu tư tay ngang, nhà đầu tư mới nổi hay những người dân xuống tiền rồi nhận cái kết đắng.

Hiện tượng “cò đất” nâng giá, “thổi giá” cũng rất phổ biến tại nhiều địa phương. Cụ thể như tại tỉnh Bắc Ninh, theo khảo sát tại số dự án bất động sản tại các huyện Tiên Du, Thuận Thành, Yên Phong, Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) cho thấy, có những dự án, giá chủ đầu tư bán ra chỉ khoảng 14-15 triệu/m2 cho một lô đất từ 80-100m2. Tuy nhiên, khi người mua tìm hiểu để mua thì được “cò” báo giá lên tới 20-22 triệu đồng/m2, thậm chí cao 28-30 triệu đồng/m2 nếu vị trí đẹp.

Điều đáng nói, việc mua đi bán lại, đẩy giá lên cao có sự hợp sức, thống nhất của cả “mạng lưới cò”. Trên thực tế, có những lô đất đã được mua đi bán lại, qua tay 4- 5 lần và người hứng chịu lại là người mua sau cùng.

Bộ Xây dựng "thúc" địa phương công khai quy hoạch

Trước thực trạng sốt đất diễn ra trong thời gian qua, trong đó, có hiện tượng cò đất thổi giá, tạo sóng ảo về giá bất động sản, khiến thị trường nhiễu loạn, mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Nghị định số 44 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các địa phương kiểm tra việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản bảo đảm sự vận hành của hệ thống cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng yêu cầu Sở Xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn quản lý nhà ở, thị trường bất động sản địa phương cấp tỉnh xây dựng quy chế phối hợp xây dựng, duy trì chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản địa phương; tổ chức vận hành hệ thống thông tin về thị trường bất động sản và nhà ở tại địa phương.

Cùng với đó, Bộ này cũng yêu cầu Bộ Công an xử lý nghiêm các hoạt động mô giới bất động sản, sàn bất động sản vi phạm phát luật hoặc có các hành vi đưa sai thông tin gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng, tài chính và bất động sản.

“Thời gian qua, việc công khai thông tin liên quan đến thị trường bất động sản không thường xuyên và đầy đủ dẫn đến tình trạng nhiều đối tượng tung tin đồn, thổi giá làm nhiễu loạn thị trường" - Văn bản của Bộ Xây dựng cho biết.

cats-1658503119.jpg
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Nhìn nhận dưới góc độ chuyên gia, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, việc “mập mờ” thông tin quy hoạch chính là nguyên nhân chính gây nên các đợt "sốt đất ảo".

"Một số ‘nhóm lợi ích’ chậm đưa thông tin quy hoạch nhằm đầu cơ, trục lợi khiến không ít dự án vẫn chỉ nằm trên giấy mà chưa thể đưa vào triển khai xây dựng"- Ông Phạm Thanh Tùng cho biết.

Cùng theo ông Tùng, có những đề xuất quy hoạch được đưa ra đã nhanh chóng tạo ra việc sốt đất cục bộ, nhưng sau đó cũng rớt theo khi thông tin quy hoạch được rút.

Đứng dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng nhận định, việc một số đối tượng tung tin đồn thổi về quy hoạch điều nhằm mục đích bán lại bất động sản, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý "đám đông", gây nhiễu loạn thị trường để đẩy giá bất động sản lên cao nhằm trục lợi.

Ông Khởi khuyến nghị, để khách hàng tránh gặp rủi ro trước “ma trận” thông tin quy hoạch người dân trước khi quyết định đầu tư, xuống tiền để mua nhà hay đất nền cần tìm hiểu kỹ các thông tin quy hoạch, đồ án quy hoạch, không chạy theo tâm lý đám đông bởi lúc cơn sốt đất qua người chịu thiệt nhất chính là người mua đất.

Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, để ngăn chặn sốt đất, việc công khai quy hoạch cần được họp báo và thực hiện một cách nghiêm túc để định hướng thông tin cho người dân. Người dân cũng phải hiểu đúng về quy hoạch, từ quy hoạch chung đến quy hoạch phân khu, trên cơ sở đó mới xuống tiền hoặc mời các nhà đầu tư vào.

"Người đứng đầu địa phương hoặc cán bộ chức năng cũng phải chịu trách nhiệm khi không công khai, minh bạch thông tin quy hoạch dẫn đến các đối tượng lợi dụng thông tin quy hoạch để thổi giá bất động sản” – Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng đề nghị.

Minh Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước