meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ nhân dạy “Họ hàng thân thiết đến mấy cũng không ở cạnh quá lâu”: Tại sao nói như thế?

Thứ sáu, 16/12/2022-10:12
Nền văn hóa truyền thống của người xưa vốn bác đại tinh thâm và được truyền thừa hàng nghìn năm lịch sử. Vì thế, nó đã để lại cho đời sau nhiều trí tuệ quý báu, những câu ca dao tục ngữ, những triết lý sâu xa, trong đó có câu “Họ hàng thân thiết đến mấy cũng không ở cạnh quá lâu”.

Thực tế trong cuộc sống, được quây quần bên người thân và họ hàng, cùng nhau trò chuyện và dùng bữa sẽ vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu ở chung một nhà trong khoảng thời gian quá lâu lại không hề đơn giản như việc kê thêm một chiếc giường. Người thân dù từ xa đến cũng không nên cho họ ở lại trong nhà quá lâu. Có 4 nguyên nhân chính khiến người xưa khuyên nhủ “Họ hàng thân thiết đến mấy cũng không ở cạnh quá lâu”. 

Thứ nhất, ở lâu ngày dễ xảy ra mâu thuẫn

Một ngày nọ, người anh họ của Tiểu Chí đến nhà chơi, có ý định ở lại đây mấy tháng. Mẹ của Tiểu Chí đã vui vẻ chào đón anh bằng một bữa tối nồng hậu, sắp xếp cho anh sống ở trên lầu. Tuy nhiên sau đó họ mới biết, người anh họ này ở bên ngoài thiếu nợ người ta rất nhiều tiền nên đang tìm chỗ để trốn nợ.  


Thực tế trong cuộc sống, được quây quần bên người thân và họ hàng, cùng nhau trò chuyện và dùng bữa sẽ vô cùng tuyệt vời. Ảnh minh họa
Thực tế trong cuộc sống, được quây quần bên người thân và họ hàng, cùng nhau trò chuyện và dùng bữa sẽ vô cùng tuyệt vời. Ảnh minh họa

Khi biết chuyện, mẹ của Tiểu Chí liền thiện ý khuyên can: “Cố gắng kiếm tiền mới là biện pháp tốt nhất, nếu cứ chạy trốn như thế cũng không thể giải quyết được vấn đề gì”. Người anh họ nghe xong vô cùng tức giận: “Mới ăn nhờ ở đậu được vài bữa, đâu cần phải đuổi nhanh như thế?”

Dễ dàng thấy được, chỉ cần nói chuyện qua lại có vài câu, những người thân thiết với nhau cũng đã dễ dàng xảy ra mâu thuẫn. Nguyên nhân bởi, một khi họ hàng quá thân thiết thì họ sẽ không thể che giấu được khuyết điểm của bản thân và hoàn cảnh gia đình, những thứ này sẽ biến thành đề tài câu chuyện. Nếu như lời qua tiếng lại thường xuyên, mối quan hệ sẽ trở nên vô cùng căng thẳng. 

Thậm chí có một số người thân bởi đã quá quen thuộc lại “đổi khách thành chủ”, hoàn toàn không coi bản thân mình là người ngoài, họ dễ dàng gây ra những tranh chấp không cần thiết.

Thứ hai, bất đồng về thói quen sinh hoạt 

Một cư dân mạng kể lại, anh ta có một người anh họ đã đến Tân Cương làm ăn từ nhiều năm trước, từ đó về sau cũng ít khi trở về quê nhà Hồ Nam. Năm ngoái, người anh này đã đưa con về quê và ở nhờ nhà họ hàng. Người bà con này đã lấy ra những bộ chăn ga gối đệm đẹp nhất để tiếp đãi khách. Tuy nhiên, người anh họ này vẫn cả đêm không ngủ vì lo tiếng ngáy của mình sẽ khiến mọi người thức giấc.

Sáng hôm sau, người anh họ dậy sớm, thấy chủ nhà vẫn chưa dậy. Để tiết kiệm thời gian buổi sáng, anh lặng lẽ ra ngoài để đi dạo nhưng lại khiến chủ nhà thức giấc. Nói chung, người dân ở các vùng khác nhau sẽ có thói quen ăn uống khác nhau. Ví dụ như, người Sơn Tây thích ăn chua nhưng người Hồ Nam thích ăn ớt, người Đông Bắc thích ăn hành trong khi người Thượng Hải thích ăn đồ ngọt.


