Cộng hưởng sức mạnh để phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Nam miền Trung
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường bất động sản cuối năm 2022: Nguồn cung Hà Nội, TP. HCM tăng, miền Trung sẽ là điểm nóngMiền Trung từng bước thay đổi diện mạo nhờ những dự án lớnQuý II/2022: Bia Sài Gòn - Miền Trung lãi 72,5 tỷ đồng nhờ giá vật tư tăng chậm hơn dự kiếnTiềm năng lớn
Có thời gian khá lâu (11-12 năm qua) làm tư vấn đầu tư phát triển cho khu vực Duyên hải miền Trung, từ Thừa Thiên Huế vào Bình Thuận, một trong những thành công của tổ tư vấn do ông Trần Du Lịch làm tổ trưởng đó là cả dải biển dài gần 1000km có thể liên kết được bằng du lịch. Đó là dấu ấn lớn của Ban chỉ đạo phát triển miền Trung. Vì sao lại như vậy? Bởi miền Bắc và miền Nam có đặc thù khác hẳn miền Trung.
Bia Sài Gòn - Miền Trung tạm ứng cổ tức tỷ lệ 25% sau khi hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm trong 6 tháng
Mới đây, Bia Sài Gòn - Miền Trung đã thông báo ngày 21/9 sẽ chốt danh sách cổ đông, thời gian thanh toán là ngày 29/9. Công ty vẫn duy trì được đều đặn việc chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 35% mỗi năm kể từ năm 2018.Phát triển đô thị biển miền Trung mới chỉ “đứng trên bờ”
Các tỉnh miền Trung được ví như “mặt tiền” của Việt Nam nhìn ra biển Đông tuy nhiên quy hoạch sử dụng đất tại khu vực này chưa sát thực tế dẫn tới tình trạng dự án “treo”, gây lãng phí đất đai. Do đó, rất cần có những đề án quy hoạch phát triển kinh tế biển, đô thị biển hoàn hảo để khu vực này có thể tiến ra biển.Kinh tế miền Trung “thay da đổi thịt” nhờ dự án cao tốc 2.000 tỷ sắp khởi công
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Hòa Liên - Túy Loan có tổng chiều dài khoảng 11,5 km sẽ được khởi công trong quý I/2023, mang tới những kỳ vọng phát triển kinh tế của người dân Hòa Vang nói riêng và Đà Nẵng nói chung.Miền Trung có đường bờ biển dài, lưng tựa núi, các tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp rất ít. Miền Trung rất vất vả khi chỉ có nắng với gió. Nhưng khi thế giới mở cửa, công nghệ nối loài người lại với nhau và tạo những điều kiện thì miền Trung có thể sẽ có những bước phát triển rất khác. Và khi có thể bắt nhịp được thì miền Trung sẽ dẫn đầu cả nước. Với cách tiếp cận liên kết miền Trung thì liên kết du lịch sẽ là chủ đạo bởi từ liên kết mà miền Trung từng tỉnh vốn yếu sẽ trở nên mạnh hơn, thị trường miền Trung sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Đến giờ, tôi vẫn tin rằng, thành công của miền Trung chính là nhờ bùng nổ du lịch. Mà Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã khẳng định du lịch là mũi nhọn thứ hai. Hơn 20 năm trước chúng ta đã khẳng định điều này nhưng chưa đi được đúng hướng. Nhưng đến nay, miền Trung đã phát triển tốt lên rất nhiều, cơ hội sẽ trở thành mũi nhọn trong tương lai.
Trong 2 năm qua, du lịch rất vất vả bởi đại dịch COVID-19, giãn cách xã hội. Những gì liên quan đến vận động, kết nối đã bị ảnh hưởng rất lớn. Nhưng không vì thế mà miền Trung từ bỏ thế mạnh của mình. Miền Trung có thể có tray đổi nhưng du lịch vẫn là trục ưu thế cơ bản. Từ cuối năm ngoái, khi dịch đã dịu xuống, miền Trung đã trỗi dậy du lịch rất nhanh.
Khí thế phát triển bất động sản du lịch rất mạnh mẽ
Khí thế cho du lịch miền Trung rất mạnh mẽ. Có ba tỉnh mà tôi muốn nói tới có sự chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian qua.
