Cổ đông chiến lược là gì? Những điều bạn cần biết về cổ đông chiến lược
BÀI LIÊN QUAN
Công nghiệp trọng điểm là gì? Tìm hiểu chung về các ngành công nghiệp trọng điểm nước taKinh doanh dịch vụ là gì? Tất tần tật thông tin về các hình thức kinh doanh dịch vụĐa cấp là gì? Tất cả những điều cần biết về kinh doanh đa cấpCổ đông chiến lược là gì?
Khái niệm cổ đông chiến lược
Theo như quy định của Pháp luật, ta có thể lý giải đơn giản về cổ đông chiến lược là những người đầu tư trong nước hoặc có thể là nước ngoài. Họ là những người có tiềm lực về tài chính, được hợp thức hóa bằng văn bản giấy tờ và là người có trách nghiệm hỗ trợ công ty về các khía cạnh khác nhau.
Ví dụ như về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, chuyển giao các công nghệ mới hay đáp ứng nguồn cung vật liệu và có thể cả về phát triển đầu ra sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu cổ đông?
Đi sâu hơn về mặt pháp lý, mỗi công ty cổ phần hay doanh nghiệp sẽ tối đa 3 cổ đông chiến lược và mỗi cổ đông này sẽ phải ký cam kết khả năng giữ cổ phần ít nhất 5 năm, kể từ ngày bắt đầu có hiệu lực hợp đồng. Nếu một cổ đông muốn nhượng lại hay bán cổ phần trước thời hạn thì phải được Đại hội đồng thống nhất để cùng đưa ra quyết định.
Một vài quy định về việc bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược khác được quy định cụ thể theo pháp luật như sau:
- Trường hợp các nhà đầu tư thực hiện mua trước khi đấu giá cổ phần: lúc này mức giá bán cổ phần phải thấp hơn mức giá khởi điểm đã được phê duyệt
- Trường hợp các nhà đầu tư thực hiện mua sau khi đấu giá cổ phần: lúc này mức giá bán cổ phần phải thấp hơn mức giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai này.
Những tiêu chí cần phải có của cổ đông chiến lược là gì?
Nếu nói, mỗi công ty hay doanh nghiệp có thể mua lại cổ phần của một công ty hay doanh nghiệp khác để trở thành cổ đông thì cũng chưa đủ. Ngoài việc đầu tư thêm vốn thì cũng song song tồn tại những yêu cầu tiên quyết mang tính bắt buộc mà các nhà đầu tư cần đạt được để trở thành cổ đông chiến lược.
Hơn nữa, những yêu cầu này còn được chia ra làm 2 đối tượng riêng biệt, đó là cổ đông chiến lược trong nước và cổ đông chiến lược nước ngoài. Cụ thể:
Đối với cổ đông trong nước
Những yêu cầu về cổ đông trong nước thông thường sẽ khắt khe hơn một chút. Để đáp ứng được những điều kiện này thì một nhà đầu tư cần phải:
- Đây phải là một doanh nghiệp, và đặc biệt ở đây là doanh nghiệp này phải có năng lực quản trị tốt (điều này sẽ được kiểm định trước khi quyết định).
- Yêu cầu về tổng tài sản doanh nghiệp phải đạt đủ 3.000 tỷ đồng. Mức tài sản này phải đạt được vào trước năm đăng ký tham gia làm cổ đông.
- Tiêu chí về tài sản để bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ nguồn vốn góp.
- Không được có nợ xấu hay tham gia vào làm cổ đông bất kỳ nào của một doanh nghiệp tín dụng nào tại Việt Nam vào thời điểm đó. Tuy nhiên, trường hợp nếu cổ đông đăng ký đó là một doanh nghiệp tín dụng thì phải đáp ứng tiêu chí là tỷ lệ nợ xấu của năm trước đó thấp hơn 2% và có tỷ lệ hoàn vốn trên 10%. Đặc biệt tổ chức tín dụng này không được mua cổ phần của ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa mà ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa là cổ đông.
- Tất cả những văn bản đều được ký kết trên sự đồng thuận của cả 2 bên, và bên cổ đông chiến lược phải đảm bảo thời gian thực hiện tối thiểu là 5 năm từ ngày ký quyết định.
