CMF là gì? Bật mí những thông tin chi tiết về CMF
CMF là gì?
Khối lượng dòng tiền hiểu cách đơn giản chính là lượng tiền giao dịch tài sản (mua bán) trong một giai đoạn nhất định. Cụ thể, khối lượng dòng tiền sẽ cho biết trong một khoảng thời gian nhất định, có bao nhiêu tiền được đổ ra ngoài thị trường.
Khối lượng dòng tiền sẽ thể hiện được mức độ quan tâm của các nhà đầu tư đến tài sản giao dịch. Khối lượng dòng tiền lớn cho thấy rằng nhà đầu tư đang rất quan tâm đến tài sản, ngược lại, khi khối lượng dòng tiền giảm đi chứng tỏ nhà đầu tư ít quan tâm hoặc đang chần chừ giữa các quyết định.
Chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF) có nghĩa là Dòng tiền Chaikin. Đây là chỉ báo được phát triển bởi Marc Chaikin vào năm 1966.
Marc Chaikin hoạt động trên thị trường với tư cách là một nhà môi giới chứng khoán, nhà giao dịch, một nhà phân tích và là trưởng bộ phận Quyền chọn của một broker lớn tại Phố Wall. Vào năm 2011, Marc Chaikin cùng các cộng sự của mình đã thành lập nên Chaikin Analytics, một nền tảng chuyên cung cấp các ý tưởng, phân tích giao dịch chứng khoán đã được kiểm chứng cho nhà đầu tư. Các phân tích, ý tưởng này được thực hiện dựa trên Chaikin Power Gauge, mô hình alpha 20 nhân tố đã được chứng minh hiệu quả trong việc xác định tiềm năng cổ phiếu.
Chỉ báo CMF tốt hơn các chỉ báo truyền thống ở chỗ là nó có thể đo lường được khi nào dòng tiền lớn tích lũy gom hàng, khi nào phân phối xả hàng. Hay nói theo cách khác nếu bạn biết cách sử dụng CMF, bạn sẽ biết được thị trường sẽ đi về hướng nào và có bị làm giá hay không, đó chính là điểm mạnh nhất của CMF.
Công thức tính
Chu kỳ được mặc định của chỉ báo CMF trong phần mềm là 20 kỳ, nhưng các trader thì thường sẽ sử dụng chu kỳ là 20 hoặc 21, 21 cũng là con số được chủ nhân của chỉ báo này sử dụng.
CMF (21) = Tổng khối lượng dòng tiền trong 21 kỳ/Tổng khối lượng giao dịch trong 21 kỳ.
Trong đó:
Khối lượng dòng tiền của mỗi kỳ = Hệ số dòng tiền x Khối lượng giao dịch
Hệ số dòng tiền mỗi kỳ = [ (Close – Low) – (High – Close) ]/ (High – Low)
Với: Close, High, Low lần lượt chính là giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất mỗi kỳ hay mỗi phiên giao dịch.
Các giá trị CMF có thể âm hoặc dương do hệ số dòng tiền có thể âm hoặc dương và nó dao động trong khoảng từ -1 đến 1, vì thế, đường ngang 0.0 được chọn làm đường trung tâm của chỉ báo này.
Các vấn đề liên quan đến chỉ báo CMF
Trước khi đi vào tìm hiểu cách giao dịch với chỉ báo CMF, cùng đi xem xét 3 vấn đề liên quan đến chỉ báo này.
Ý tưởng của chỉ báo Chaikin Money Flow
Đây chính là việc so sánh giá đóng cửa và khối lượng với phạm vi giao dịch của tài sản (giá cao nhất – giá thấp nhất) để xem xét dòng tiền của tài sản đó trong một khoảng thời gian xác định, đó là dòng tiền chảy vào hay dòng tiền chảy ra khỏi thị trường. Cụ thể, khi chỉ báo CMF tăng lên cho thấy dòng tiền đang chảy vào thị trường, có nhiều người mua cổ phiếu hơn. Ngược lại, khi CMF giảm, chứng tỏ dòng tiền đang bắt đầu chảy ra khỏi thị trường chứng khoán, có nhiều người bán chứng khoán hơn.
Ban đầu, Marc Chaikin phát triển chỉ báo này và sử dụng nó vào các giao dịch chứng khoán. Nhưng hiện nay, chỉ báo này đang được sử dụng rộng rãi trên nhiều thị trường tài chính khác nhau, đặc biệt là forex vì tính chất dòng tiền có thể phù hợp trên bất kỳ một loại thị trường nào.
Dòng tiền và giá
Dòng tiền chính là động lực để thúc đẩy đà tăng/giảm của giá và giá chỉ là kết quả của sự vận động của dòng tiền. Trong một xu hướng tăng, nếu như dòng tiền tăng mạnh theo xu hướng của giá thì giá sẽ càng tăng lên cao hơn, nếu như dòng tiền giảm thì cảnh báo về dấu hiệu đảo chiều xu hướng. Và ngược lại đối với một xu hướng giảm.