Chỉ có cha mẹ mới có thể nuôi dưỡng con cái suốt cuộc đời, những người thân thích dù bề ngoài có vẻ lịch sự, thế nhưng thực tế có đôi khi họ cảm thấy không thoải mái, thậm chí là khó chịu, “bằng mặt mà không bằng lòng”. Ảnh minh họa
Chỉ có cha mẹ mới có thể nuôi dưỡng con cái suốt cuộc đời, những người thân thích dù bề ngoài có vẻ lịch sự, thế nhưng thực tế có đôi khi họ cảm thấy không thoải mái, thậm chí là khó chịu, “bằng mặt mà không bằng lòng”. Ảnh minh họa

Nếu như họ sống chung dưới một mái nhà, mối quan hệ của họ cũng không thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, ngược lại bởi vì thói quen khác nhau sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau, làm phiền nhau. Thậm chí theo thời gian, họ còn bài xích lẫn nhau, vì thế không nên ở gần nhau quá lâu.

Thứ ba, ở quá lâu sẽ khó lòng đáp ứng nhu cầu

Thông thường, khi có người thân ở trong nhà, bạn sẽ dọn thêm một đến hai món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị và thói quen của khách. Nếu như 1-2 ngày thì có thể chấp nhận được, nhưng nếu kéo dài 1-2 tháng, đoán chừng là chẳng có ai mong muốn điều này, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và thời gian trong ngày của gia đình.

Nếu như ngày nào bạn cũng phải cân nhắc đến sở thích của người thân trước khi quyết định ăn gì, uống gì và xem gì hay nói chuyện gì, cuộc sống sẽ vô cùng mệt mỏi, không khí gia đình cũng trở nên thận trọng.  

Do đó, mối quan hệ họ hàng thân thích dù có tốt đẹp đến đâu cũng không thể nào bằng cha mẹ và con cái. Chỉ có cha mẹ mới có thể nuôi dưỡng con cái suốt cuộc đời, những người thân thích dù bề ngoài có vẻ lịch sự, thế nhưng thực tế có đôi khi họ cảm thấy không thoải mái, thậm chí là khó chịu, “bằng mặt mà không bằng lòng”.

Thứ tư, dễ dàng so sánh, khiến nhau không vừa lòng

Điều đáng nói, một khi bạn đối tốt với người thân họ hàng này thì cũng phải làm điều tương tự với người thân họ hàng khác, nếu không giữa hai người sẽ nảy sinh so sánh, hơn thua lẫn nhau. 


Trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, sự mất cân bằng về cảm xúc cùng với sự ghen tị, nghi ngờ và những cảm xúc khác là những điều khó tránh khỏi. Ảnh minh họa
Trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, sự mất cân bằng về cảm xúc cùng với sự ghen tị, nghi ngờ và những cảm xúc khác là những điều khó tránh khỏi. Ảnh minh họa

Lấy một ví dụ đơn giản rằng, nếu như con gái của gia đình anh họ kết hôn mà bạn mừng 500 ngàn trong khi con trai của gia đình em họ kết hôn, bạn lại chỉ mừng 200 ngàn. Đến khi biết được, người em họ nhất định sẽ nghĩ rằng bạn đang “coi thường” họ. Tương tự, nếu như bạn tiếp đãi một người thân đến sống ở nhà mình vô cùng nồng hậu, những người khác sẽ nhìn chằm chằm xem bạn đối xử với họ thế nào, dần dần đủ các loại so đo cũng sẽ xuất hiện. 

Trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, sự mất cân bằng về cảm xúc cùng với sự ghen tị, nghi ngờ và những cảm xúc khác là những điều khó tránh khỏi, dù là đối với những người thân như anh chị em ruột thịt trong nhà, chứ chưa nói đến giữa họ hàng với nhau.

Vậy nên đối với những người thân từ xa đến, tốt nhất bạn nên thu xếp cho họ ở nhà nghỉ hoặc khách sạn gần đó. Đồng thời, bạn cũng nên nói chuyện rõ ràng, giải thích chi tiết về việc quyết toán chi phí, ăn uống ngủ nghỉ… Với những người thân gặp khó khăn, bạn có thể giúp họ tìm kiếm việc làm, giúp họ tự lập thay vì phụ thuộc lâu dài vào bất kỳ ai đó. Chỉ khi như vậy, mối quan hệ mới có thể bền lâu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

12 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

12 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

12 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

12 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

12 giờ trước