Đối với cổ đông nước ngoài
Về cơ bản, những quy định về thời gian để thực hiện cam kết là giống nhau. Tuy nhiên với cổ đông nước ngoài thì sẽ có một vài quy định khác nữa mà các cổ đông nước ngoài cần phải biết đó là:
- Tổng tài sản của doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải tính trên đồng tiền tệ quy đổi là đô la Mỹ (USD). Mốc tổng tài sản này của doanh nghiệp phải đạt được con số trên 20 tỷ USD tính đến năm trước của năm đăng ký trở thành cổ đông.
- Doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trên 5 năm tính theo giấy tờ hợp pháp.
- Không phải là cổ đông tại bất kỳ tổ chức một tín dụng nào tại Việt Nam
- Có xếp hạng về mức tín nhiệm độc lập quốc tế do các tổ chức, bảo đảm có đủ khả năng để đáp ứng được tất cả các hoạt động tài chính, thậm chí là theo chiều hướng bất lợi nhất.
- Vẫn hợp thức hóa bằng văn bản tối thiểu 5 năm theo quy định pháp luật.
Trên đây là những quy định chung về điều kiện để được trở thành một cổ đông chiến lược của công ty đối với cổ đông trong nước và nước ngoài mà bạn nên tham khảo.
Lợi ích của công ty khi có cổ đông chiến lược là gì?
Mỗi doanh nghiệp đều có tiêu chí chọn lựa cổ đông rất khắt khe để đem lại sự đảm bảo tốt nhất cho mình. Dưới đây là những lợi ích mà một cổ đông chiến lược có thể đem lại cho công ty:
- Yêu cầu trên hết của một cổ đông chiến lược là khả năng quản trị. Điều này giúp mức độ và năng lực điều hành của doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn khi có cổ đông.
- Cùng hợp tác phát triển, phía bên doanh nghiệp cũng đỡ tổn thất hơn nếu xuất hiện rủi ro.
- Có khả năng tiếp thu cũng như chuyển giao được những công nghệ mới và đẩy mạnh phát triển.
- Khi ký kết hợp đồng, 2 bên đã hợp thức hóa về những lợi ích cũng như trách nhiệm và lợi nhuận,... một cách minh bạch. Nhiệm vụ của cả 2 bên là phải thực hiện một cách nghiêm túc những điều lệ ký kết đó.
- Không chỉ có trách nghiệm hỗ trợ về công nghệ kỹ thuật nếu có, các cổ đông có thể trở thành những cố vấn cho doanh nghiệp đó và là bên đảm bảo về đầu ra cho sản phẩm hay thị trường cung ứng.
Một cổ đông có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Chính vì thế, bạn cần phải biết lựa chọn một cách phù hợp. Điều này cần dựa vào rất nhiều tiêu chí cơ bản như về lĩnh vực hoạt động, các mạng lưới phân phối,thị trường hoạt động,...
Một số hạn chế về cổ đông chiến lược
Bất kỳ điều gì cũng luôn tồn tại hai mặt riêng biệt những ưu điểm và hạn chế. Cổ đông chiến lược cũng tiềm ẩn những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi hợp tác.
- Khi có cổ đông chiến lược thì đồng nghĩa với việc quyền hạn của doanh nghiệp sẽ không còn như trước mà mọi quyết định mà doanh nghiệp đưa ra đều phải được sự đồng thuận của cả đôi bên. Điều này dẫn đến mọi quyết định sẽ không được linh hoạt.
- Trong một vài trường hợp việc này còn có thể dẫn đến mất quyền quản lý doanh nghiệp của chính mình.
- Mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể bị chậm lại do cần phải có sự can thiệp và sự cố vấn từ đối tác chiến lược.
- Nếu có thêm cổ đông chiến lược, công việc truyền thông nội bộ của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn thêm một chút.
Tổng kết
Như vậy, ta đã hiểu cổ đông chiến lược là gì cùng những lợi ích và hạn chế của cổ đông chiến lược đối với sự phát triển của công ty. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cổ đông chiến lược và vận dụng hiệu quả trong công ty mình.