Thứ nhất là tỉnh Bình Định, chỉ có 3 tháng thôi đã có khoảng 5 cuộc hội thảo mà chúng tôi đến dự về phát triển du lịch trở lại. Nơi đây được xác định là trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế và điểm đến hàng đầu Châu Á. Xác định ở tầm cỡ khu vực như vậy cho thấy khát vọng đủ mạnh thì Bình Định sẽ làm được. Và hiện nay, Bình Định cũng đã có những bước phát triển rất bùng nổ.
Thứ hai là tỉnh Khánh Hòa. Cả một vùng Vân Phong, Cam Lâm, Cam Ranh, Nha Trang... đang có khí thế bùng nổ chưa từng thấy về du lịch mặc dù thời gian qua đã có nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý với các dự án tại đây. Tuy nhiên, với khí thế bùng nổ, Nha Trang cũng đang dần xây dựng vị thế đẳng cấp hàng đầu thế giới chứ không chỉ dừng ở Châu lục. Bản thân tôi khi tham gia vào góp ý quy hoạch của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang, Vân Phong, tôi thấy được việc quy hoạch phát triển rất nhanh và mạnh.Và đây được coi là trung tâm của tiểu vùng duyên hải phía Nam (từ Phú Yên trở vào Bình Thuận).
Thứ ba, liên quan đến Phan Thiết (Bình Thuận) cũng đang có xu thế bùng nổ đang rất mạnh. Số liệu từ Cục thống kê tỉnh Bình Thuận cho biết, 9 tháng đầu năm tỉnh đã đón gần 4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoản hơn 50 nghìn lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 9.200 tỷ đồng.
Đặt toàn bộ bất động sản khu vực phía Nam trong không gian bất động sản du lịch và không gian phát triển du lịch nói chung trong một số báo cáo mới đây đều cho thấy sự tăng trưởng. Trong 9 tháng đầu năm khách du lịch quốc tế tới Việt Nam đạt 1,65 triệu lượt, khác du lịch nội địa đạt 86,8 triệu lượt. Tăng trưởng hơn 20% so với năm 2019. Chúng ta trở thành nước an toàn sau đại dịch.
Dự báo của tờ The business times của Singapore, doanh thu du lịch của Việt nam năm 2024 đạt mức 11,1 tỷ USD, vượt mức 10,8 tỷ USD của năm 2019 - thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, vượt qua cả Thái Lan. Như vậy, trong dự báo về du lịch Việt Nam, việc đặt điểm nhấn vào duyên hải miền Trung đặc biệt là duyên hải phía Nam là hoàn toàn hợp lý.
Bất động sản du lịch nếu dịch chuyển đầu tư vào phía Nam của Miền Trung là một giá trị, thúc đẩy xu hướng vốn đã tồn tại và tới đây sẽ bùng nổ. Khi mà ở những nơi khác chưa có cơ hội để bứt phá.
Đây sẽ là vùng bùng nổ lớn vì không chỉ tự bản thân vùng có những điều kiện tốt mà sự liên kết của vùng sẽ thúc đẩy vùng phát triển mạnh. Liên kết về hạ tầng đặc biệt là các cao tốc ven biển sẽ hoàn thiện trong thời gian tới như tuyến ven biển Nha Trang - Ninh Thuận hay từ Đèo Cả vào Nha Trang,... đang được triển khai mạnh.
Bên cạnh đó, trong 5 dự án ưu tiên về hạ tầng cao tốc ở Việt Nam thì 2 dự án ở miền Trung. Trong đó có dự án cao tốc nối Nha Trang với Buôn Mê Thuột là dự án được đánh giá bùng nổ về công nghiệp, logistics, kéo theo bùng bổ đô thị của toàn bộ khu vực. Dọc biển của tuyến đường này có sân bay Phù Cát (Bình Định), Tuy Hòa, Cam Ranh, sân bay Thành Sơn và sân bay Phan Thiết của Ninh Thuận,... Sau lưng là các sân bay như sân bay Lâm Đồng, Pleiku, Buôn Mê Thuột đều nối xuống vùng biển này. Kết nối sẽ tạo ra khí thế phát triển của vùng này. Không chỉ là du lịch nhưng du lịch sẽ là nơi được hưởng lợi nhiều nhất.
Cộng hưởng nguồn lực, hội tụ sức mạnh vào vùng duyên hải miền Trung hiện nay đang làm cho sức mạnh du lịch của miền Trung tăng vượt cấp. Nhờ vậy du lịch thế giới tới Việt Nam sẽ tăng lên chính nhờ vùng biển Miền Trung.