Chính vì vậy, dòng tiền thường sẽ đi trước diễn biến của giá và dòng tiền phải “ủng hộ” giá thì xu hướng mới được bền vững, nếu không xu hướng sẽ dễ bị gãy.
Chỉ báo Chaikin Money Flow phù hợp với mọi loại tài sản.
Theo cách phân tích dòng tiền cổ điển thì các cổ phiếu/ tài sản có giá trị vốn hóa lớn mới có khối lượng giao dịch lớn. Chính vì thế, khi xem xét đến các dòng tiền, người ta chỉ tính đến các dòng tiền lớn. Chỉ báo CMF đã loại bỏ được các biến số về vốn hóa thị trường ra khỏi công thức tính nên nó được sử dụng rộng rãi hơn, phù hợp với mọi loại tài sản có dòng tiền, bất kể là dòng tiền lớn hay nhỏ.
Áp dụng vào thị trường hàng hoá
Giao dịch thuận xu hướng với tín hiệu giao cắt giữa đường CMF với đường 0.0
CMF ở trên mức 0 – tín hiệu bull – chỉ báo cho thấy dấu hiệu áp lực mua – giai đoạn tích luỹ
CMF ở dưới mức 0 – tín hiệu bear – chỉ báo cho thấy dấu hiệu áp lực bán – giai đoạn phân phối
Vì vậy mà chúng ta sẽ đặt lệnh mua khi CMF ở trên mức 0, và bán khi CMF ở dưới mức 0.
Quan sát vào các giá trị của chỉ báo trước khi trade có thể cho ta thấy áp lực mua/ bán đã diễn ra trong bao lâu và độ duy trì của chúng. Ví dụ, áp lực bán (phân phối) kéo dài cho thấy rằng chỉ số cảm xúc (sentiment) có thể duy trì dưới 0 trong ngày.
Một cách khác để phân tích CMF là chúng ta sẽ nhìn vào cường độ của nó. Cường độ mà cao là áp lực mạnh hơn. Ví dụ CMF ở trên 0.10 là đủ để xác nhận tín hiệu bull, CMF ở trên 0.25 là tín hiệu áp lực mua rất mạnh
CMF indicator cho tín hiệu để xác nhận breakout tại các mức hỗ trợ/kháng cự rất tốt, đặc biệt tại các đường trendline. Ví dụ nếu giá phá vỡ một trendline đi lên, để xác nhận CMF sẽ cắt đường 0 hướng xuống, cho thấy rằng thị trường đã sẵn sàng để bán. Cần lưu ý rằng CMF là một indicator bị trễ (lagging indicator) vì vậy nó sẽ cần chút thời gian để có thể đưa ra tín hiệu, không phù hợp lắm với các Trader máu lửa.
Một phân kỳ giữa giá và CMF sẽ đưa ra những tín hiệu sớm về một sự suy yếu của xu hướng. Khi giá chạm đỉnh mới và CMF thì không thể tạo ra phân kỳ giá giảm khi áp lực bán bắt đầu hình thành; đảo chiều có thể xảy ra. Tín hiệu này khá là giống với chỉ báo MACD
Giao dịch với tín hiệu phân kỳ/hội tụ giữa đường CMF và đường giá.
Đây là một chiến lược giao dịch rất là quen thuộc đối với nhóm chỉ báo dao động và chiến lược này cũng được áp dụng trên chỉ báo Chaikin Money Flow.
Hội tụ: Khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng CMF tạo đáy cao hơn, cho thấy rằng đà giảm của giá đang yếu đi, thị trường có khả năng sẽ đảo chiều tăng: Tín hiệu vào lệnh Buy.
Phân kỳ: Khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng CMF tạo đỉnh thấp hơn, cho thấy rằng đà tăng của xu hướng đang yếu đi, thị trường có khả năng sẽ đảo chiều giảm: Tín hiệu vào lệnh Sell.
Giao dịch với tín hiệu phân kỳ/ hội tụ cũng chính là một loại giao dịch đảo chiều vì vậy mà sẽ khó tiếp cận hơn rất nhiều so với giao dịch thuận xu hướng. Hơn thế, CMF cũng không phải là “chén thánh” nên sẽ không có chuyện là các tín hiệu tạo ra bởi chỉ báo này luôn luôn đúng. Chính vì vậy nên khi sử dụng CMF, đòi hỏi các nhà đầu tư phải biết cách để kết hợp thêm các công cụ phân tích kỹ thuật khác như là: chỉ báo, các mô hình giá, mô hình nến và giao dịch theo tin tức…
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã giải thích CMF là gì cũng như những thông tin liên quan đến chỉ báo CMF. Trong số các chỉ báo thì CMF chính là chỉ báo tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất, không chỉ các trader thông thường mà cả những trader chuyên nghiệp cũng cực kỳ ưa chuộng. Dù không phải là “chén thánh” nhưng nếu bạn luyện tập sử dụng chỉ báo này thường xuyên cũng như tích lũy kinh nghiệm và tự tạo ra bí quyết riêng của mình sẽ trở thành vũ khí lợi hại giúp các bạn kiếm được tiền từ thị trường này.